Biện pháp khắc phục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh bến lức tỉnh long an (Trang 38)

9. Kết cấu luận văn

1.3.8.2 Biện pháp khắc phục

Các ngân hàng thường thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu, cơ cấu lại nợ, tư vấn, giúp khách hàng tháo gỡ khó khăn sản xuất, kinh doanh (xem xét để cho vay thêm)

Phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ (với các khoản vay có tài sản đảm bảo) hoặc khai thác tài sản đảm bảo để thu hòi nợ…

Khi ngân hàng đã sử dụng hết tất cả các biện pháp mà vẫn không thu hồi nợ xấu được cho ngân hàng thì ngân hàng thường dùng tới biện pháp cuối cùng đó là bán nợ xấu cho VAMC.

Như vậy, có thể thấy, rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng nề nhất nên việc đánh giá rủi ro và tìm biện pháp ngăn ngừa, khắc phục hậu quả rủi ro tín dụng luôn được các NHTM quan tâm hàng đầu.

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro rất phức tạp, quản lý, phòng ngừa là cần thiết, tuy nhiên, cũng gặp rất nhiều khó khăn, có thể xảy ra bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, một rủi ro nào đó của người vay cũng có thể đưa đến rủi ro cho ngân hàng và vì vậy thường là nằm ngoài khả năng bình thường của cán bộ tín dụng, nó đòi hỏi ngân hàng phải có giải pháp đồng bộ hữu hạn mới có thể hạn chế, ngăn ngừa bớt rủi ro, giảm tối thiểu những thiệt hại có thể xảy ra.

Vì vậy quản lý rủi ro tín dụng là ưu tiên số một đối với các ngân hàng thương mại

1.3.9. Vận dụng chuẩn mực Basel II để quản lý hoạt động tín dụng, hạn chế rủi ro

Các yêu cầu về quản lý rủi ro của Basel II có thể mang tới những thay đổi đáng kể trong kinh doanh căn bản của một ngân hàng.

Từ bài học kinh nghiệm của các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới, việc tăng cường năng lực quản trị rủi ro và khả năng tài chính là giải pháp tối ưu để các ngân hàng thương mại trụ vững trước những biến động khó lường của thị trường tài chính. Khi áp dụng các chuẩn mực an toàn vốn theo Basel II, các ngân hàng tuân thủ các thông lệ, chuẩn mực quốc tế để hội nhập thành công. Uỷ ban Basel đã đề xuất khung đo lường với 3 trụ cột chính cho phiên bản 2 bao gồm:

(i) Yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I, theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I, nhưng rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường;

(ii) Cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà Hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk)

(iii) Sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin, theo đó các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường và Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.

Kể từ tháng 2/2016, 10 ngân hàng đã được NHNN chỉ định thực hiện thí điểm phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II, đó là các ngân hàng BIDV, VietinBank,Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB. Việc áp dụng tiêu chuẩn Basel II còn là một xu thế tất yếu và bắt buộc khi Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với khu vực và trên thế giới. Việc áp dụng Basel II đối với 10 ngân hàng lớn nhất sẽ khiến các ngân hàng này phải cân đối giữa mục tiêu tăng trưởng cho vay và đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn.

Basel được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản nhằm đảm bảo các ngân hàng duy trì đủ nguồn vốn bù đắp cho các khoản lỗ có thể phát sinh từ những rủi ro mà ngân hàng đang nắm giữ.

Triển khai Basel II giúp các ngân hàng hoạt động an toàn hơn, lành mạnh hơn do trình độ quản trị rủi ro được tăng cường, các biện pháp quản trị rủi ro, đặc biệt là mô hình rủi ro và xếp hạng tín nhiệm nội bộ được chủ động áp dụng, đồng thời, nguồn vốn được quản lý một cách hiệu quả hơn. Các NHTM sẽ phải chuyển hướng tập trung vào đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng, thay vì dựa chủ yếu vào tài sản bảo đảm.

