Mục đích nghiên cứu định tính là xem xét các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu có phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương, đồng thời đánh giá cách sử dụng thuật ngữ trong bảng câu hỏi, làm rõ hơn ý nghĩa của từng câu hỏi trước khi nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá các ý
tưởng, đồng thời thu thập thêm thông tin, bổ sung, điều chỉnh bảng câu hỏi, xây dựng bảng câu hỏi chính thức để tiến hành khảo sát định lượng
Trong phạm vi đề tài này, công cụ nghiên cứu được thực hiện là thảo luận nhóm. Quy mô thảo luận nhóm là 10 người, trong đó gồm 02 lãnh đạo, 05 lãnh đạo cấp Trưởng phó phòng nghiệp vụ và 03 cán bộ phòng chuyên môn làm việc tại BHXH Tiền Giang. (Phụ lục 1)
Buổi thảo luận được tiến hành nghiêm túc và nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia. Kết quả của buổi thảo luận đều thống nhất với mô hình đưa ra, các gợi ý đưa ra để đo lường các thang đo hầu như khá đầy đủ. Tuy nhiên 2/3 ý kiến chuyên gia đồng ý điều chỉnh một số biến quan sát.
Với biến độc lập Chuẩn chủ quan (CQ) cần điều chỉnh biến quan sát CQ4 từ “ Tôi thấy hầu hết mọi người xung quanh tôi đều sử dụng thẻ ATM” thành “Tôi thấy hầu hết mọi người xung quanh tôi đều có nhu cầu sử dụng thẻ ATM” nhằm giúp người khảo sát dễ trả lời hơn.
Kế tiếp là biến độc lập Chi phí (CP) cần điều chỉnh lại tất cả các biến quan sát thuần chiều , biến quan sát CP1 từ ”Tôi cảm thấy chi phí mở thẻ ATM rất đắt” thành “Tôi cảm thấy chi phí mở thẻ ATM rất rẻ (phí duy trì, phí quản lý tài khoản...)” và biến quan sát CP2 “Tôi cảm thấy chi phí sử dụng thẻ ATM là rất đắt tiền “ thành “ Tôi cảm thấy chi phí các dịch vụ liên quan đến thẻ ATM là rất rẻ ( phí giao dịch và thanh toán, phí dịch vụ SMS banking, internet banking, mobile banking…) “, biến quan sát CP3 từ “Tôi sẽ không sử dụng thẻ ATM vì chi phí của nó” thành “ Tôi sẵn sàng tốn chi phí để chuyển sang sử dụng thẻ ATM” và biến quan sát CP4 từ “ Tôi thích hình thức nhận tiền mặt hơn hình thức sử dụng thẻ ATM” thành “Nhìn chung, việc sử dụng thẻ ATM không tốn kém”.
Bảng 3.4: Tổng hợp khảo sát ý kiến chuyên gia
STT Thang đo ban đầu Mã hóa Kết quả thảo luận Thang đo điều chỉnh
Nhận thức về hữu ích HI
1 Sử dụng thẻ ATM giúp tôi
tiết kiệm thời gian HI1 giữ nguyên
2 Sử dụng thẻ ATM giúp công
việc của tôi dễ dàng hơn HI2 giữ nguyên
3 Sử dụng thẻ ATM giúp cho
chất lượng cuộc sống tốt hơn HI3 giữ nguyên 4 Sử dụng thẻ ATM là phong
cách sống hiện đại HI4 giữ nguyên
Nhận thức tính dễ sử dụng SD
5
Tôi tin rằng tôi có thể dễ dàng học cách sử dụng thẻ ATM
SD1 giữ nguyên
6
Tôi tin rằng tôi có thể nhanh chóng sử dụng thành thạo thẻ ATM
SD2 giữ nguyên
7
Tôi tin rằng các chức năng về thẻ ATM thì dễ hiểu và rõ ràng SD3 giữ nguyên Chuẩn chủ quan (CQ) CQ 8 Gia đình và bạn bè có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM của tôi
CQ1 giữ nguyên
9
Đồng nghiệp của tôi có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM của tôi
CQ2 giữ nguyên
10
Các phương tiện truyền thông ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM của tôi
11
Tôi thấy hầu hết mọi người xung quanh tôi đều sử dụng thẻ ATM
CQ4 Điều chỉnh
Tôi thấy hầu hết mọi người xung quanh tôi đều có nhu cầu sử dụng thẻ ATM
Nhận thức về sự tín nhiệm TN
12
Tôi nghĩ rằng thông tin cá nhân sẽ được bảo mật khi sử dụng thẻ ATM.
