Những năm trước đây, Viê ̣t Nam rất thiếu Thông tin thuốc , thiếu từ nguồn thông tin đến một hệ thống tổ chức về thông tin, thiếu một cơ chế thu thập và cung ứng thông tin…Ngày nay, cùng với sự phát triển của tin học, sự mở cửa thị trường nói chung và thị trường thuốc nói riêng đã làm cho tình hình Thông tin thuốc tiến bộnhanh chóng.
2.1.Sự hình thành và phát triển của hệ thống Thông tin thuốc :
- Với sự hỗ trợ chuyên gia, trang thiết bị và cơ sở dữ liệu của tổ chức SIDA- Thụy Điển, Viê ̣t Nam đã thành lập Trung tâm Theo dõi phản ứng có hại của thuốc đầu tiên tại Hà Nội (1994) và Trung tâm Thông tin thuốc và ADR tại thành phố Hồ Chí Minh (1997) đồng thời trở thành thành viên của Hệ thống theo dõi ADR quốc tế vào năm 1998
- Từ năm 2003, theo hướng dẫn của Bộ y tế , nhiều bệnh viện đã có đơn vị Thông tin thuốc , hoạt động THÔNG TIN THUỐC và theo dõi ADR đã được các bệnh viện đưa vào hoạt động của mình như là những nội dung chính của công tác Dược lâm sàng bệnh viện
-Ngày 24/3/2009 BYT đã ra Quyết định số 991 thành lập Trung tâm quốc gia về Thông tin thuốc (DI) và theo dõi ADR đặt tại Đại học dược Hà Nội đã nâng cao tầm quan trọng của công tác Thông tin thuốc và Cảnh giác dược để việc sử dụng thuốc của mọi đối tượng liên quan đến các dược phẩm dùng cho người ngày càng được đưa vào nề nếp.
Đây là đơn vị đầu ngành về Thông tin thuốc và Cảnh giác dược ở tuyến trung ương, có chức năng giúp Bộ y tế xây dựng và cung cấp cơ sở dữ liệu thông tin về thuốc bao gồm cả thông tin về Cảnh giác Dược, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế, tư vấn dịch vụ về Thông tin thuốc và Cảnh giác dược .
141
- Ngày 08 tháng 8 năm 2013 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 21/2013/TT-BYT về việc hướng dẫn tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) tại các BV. Theo đó thì một trong những nhiệm vụ của HĐT&ĐT của BV là phải Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR).
2.2. Cơ cấu tổ chức:
- Hệ thống các trung tâm Thông tin thuốc và theo dõi tác hại của thuốc từ trung ương đến cơ sở đều chưa hoàn chỉnh về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ.
- Hiệu quả hoạt động của các trung tâm Thông tin thuốc phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài trợ, dự án và chưa có sự phối hợp với nhau.
- Tại các cơ sở điều trị, đơn vị Thông tin thuốc thành lập nhưng hầu như không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả, còn mang nặng tính hình thức, chưa có nội dung, phương hướng hoạt động cụ thể.
- Các nhà sản xuất dược phẩm của Viê ̣t Nam , các nhà phân phối của Viê ̣t Nam và của nước ngoài mới chỉ chú trọng đến phần quảng bá sản phẩm và xem nhẹ phần Thông tin thuốc .
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào Thông tin thuốc hiện nay, kể cả các bệnh viện lớn đầu ngành cũng còn hết sức chậm chạp.
Theo báo cáo của Trung tâm DI& ADR Quốc gia, điều tra tại 14 BV lớn và 6 trường đại học Y dược ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Huế, Thái Nguyên với tổng số người tham gia là 174 người gồm BS, DS, điều dưỡng và giảng viên thì nguồn thông tin chủ yếu của cán bộ y tế Viê ̣t Nam vẫn là tra cứu trong các sách và tạp chí như Dược thư quốc gia, VIDAL, MIMS, thông tin dược lâm sàng, dược học...Tỉ lệ các cán bộ y tế sử dụng phần mềm và các website để tra cứu thông tin rất thấp.