1.3.10 Sự cần thiết hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại.

Hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại là tất yếu khách quan với các NHTM cũng như với Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam, chi nhánh Bến Lức vì tất cả những lý do đã trình bày trên, đó là: Mong muốn sự ra đời, tồn tại và ngày càng phát triển của mỗi ngân hàng. Bên cạnh đó là mục tiêu đạt và ngày càng gia tăng lợi nhuận ngân hàng trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương một, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, bao gồm: Khái niệm tín dụng, rủi ro rín dụng ngân hàng, phân loại rủi ro tín dụng, các tiêu chí đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng.

Bên cạnh đó, tác giả trình bày các nguyên nhân thường dẫn đến rủi ro tín dụng, hậu quả của rủi ro tín dụng đối với các đối tương có liên quan và những biện pháp NHTM thường sử dụng để hạn chế rủi ro tín dụng. Đồng thời, các NHTM cũng vận dụng Basel II để quản lý rủi ro tín dụng

Cuối cùng, hạn chế rủi ro tín dụng như một tất yếu khách quan với các NHTM để tồn tại và phát triển trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Khung lý thuyết chương 1 là cơ sở để tác giả phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Bến Lức Tỉnh Long An trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BẾN LỨC TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2016 – 2018

2.1. Giới thiệu về Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam, chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1.1 Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam

Ngày thành lập:

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.

Niêm yết:

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh - HOSE chấp thuận niêm yết từ ngày 16/7/2009.

 Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông  Mã cổ phiếu: CTG

 Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng

 Tổng số cổ phần: 3.723.404.556 cổ phiếu (tại thời điểm 31/12/2017)

29 năm xây dựng và phát triển:

Giai đoạn I: 1988 - 2000

Xây dựng và chuyển đổi từ ngân hàng một cấp thành ngân hàng hai cấp, đưa Ngân hàng Công Thương Việt Nam đi vào hoạt động.

Giai đoạn II: 2001 - 2008

Thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu Ngân hàng Công Thương về xử lý nợ, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt động kinh doanh.

Giai đoạn III: Từ 2009 đến nay

Thực hiện thành công cổ phần hóa, đổi mới mạnh mẽ, hiện đại hóa, chuẩn hóa các mặt hoạt động ngân hàng. Chuyển đổi mô hình tổ chức, quản trị điều hành

2.1.1.2. Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Bến Lức Tỉnh Long An Bến Lức Tỉnh Long An

Long An là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, là cầu nối giữa Đông Nam Bộ và các tỉnh miền Tây Nam Bộ, một vùng đất trù phú, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế từ nông nghiệp truyền thống, thủy sản cho đến công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Trong đó, công nghiệp chiếm một tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh với hơn 40% và phấn đấu đến năm 2020 chiếm 45% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Bên cạnh công nghiệp, Long An cũng tập trung phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch, phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt 17%/năm trong giai đoạn đến 2020. Các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cũng sẽ được phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,7%/năm giai đoạn 2013-2020. Chính vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, Ngân hàng Công Thương đã quyết định chuyển chi nhánh cấp 2 Ngân hàng Công Thương Bến Lức trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Công Thương Long An thành chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam, kể từ ngày 01 tháng 06 năm 2006 căn cứ vào quyết định số 131/QĐ-HĐQT – NHCT1 ký ngày 15 tháng 05 năm 2006 và theo đề nghị của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phẩn Công thương Việt Nam (Vietinbank) – chi nhánh Bến Lức có trụ sở chính tại số 234 đường Võ Công Tồn, Trị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, Tỉnh Long An và 2 phòng giao dịch tại Cần Giuộc và Phước Lợi.

Ngày 28 tháng 05 năm 2012, được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam đã sáp nhập Chi nhánh Châu Thành vào chi nhánh Bến Lức. Như vậy, kể từ ngày 28 tháng 05 năm 2012, phạm vi hoạt động của VietinBank Bến Lức được mở rộng, bao gồm: 1 trụ sở chính và 6 phòng giao dịch (2 phòng giao dịch cũ trực thuộc chi nhánh và 4 phòng giao dịch mới vừa sát nhập từ chi nhánh Châu Thành).

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh

2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý

Vietinbank – chi nhánh Bến Lức bao gồm: 01 giám đốc, 02 phó giám đốc và 97 cán bộ tại chi nhánh và 06 phòng giao dịch.

