Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh bến lức tỉnh long an (Trang 30 - 33)

9. Kết cấu luận văn

1.3.5.3. Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

Quản trị, điều hành rủi ro tín dụng chưa hiệu quả: Liên quan đến hoạt độngxây

dựng và thực hiện quy trình tín dụng ngân hàng từ khâu nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng đến khâu thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng chưa được rà soát thường xuyên và thay đổi kịp thời, linh hoạt. Quản lý cơ cấu cho vay (Quy định cụ thể tỷ trọng cho vay theo ngành, theo lĩnh vực, theo loại hình doanh nghiệp, theo thời gian…). chưa thật sự hiệu quả, do chưa phù hợp theo sự phát triển của nền kinh tế trong một số khoảng thời gian nhất định. Việc quản lý, điều hành nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn nguồn nhân lực ngân hàng, nâng cao giá trị đạo đức hành nghề còn những bất cập. Việc nắm bắt, triển khai trang bị và ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cao

năng lực cạnh tranh, tạo công cụ quản lý chặt, nhanh cho các nhà quản lý còn hạn chế nhất định. Tổ chức bộ máy quản lý tín dụng chưa được tái cấu trúc hợp lý…..

Do chính sách tín dụng của ngân hàng chưa phù hợp:

Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn đi kèm với rủi ro có thể xảy ra. Nếu ngân hàng chấp nhận tăng trưởng nóng điều này cũng đánh đổi với việc chấp nhận rủi ro cao, tỷ lệ nợ xấu tăng cao nếu chính sách tín dụng không phù hợp và ngược lại.

Không tuân thủ qui trình tín dụng đặc biệt thẩm định tín dụng chưa hiệu quả

Xếp hạng tín nhiệm nội bộ còn bất cập: Việc xếp hạng tín nhiệm nội bộ và kết

quả xếp hạng là một trong các cơ sở quyết định cho vay còn bất cập

Cán bộ tín dụng với trình độ nghiệp vụ chuyên môn chưa cao, vi phạm đạo đức nghề nghiệp

Rủi ro cán bộ tín dụng dự tính không chính xác hiệu quả đầu tư dự án xin vay, không nắm rõ đặc điểm của ngành mà mình đang cho vay, hoặc do cán bộ tín dụng cố ý cho vay, dù đã tính toán được dự án xin vay không có hiệu quả, tính khả thi thấp, điều này sẽ gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng.

Rủi ro do ngân hàng đánh giá chưa đúng mức về khoản vay, về người đi vay, chủ quan tin tưởng vào khách hàng thân thiết, coi nhẹ khâu kiểm tra tình hình tài chính, khả năng thanh toán hiện tại và tương lai, nguồn trả nợ.

Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ ngân hàng đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng.

Đạo đức của cán bộ là một trong những yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí làm tín dụng.

Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay

Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà nới lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng

nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung, nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng để tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh.

Lỏng lẽo trong kiểm tra nội bộ tại các ngân hàng

Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống “Thắng” của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an toàn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới. Nếu công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng lỏng lẽo mang tính hình thức thì rủi ro tín dụng sẽ tăng cao và ngược lại.

Sự hợp tác giữa các NHTM chưa chặt chẽ

Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt, huy động vốn để cho vay hay nói cách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi do nhiều nguyên nhân. Nếu các ngân hàng có sự hợp tác chặt chẽ với nhau sẽ hạn chế rủi ro. Sự hợp tác này phát sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng. Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào.

Tóm lại, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân: Khách quan và chủ quan. Phụ thuộc phần lớn vào năng lực của các bộ phận tín dụng, chức năng quản lý của ngân hàng, khách hàng, các cơ chế chính sách của ngân hàng và Nhà nước. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro đều đang nằm trong tầm tay của các NHTM, nhưng cũng có những biện pháp thuộc về bí kíp riêng của mỗi ngân hàng và các nhà quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh bến lức tỉnh long an (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)