Ngay cả ở các bệnh lớn đầu ngành, có nơi khoa Dược vẫn chưa được nối mạng internet, khiến cho việc tra cứu thông tin của các Dược sỹ cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các Bệnh viện xa trung tâm.
2.3. Cơ sở vật chất, trụ sở và trang thiết bị.
Trung tâm Thông tin thuốc hiện nay hoạt động hoàn toàn nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, vì vậy chưa có sự định hướng lâu dài.
- Cơ sở vật chất của các Trung tâm Thông tin thuốc chưa được trang bị đầy đủ để phục vụ hữu hiệu cho hoạt động Thông tin thuốc .
- Hệ thống cơ sở dữ liệu Thông tin thuốc còn rất hạn chế ở cả TW cũng như tuyến cơ sở.
142
- Tại các cơ sở điều trị, đơn vị Thông tin thuốc thành lập nhưng hầu như không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả, còn mang nặng tính hình thức, chưa có nội dung, phương hướng hoạt động cụ thể.
- Các nhà sản xuất dược phẩm của Viê ̣t Nam , các nhà phân phối của Viê ̣t Nam và của nước ngoài mới chỉ chú trọng đến phần quảng bá sản phẩm và xem nhẹ phần Thông tin thuốc .
2.4. Đội ngũ nhân lực
- Theo một khảo sát của Trung tâm quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc, hiện nay chỉ mới có khoảng 23% đơn vị Thông tin thuốc trong bệnh viện có dược sỹ chuyên trách, mà phần lớn trong số này là các bệnh viện đầu ngành. Dược sỹ lâm sàng lại càng thiếu, tỷ lệ này là 0,045/100 giường bệnh.
- Thiếu đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản về Thông tin thuốc .
- Biên chế cho công tác này chưa được bố trí phù hợp và đầy đủ cả về số lượng và trình độ chuyên sâu.
- Việc tập huấn và đào tạo về nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác Thông tin thuốc chưa được tiến hành đồng bộ và thường xuyên.
- Kiến thức của cán bộ làm Thông tin thuốc về bệnh học, dược lâm sàng còn hạn chế. Vì vậy việc tư vấn sử dụng thuốc trên lâm sàng cho cán bộ y tế còn gặp nhiều khó khăn.
- Năng lực về ngoại ngữ, kỹ năng ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin để tìm và phân tích thông tin còn hạn chế .
2.5. Các hoạt động chính của Hệ thống Thông tin thuốc.
-Từ khi các đơn vị Thông tin thuốc trong bệnh viện được thành lập, hoạt động Thông tin thuốc và theo dõi ADR đã được các bệnh viện trên toàn quốc đưa vào hoạt động của mình như là những nội dung chính của công tác dược lâm sàng bệnh viên.
-Với những hình thức thu thập, lưu trữ và xử lý Thông tin thuốc đã góp phần làm cho việc dùng thuốc của các bệnh viện đi vào đúng quỹ đạo, đáp ứng nhu cầu của thầy thuốc và bệnh nhân về việc dùng thuốc, đem lại hiệu quả to lớn trong các phác đồ điều trị, giúp việc sử dụng thuốc được tốt hơn, phòng tránh, khắc phục được những ADR trong quá trình dùng thuốc.
-Cập nhật thông tin từ các cơ quan quản lý dược phẩm trên thế giới và các thông tin y tế đáng chú ý trong nước.
-Tiếp nhận, trả lời các yêu cầu về Thông tin thuốc cho các cơ quan quản lý: Tra cứu thông tin từ y văn, tổng hợp số liệu từ cơ sở dữ liệu của trung tâm và thế giới.
143
-Trả lời các câu hỏi Thông tin thuốc từ các cá nhân/đơn vị yêu cầu: Tiếp nhận câu hỏi, lưu câu hỏi vào CSDL, tra cứu tài liệu, thưc hiện các thủ tục chuyển và lấy ý kiến chuyên gia, đối chiếu, trả lời cá nhân/đơn vị yêu cầu, lưu câu trả lời vào CSDL.