TN1 giữ nguyên
13
Tôi hoàn toàn an tâm khi thực hiện các giao dịch qua thiết bị thẻ ATM.
TN2 giữ nguyên
14
Tôi tin rằng các giao dịch thẻ ATM sẽ được thực hiện chính xác.
TN3 giữ nguyên
15 Tôi tin rằng các giao dịch
thẻ ATM sẽ diễn ra dễ dàng. TN4 giữ nguyên
Chi phí CP
16 Tôi cảm thấy chi phí mở thẻ
ATM rất đắt. CP1
Điều chỉnh, bổ sung, giải thích đề làm rõ ý nghĩa
Tôi cảm thấy chi phí mở thẻ ATM rất rẻ (phí duy trì, phí quản lí tài khoản...).
17
Tôi cảm thấy chi phí sử dụng thẻ ATM là rất đắt tiền (phí quản lí tài khoản, phí dịch vụ SMS, phí thường niên…). CP2 Điều chỉnh, bổ sung, giải thích đề làm rõ ý nghĩa
Tôi cảm thấy chi phí các dịch vụ liên quan đến thẻ ATM là rất rẻ ( phí giao dịch và thanh toán, phí dịch vụ SMS banking, internet banking, mobile banking…).
18 Tôi sẽ không sử dụng thẻ
ATM vì chi phí của nó. CP3 Thay đổi
Tôi sẵn sàng tốn chi phí để chuyển sang sử dụng thẻ ATM. 19 Tôi thích hình thức nhận tiền mặt hơn hình thức sử dụng thẻ ATM. CP4 Thay đổi Tôi thấy hình thức nhận tiền qua thẻ ATM thuận lợi và an toàn
Ý định sử dụng (YD) YD
20
Khi có điều kiện thích hợp (khả năng tài chính, giá dịch vụ, yêu cầu công việc…) tôi sẽ sử dụng thẻ ATM.
YD1 giữ nguyên
21 Tôi có ý định sử dụng thẻ
ATM YD2 giữ nguyên
22 Tôi tin rằng tôi sẽ sử dụng
thẻ ATM YD3 giữ nguyên
23 Tôi sẽ sử dụng thẻ ATM
ngay từ bây giờ YD4 giữ nguyên
3.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi (Phụ lục 2)
Sau quá trình nghiên cứu sơ bộ và xây dựng thang đo bảng câu hỏi được thiết kế gồm 23 biến quan sát với các phần chính sau: giới thiệu, thông tin về đáp viên và câu hỏi đánh giá.
3.3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng là điều tra thực nghiệm có hệ thống về các hiện tượng quan sát được qua số liệu thống kê, toán học hoặc số hoặc kỹ thuật vi tính. Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là phát triển và sử dụng mô hình toán học, lý thuyết hoặc các giả thuyết liên quan tới các hiện tượng. Nghiên cứu định lượng là những nghiên cứu hướng vào việc thiết kế những quan sát định lượng các biến, phương pháp đo lường, phân tích và giải thích mối quan hệ giữa các biến bằng các quan hệ định lượng (Nguyễn Đình Thọ, 2013).[14]
3.3.3.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp khảo sát 120 cán bộ hưu trí đã chọn hình thức nhận lương hưu qua ATM. Mục đích nhằm đánh giá nội dung và hình thức các phát biểu trong thang đo nháp nhằm hoàn chỉnh thang đo chính thức được dùng trong nghiên cứu chính thức. Nhiệm vụ quan trọng của bước này là đánh giá đáp viên có hiểu được các phát biểu hay không? (đánh giá về mặt hình thức là bước kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, ngữ pháp trong các phát biểu đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho các đáp viên) và đánh giá độ tin cậy của các biến quan sát với thang đo Likert 5 (1- Rất không đồng ý, 2-Không đồng ý, 3 - Không có ý kiến, 4- Đồng ý, 5 – Rất đồng ý) nhằm loại bỏ những biến không phù hợp và đưa ra bảng câu hỏi chính thức.
