Điều kiện để triển khai hoạt động của Đơn vị Thông tin thuốc

Một phần của tài liệu hệ thống thông tin thuốc 1 (Trang 161 - 164)

Tuỳ thuộc vào tuyến và mức độ công tác thông tin mà thiết bị cần thiết cũng khác nhau. Nên tận dụng các điều kiện hiện có của khoa Dược.

5.1.Nguồn nhân lực.

- Số lượng cán bộ phụ thuộc các hoạt động triển khai và thời gian làm việc của đơn vị.

- Đội ngũ nhân sự nên có dược sĩ lâm sàng làm việc chuyên trách.

+Dược sĩ có vai trò then chốt trong cung cấp Thông tin thuốc cho bác sĩ kê dơn, điều dưỡng, bệnh nhân, cán bộ quản lý liên quan đến thuốc và cộng đồng;

+Để làm tốt công tác Thông tin thuốc đối với Hội đồng Thuốc và Điều trị, với thầy thuốc và bệnh nhân, người dược sĩ phải làm công việc gọi là “tiếp cận lâm sàng” (theo dõi bệnh nhân theo dõi các ca lâm sàng), cần có phương pháp thích hợp và thái độ đúng mực trong giao tiếp (khiêm tốn, tự tin, chu đáo, thận trọng,...).

Yêu cầu đối với cán bộ:

– Kiến thức và kinh nghiệm lâm sàng. – Một số kỹ năng khác:

- Phân tích y văn.

- Biên soạn tài liệu và quản lý thư viện. - Nhiệt tình, ham hiểu biết, có trách nhiệm. - Biết ngoại ngữ, tối thiểu là tiếng Anh. - Được đào tạo về nghiệp vụ thông tin.

162 - Có kiến thức dược lý, dược lâm sàng. - Có kiến thức sử dụng thuốc trên lâm sàng.

Trách nhiệm của người quản lý bao gồm:

+Thiết lập và duy trì nguồn tài chính. + Tuyển dụng và sắp xếp cán bộ. + Đào tạo.

+ Đẩy mạnh hoạt động của đơn vị.

+ Xác định và duy trì các nguồn lực phù hợp. + Quản lý và báo cáo dữ liệu.

+ Đảm bảo và nâng cao chất lượng.

+Giữ liên lạc với các đồng nghiệp, các tổ chức chuyên môn, mạng lưới, trường đại

học và các cơ quan Nhà nước. + Phát triển chiến lược.

Một số cán bộ khác:

– Nhân viên văn phòng.

– Các chuyên gia lâm sàng làm việc kiêm nhiệm.

- Kết hợp một đơn vị Thông tin thuốc đã hoạt độnghiệu quả với một đơn vị mới thành lập để trao cán bộ nhằm giáo dục, đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm .

5.2.Nguồn cơ sở dữ liệu

- Đơn vị nên có một thư viện các nguồn tài liệu thường dùng.

-Các nguồn cơ sở dữ liệu, bao gồm: sách tra cứu, cơ sở dữ liệu điện tử, các báo cáo, bản tin, cứu, cơ sở dữ liệu điện tử, các báo cáo, bản tin, tạp chí khoa học.

- Để tìm kiếm thông tin hiệu quả, cần hiểu rõ về các nguồn tài liệu hiện có và mặt hạn chế của mỗi tài liệu, về việc sử dụng các thuật ngữ và chức năng của mỗi cơ sở dữ liệu tra cứu.

Một số sách tra cứu cần thiết tối thiểu: +AHFS Drug information,

+Martindale,

+The Complete Drug Reference, +British National Formulary, +Dược thư Quốc gia, Dược điển

+Sách dược lý học (như Goodman and Gilman’s Pharmacologic Basic of Ther- apeutics)

+ Sách về bệnh học và dược điều trị như: Harrison’s Principles of Internal +Medicine – nguyên tắc dùng thuốc trong nước – Harrison)

163 + Tài liệu tra cứu về tính sẵn có của thuốc.