-Xây dựng kế hoạch và biên soạn, các nội dung trong CSDL.tra cứu Thông tin thuốc, phiên bản điện tử dành cho cán bộ y tế
-Hỗ trợ các bệnh viện xây dựng tài liệu Thông tin thuốc như danh sách tương tác thuốc đáng chú ý, hướng dẫn sử dụng kháng sinh dạng tiêm truyền, bản tin Thông tin thuốc…
-Tham gia đào tạo, tập huấn cho cán bộ y tế về Thông tin thuốc và cảnh giác dược.
3. Mạng lưới Thông tin thuốc ở Viê ̣t Nam . 3.1.Mạng lưới Thông tin thuốc
-Cần có trung tâm Thông tin thuốc 3 cấp: + Quốc gia.
Hình 7.1. Sơ đồ mạng lưới Thông tin thuốc Việt Nam + Địa phương (vùng, tỉnh).
+ Cơ sở (quận, huyện, bệnh viện, cơ ở đào tạo và nghiên cứu);
- Các cấp thông tin quan hệ qua lại (cung cấp và phản hồi) theo cấu trúc tam giác (hay hình nón): đáy lá các tuyến cơ sở, lên trên là tuyến địa phương và đỉnh là tuyến quốc gia.
a) Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc đóng vai trò là đơn vị đầu mối của hệ thống kỹ thuật quốc gia trong chỉ đạo và giám sát các nội dung liên quan đến chuyên môn Thông tin thuốc và cảnh giác dược;
b) Ba trung tâm khu vực ở ba miền Nam, Trung, Bắc là đơn vị đầu mối của ba khu vực trong chỉ đạo và giám sát các nội dung liên quan đến chuyên môn Thông tin thuốcvà cảnh giác dược; Các Trung tâm này chịu sự chỉ đạo của Trung tâm quốc gia về chuyên môn và có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo lên Trung tâm quốc gia về các hoạt động liên quan đến công tác Thông tin thuốcvà cảnh giác dược;
144
c) Các đơn vị Thông tin thuốc và cảnh giác dược của khối bệnh viện, trung tâm y tế huyện trực thuộc tỉnh và các bệnh viện tư nhân được coi là một phần của mạng lưới; là các đơn vị vệ tinh trong triển khai và quản lý các nội dung liên quan đến chuyên môn Thông tin thuốcvà cảnh giác dược tại đơn vị. Các đơn vị này có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tới các trung tâm khu vực và trung tâm quốc gia về các hoạt động liên quan đến công tác Thông tin thuốcvà cảnh giác dược của đơn vị mình.
3.2.Trung tâm Quốc gia Thông tin thuốc và theo dõi ADR. 3.2.1.Chức năng :
Chức năng chính
- Thu thập, đánh giá, tổng hợp, sắp xếp các thông tin liên quan đến thuốc và sức khỏe.
- Triển khai một hệ thống tra cứu tin nhanh chóng, chính xác và phân tích hệ thống bằng máy tính.
Hình 7.1. Sơ đồ mạng lưới Thông tin thuốc Việt Nam
- Cung cấp những dịch vụ thông tin hiệu quả và đắc lực về thuốc chữa bệnh, chất độc liên quan đến sức khỏe cho nhân viên y tế và quần chúng nhân dân để chăm sóc sức khỏe người bệnh tốt hơn.
- Trung tâm là đơn vị đầu ngành về Thông tin thuốc và Cảnh giác dược ở tuyến Trung ương, có chức năng giúp Bộ Y tế xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thuốc bao gồm cả thông tin về cảnh giác dược;đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế và tư vấn, dịch vụ trong lĩnh vực Thông tin thuốc và cảnh giác dược theo đúng quy định của pháp luật.