Trong giai đoạn này, chọn mẫu phi xác suất được sử dụng để đánh giá sơ bộ thang đo. Các phần tử của mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện dựa trên sự thích hợp và thuận tiện của các phần tử và mục tiêu nghiên cứu của đề tài và mời họ tham gia vào mẫu.
3.3.3.2. Nghiên cứu định lượng chính thức.
Kích cỡ mẫu: Đề tài nghiên cứu có 23 biến cần quan sát nên số lương mẫu tối thiểu cần đạt được là 23*5 = 115 mẫu. Theo (Tabachnick & Fidell, 1996), để phân tích hồi quy đạt kết quả tốt nhất thì kích cỡ mẫu cần thỏa mãn n > = 8k + 50 (với n là kích thước mẫu, k là số biến độc lập). Trong đề tài này có 5 biến độc lập, kích cỡ mẫu tối thiểu là n = 8*5 +50 = 90 mẫu. Để đảm bảo số lượng phiếu khảo sát đạt kết quả chính xác thì cần phát đi 250 phiếu khảo sát, sẽ loại trừ những phiếu khảo sát không hợp lệ. [25]
Phương pháp chọn mẫu: có 2 phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu phi xác suất và chọn mẫu xác suất. Phương pháp chọn mẫu xác suất là phương pháp chọn mẫu mà nhà nghiên cứu biết trước được xác suất tham gia vào mẫu của phần tử. Phương pháp chọn mẫu phi xác suất là phương pháp chọn mẫu các phần tử tham gia vào mẫu không theo qui luật ngẫu nhiên. Trong nghiên cứu này sử dùng phương pháp nghiên cứu phi xác suất, chọn mẫu theo cách thuận tiện.
Phương pháp thu thập dữ liệu: Các đối tượng hưu trí sẽ được phát tận tay bảng khảo sát và trả lời trực tiếp.
Phương pháp phân tích dữ liệu: Dựa theo các phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh của (Nguyễn Đình Thọ, 2013) [14], quy trình xử lý dữ liệu được tác giả thực hiện bằng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích từng nhân tố ảnh hưởng đến ý định nhận lương hưu bằng hình thức ATM của đối tượng hưu trí.
3.4 Phuơng pháp xử lý dữ liệu
3.4.1 Phân tích độ tinh cậy (hệ số Cronbach‟s Alpha)
Mục đích của kiểm định này là tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho các khái niệm cần đo hay không. Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phản ánh.
Hệ số Alpha của Cronbach là một đại lượng có thể được sử dụng trước hết để đo lường độ tin cậy của các nhân tố và để loại ra các biến quan sát không đảm
bảo độ tin cậy trong thang đo. Điều kiện tiêu chuẩn chấp nhận các biến gồm có 2 điều kiện:
Thứ nhất, những biến có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected Item –Total Correlation) > 0.3 trở lên.
Thứ hai, các hệ số Cronbach‟s Alpha của các biến phải 0.6 ≤ Cronbach‟s Alpha ≤ 0.95
Thỏa mãn 2 điều kiện trên thì các biến phân tích được xem là chấp nhận và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo.
3.4.2 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA
Các thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy sẽ được sử dụng phân tích nhân tố để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một tập biến (gọi là nhân tố) ít hơn; các nhân tố được rút gọn này sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến quan sát ban đầu. Phương pháp phân tích nhân tố EFA được dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo.