5.3.Trang thiết bị:

Các trang thiết bị cơ bản cần có:

-Đồ đạc văn phòng: bàn, ghế, giá sách.

-Thiết bị liên lạc: điện thoại, máy fax, kết nối internet. -Máy tính – máy in.

- Phần mềm: soạn thạo văn bản và bài thuyết trình, lưu trữ cơ sở dữ liệu. - Máy photocopy.

• Sách tra cứu và các nguồn thông tin điện tử.

5.4.Kinh phí hoạt động.

* Các nguồn kinh phí hoạt động có thể huy động: - Các Cơ quan Quản lý Nhà nước.

-Các dự án hỗ trợ thuốc thiết yếu. - Các tổ chức chuyên môn.

- Các tổ chức chuyên môn.

- Trường đại học hoặc các Chương trình đào tạo. - Các tổ chức phi chính phủ.

*Các nguồn kinh phí khác: a/Các hãng dược phẩm:

-Cân nhắc thận trọng, không để ảnh hưởng đến các khuyến cáo & phân tích độc lập của đơn vị Thông tin thuốc.Thông thường, nguồn hỗ trợ này được sử dụng cho các kế hoạch đơn lẻ, như thay máy photocopy.

b/ Dịch vụ cung cấp thông tin có trả tiền: Nên tiến hành dần dần khi hiệu quả của đơn vị đã đượccông nhận rộng rãi.

5.5.Đào tạo nhân lực

a/Yêu cầu đào tạo đối với cán bộ làm công tác Thông tin thuốc: - Kiến thức và kinh nghiệm lâm sàng.

- Kỹ năng giao tiếp để tiếp nhận và hiểu câu hỏi. - Hiểu biết về tất cả các nguồn tài liệu hiện có. - Kỹ năng tìm kiếm y văn.

- Hiểu biết về tất cả các nguồn tài liệu hiện có. - Khả năng phân tích tài liệu.

- Kỹ năng viết.

- Khả năng xử lý các thông tin phức tạp hoặc không đồng nhất. b/Tiến hành đào tạo liên tục:

164

-Chương trình đào tạo gồm các chủ đề về lâm sàng và các kỹ năng cần thiết cho hoạt động Thông tin thuốc .

-Khuyến khích cán bộ tham gia các hoạt động nghiên cứu.

5.6.Đảm bảo chất lượng

- Lưu trữ các câu hỏi theo một mẫu chuẩn hoặc bằng cơ sở dữ liệu điện tử. - Chuẩn hóa hoạt động ở mức cao nhất có thể ;Bao gồm:

+Đánh giá cán bộ.

+Đều đặn xem xét lại các cuộc gọi và trả lời.

+Định kỳ rà soát các nguồn lực và quy trình và trả lời, +Định kỳ rà soát các nguồn lực và quy trình.

-Kiểm tra trực tiếp đầu ra thông qua việc bình duyệt:

+Lựa chọn ngẫu nhiên một số câu hỏi và lấy ý kiến phản hồi từ người hỏi; +Nếu có thể, việc bình duyệt nên có chuyên gia bên ngoài đơn vị.

5.7.Chia sẻ trong mạng lưới Thông tin thuốc quốc gia.

Mạng lưới Thông tin thuốc có thể gồm hai hoặc nhiều đơn vị Thông tin thuốc và liên kết với các trung tâm khu vực và quốc gia. Chia sẻ trong mạng lưới giúp:

– Chia sẻ các nguồn lực và kinh nghiệm. – Thiết lập quy trình hoạt động chuẩn.

– Tiến hành các Chương trình đảm bảo chất lượng với việc đánh giá từ các chuyên gia bên ngoài đơn vị.

– Đào tạo giữa các đơn vị hoặc trung tâm lẫn nhau.

– Tăng cường sự hiểu biết về thực hành Thông tin thuốc ở các vùng khác nhau.

Một phần của tài liệu hệ thống thông tin thuốc 1 (Trang 161 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)