3.2.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu về Thông tin thuốc và cảnh giác dược: Trung tâm DI & ADR Quốc gia Trung tâm KV Miền Nam Các cơ sở Y tế Trung tâm KV Miền Trung Các cơ sở Y tế Trung tâm KV Miền Bắc Các cơ sở Y tế Các Chương Trình Y tế QG Các cơ sở Y tế
145
Xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu thông tin về thuốc và cảnh giác dược cập nhật phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam;
Thu thập, phân tích, thẩm định, tổng hợp báo cáo cho các cơ quan quản lý và phản hồi tới các cơ sở điều trị về ADR, thuốc kém chất lượng, sử dụng thuốc không đúng cách gây sự cố bất lợi của thuốc đối với người bệnh;
Cung cấp Thông tin thuốc và cảnh giác dược cho các cơ quan quản lý phục vụ cho công tác thẩm định, đăng ký, hướng dẫn sử dụng thuốc, xây dựng và sửa đổi hướng dẫn điều trị bệnh, danh mục thuốc thiết yếu và dược thư quốc gia;
Cung cấp thông tin về thuốc và cảnh giác dược cho các tổ chức, cá nhân có liên quan thông qua các hình thức: trang web, trực tuyến, xuất bản các ấn phẩm (tạp chí, tờ rơi, thư tín).
- Đào tạo cán bộ:
Tham gia đào tạo sinh viên và học viên sau đại học về Thông tin thuốc và cảnh giác dược;
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về Thông tin thuốc và cảnh giác dược cho các cán bộ y tế.
- Nghiên cứu khoa học:
Tổ chức nghiên cứu khoa học trong các hoạt động thu thập, thẩm định, đánh giá Thông tin thuốc, cảnh giác dược nói chung và ADR nói riêng;
Tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến Thông tin thuốc và cảnh giác dược.
- Chỉ đạo tuyến:
Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn cho các đơn vị Thông tin thuốc và ADR khu vực và cơ sở;
Kiểm tra, giám sát các hoạt động thuộc mạng lưới Thông tin thuốc và ADR quốc gia.
- Hợp tác quốc tế:
Hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực và trên thế giới về lĩnh vực Thông tin thuốc và cảnh giác dược;
Tổ chức và tham gia các hội thảo trong nước và quốc tế về Thông tin thuốc và cảnh giác dược.
- Tư vấn, dịch vụ:
Tư vấn Thông tin thuốc cho các cơ sở y tế, cán bộ y tế, đơanh nghiệp và cộng đồng;
Tổ chức các hoạt động dịch vụ về Thông tin thuốc và ADR theo yêu cầu và đơn đặt hàng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
146
3.3..Vai trò Thông tin thuốc ở tuyến vùng, tỉnh
+Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, huấn luyện thông tin cho tuyến cơ sở;
+Thu thập các thông tin phản hồi, ADR, khuyết tật của thuốc từ tuyến cơ sở để xử lý hoặc đưa lên tuyến quốc gia.
3.4.Vai trò Thông tin thuốc ở quận, huyện, bệnh viện
+Cung cấp Thông tin thuốc cho các bác sĩ, dược sĩ, cán bộ y tế trong bệnh viện và cộng đồng (thu thập, xử lý, biên tập, lưu trữ, phân phát thông tin);
+Thu thập thông tin phản hồi, ADR, nhược điểm của thuốc để báo lên cấp trên.
3.5. Nhiệm vụ của dược sỹ trong cung cấp Thông tin thuốc.
Tổ chức y tế thế giới và nhiều nước thừa nhận vai trò then chốt của dược sĩ trong việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và ít tốn kém. Đã là dược sĩ trước hết phải nắm vững kiến thức về sử dụng thuốc và truyền đạt kiến thức đó cho các cho các đồng nghiệp y tế, cho bệnh nhân, cho quần chúng nhân dân để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Nói cách khác dược sĩ nói chung nhất là dược sĩ làm việc trong các cơ sở khám chữa bệnh điều trị và các cơ sở cung ứng, phân phối bán và cấp thuốc phải cung cấp thông tin về thuốc cho:
- Các thầy thuốc kê đơn
- Các nhân viên y tế điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân. - Các bệnh nhân.
- Các người dùng thuốc.
- Các cán bộ quản lý liên quan đến thuốc. - Cho quảng đại quần chúng nhân dân.
Từ đó thấy rằng người dược sĩ phải là một chuyên gia giỏi về thuốc để Thông tin thuốc. Để làm được nhiệm vụ này Dược sĩ phải được đào tạo đầy đủ về dược lý, dược động học, cả những kiến thức cơ bản liên quan đến bệnh học, y sinh học…