9. Kết cấu luận văn
1.3.5.1. Nguyên nhân khách quan từ môi trường tự nhiên, kinh tế và pháp lý
Môi trường tự nhiên:
Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phục vụ nông nghiệp và thủ công nghiệp…
Điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự báo, nó thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Vì vậy, khi có thiên tai, dịch họa xảy ra, khách hàng của ngân hàng sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, nguồn thu bị ảnh hưởng…điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng cùng gánh chịu rủi ro với khách hàng. Rủi ro do những diễn biến bất lợi của môi trường tự nhiên là loại rủi ro bất khả kháng và khi nó xảy ra thường đem lại thiệt hại lớn cho các đơn vị kinh doanh và cho các ngân hàng tài trợ
Tóm lại, nếu môi trường tự nhiên thuận lợi, sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn sẽ có điều kiện gia tăng lợi nhuận và là một trong các nhân tố góp phần hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng và ngược lại
Môi trường pháp lý
Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh tiền tệ , có tác động to lớn tới toàn bộ nền kinh tế. Bởi vậy, đòi hỏi phải được điều chỉnh bởi pháp luật và chịu sự kiểm soát khắc khe của các cơ quan quản lý Nhà nước. Sự bất lợi của môi trường pháp lý, sự kém hiệu quả của cơ quan quản lý các cấp trong việc triển khai các quy định của luật pháp sẽ đẩy ngân hàng vào điều kiện kinh doanh tín dụng với nhiều rủi ro.
Trong nền kinh tế thị trường, các yếu tố pháp lý không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì mọi hoạt động của nền kinh tế đó không thể tiến hành trôi chảy được, tương tự trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, các văn bản pháp luật liên quan không đầy đủ, đồng bộ và phù hợp sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cao và ngược lại.
Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế được phản ánh qua chu kỳ kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô từng thời kỳ và tác động của xu thế toàn cầu hóa, cụ thể:
Chu kỳ phát triển kinh tế có tác động đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Khi nền kinh tế tăng trưởng và ổn định thì hoạt động tín dụng sẽ tăng trưởng và ít rủi ro hơn. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng thì hoạt động tín dụng gặp khó khăn và rủi ro cao, do sản xuất kinh doanh của các khách hàng bị thu hẹp, không hiệu quả, hoạt động khó khăn, nhiều khách hàng bị thua lỗ hoặc bị phá sản. Nếu ngân hàng lúc này vẫn tiếp tục tăng trưởng tín dụng ở mức cao thì khả năng rủi ro, không thu được nợ sẽ tăng lên và ngược lại.
Chính sách kinh tế của Chính phủ thông qua những quy định như về thuế, chính sách xuất nhập khẩu…sẽ gián tiếp gây ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bởi các chính sách này tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các khách hàng của ngân hàng. Một đất nước mà các chính sách kinh tế thường xuyên thay đổi, khó dự đoán sẽ gây tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của các khách hàng và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay .
Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động trên toàn thế giới, vì thế sự biến động tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở nước ngoài cũng ảnh hưởng tới đời sống kinh tế, chính trị xã hội trong nước, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng.
Như vậy, nếu môi trường kinh tế thuận lợi là một trong các nhân tố góp phần hạn chế rủi ro tín dụng và ngược lại.