- Chi nhánh: 52 người. - Phòng giao dịch: 48 người Phó giám đốc Phòng tổng hợp Phòng Kế toán Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng khách hàng cá nhân Phòng giao dịch Cần Đước Phòng giao dịch Cần Giuộc Phòng giao dịch Phước Lợi Phòng giao dịch Châu Thành Phòng giao dịch Kỳ Son Phòng giao dịch Thủ Thừa Phòng Tổ chức hành chính Phòng khách hàng doanh nghiệp Giám đốc Phó giám đốc

Nguồn : Vietinbank Chi Nhánh Bến Lức

2.1.2.2 Chức năng từng phòng ban tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – chi nhánh Bến Lức

Giám đốc chi nhánh là người chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật trong việc điều hành hoạt động của chi nhánh. Mọi hoạt động của chi

nhánh đều do giám đốc chỉ đạo và điều hành. Giám đốc trực tiếp phụ trách kinh doanh và tổ chức cán bộ.

Phó Giám Đốc là người trợ giúp công việc cho giám đốc, phụ trách điều hành; Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về việc thực hiện các nghiệp vụ được phân công. Chi nhánh Bến Lức gồm có 02 Phó giám đốc:

01 Phó giám đốc phụ trách tiền tệ - kho quỹ và kế toán thực hiện điều hành vốn kinh doanh của chi nhánh.

01 Phó giám đốc phụ trách bán lẻ và các phòng giao dịch.

Phòng kế toán giao dịch

Là bộ phận nghiệp vụ thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng.

Cung cấp các dịch vụ ngân hàng, liên ngân hàng liên quan đến thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch theo quy định của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng và có trách nhiệm quản lý, thực hiện theo các yêu cầu của khách hàng liên quan đến tài khoản.

Thực hiện các giao dịch như mua bán, đổi ngoại tệ, thanh toán, rút tiền, chuyển tiền, tạo thẻ tín dụng, thẻ ATM cho khách hàng.

Tiếp thị các sản phẩm, cung cấp các thông tin cho khách hàng về lãi suất, chương trình khuyến mãi,...

Phòng khách hàng cá nhân

Là bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ và hướng dẫn, quy định của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam.

Tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam: tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử,...

Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam.

Là bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp, các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ và hướng dẫn, quy định của VietinBank.

Tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam: tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử,...

Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh trong dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh.

Tổ chức theo dõi, thực hiện thu hồi nợ đến hạn cũng như nợ quá hạn, đề xuất phương án xử lý nợ quá hạn, xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, chiết khấu.

Thực hiện lưu giữ các hồ sơ tín dụng, cập nhật thông tin khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác.

 Phòng Tổ chức - Hành chính

Tham mưu cho Ban Giám Đốc chi nhánh trong Quản lý cán bộ, văn phòng, hành chính quản trị của chi nhánh.

Là phòng thực hiện tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo chủ trương của Nhà nước và quy định của NHNN Việt Nam; Thực hiện quản lý, tuyển dụng lao động; Thực hiện các công tác hành chính, quản trị phục vụ cho hoạt động của toàn chi nhánh

Phòng tiền tệ - kho quỹ

Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam.

Tham mưu Ban lãnh đạo chi nhánh trong Quản lý, sử dụng tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm... của chi nhánh tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vận chuyển.

Ứng và thu tiền cho các phòng giao dịch và giao dịch viên phòng kế toán. Thu chi tiền mặt cho khách hàng có thu.

Tham mưu cho Ban Giám đốc trong điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Phân tích tình hình tài chính toàn CN làm cơ sở tham mưu, đề xuất Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh của CN.

Tổng hợp kết quả thực hiện kinh doanh của CN định kỳ tháng, quý, năm, các báo cáo sơ kết, tổng kết theo quy định của Ngân hàng Công thương, NHNN.

Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về rủi ro tại chi nhánh Quản lý danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng;

Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro theo chỉ đạo của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam.

Triển khai, kiểm tra, đánh giá, đôn đốc, đề xuất áp dụng và duy trì hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh bến lức tỉnh long an (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)