Các tiêu chí trong phân tích EFA:
- Kiểm định Bartlett‟s test of sphericity có ý nghĩa thống kê (sig <0.05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
- Hệ số KMO là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích. Xem xé trị số KMO: 0.5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu; ngược lại KMO ≤ 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2007). [16]
- Thông số Eigenvalues (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong EFA. Với tiêu chí này thì Eigenvalues có giá trị ≥ 1
- Tổng phương sai trích (yêu cầu là ≥ 50%): cho biết các nhân tố được trích giải thích được % sự biến thiên của các biến quan sát. Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô động được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến quan sát.
- Tiêu chuẩn đối với hệ số tải nhân tố là phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Các mức giá trị của hệ số tải nhân tố: lớn hơn
0.3 là đạt được mức tối thiểu; lớn hơn 0.4 là quan trọng; lớn hơn 0.5 là có ý nghĩa thực tiễn.
Tuy nhiên tiêu chuẩn chọn mức giá trị hệ số tải nhân tố cần phải phụ thuộc kích cỡ mẫu: nếu cỡ mẫu khoảng 100 đến 350 thì chọn hệ số tải nhân tố 0.5, cỡ mẫu từ 350 trở lên thì có thể chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.3.
3.4.3 Phương pháp phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập (độ tin cậy, tính đáp ứng, sự đồng cảm, năng lực phục vụ, phương tiện hữu hình).
Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối liên hệ và qua đó giúp dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập.
Phương pháp phân tích được chọn lựa là phương pháp chọn từng bước Stepwise (từng bước) hoặc phương pháp Enter (đưa vào một lượt), đây là 2 phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất.
Mức ý nghĩa được xác lập cho các kiểm định và phân tích là 5% (độ tin cậy 95%). Các kết luận dựa trên hàm hồi quy tuyến tính thu được chỉ có ý nghĩa khi hàm hồi quy đó phù hợp với dữ liệu mẫu và các hệ số hồi quy khác 0 có ý nghĩa, đồng thời các giả định của hàm hồi quy tuyến tính cổ điển về phương sai, tính độc lập của phần dư… được đảm bảo. Vì thế, trước khi phân tích kết quả hồi quy ta thực hiện các kiểm định về độ phù hợp của hàm hồi quy, kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy và đặc biệt là kiểm định các giả định của hàm hồi quy.
Tiêu chuẩn chấp nhận sự phù hợp của mô hình tương quan hồi quy là: - Kiểm định F phải có giá trị sigα < 0.05
- Đại lượng chuẩn đoán hiện tượng đa cộng tuyến với hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) < 10.
3.4.4 Phương pháp phân tích phương sai ANOVA và One t – Test
Các giả thuyết nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm định thông qua dữ liệu nghiên cứu của phương trình hồi quy được xây dựng. Tiêu chuẩn kiểm định sử dụng thống kê I và giá trị p-value (Sig) tương ứng độ tin cậy lấy theo tiêu chuẩn 95%, giá trị p- value sẽ được so sánh trực tiếp với giá trị 0.05 để kết luận chấp thuận hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu. Đối với các kiểm định sự khác nhau giữa các tổng thể con trong
nghiên cứu ta kiểm định T-test và phân tích phương sai (ANOVA) để kiểm định này cũng sử dụng việc so sánh trực tiếp giá trị p-value tương ứng. Để xem xét sự phù hợp dữ liệu và sự phù hợp của mô hình ta sử dụng hệ số Adjusted R-square, thống kê t và thống kê F để kiểm định. Để đánh giá sự quan trọng của các nhân tố ta xem xét hệ số Beta tương ứng trong phương trình hồi quy bội được xây dựng từ dữ liệu nghiên cứu.
Kết luận chƣơng 3
Trong chương 3, tác giả giới thiệu sơ nét về BHXH Tiền Giang và tình hình chi trả lương hưu trên địa bàn thành phố Mỹ Tho; giới thiệu chi tiết từng bước về của quá trình nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính bằng hình thức thảo luận với nhóm để sàn lọc ra những biến phù hợp, những nhân tố ảnh hưởng đến ý định nhận lương hưu qua máy rút tiền tự động của đối tượng hưu trí tại thành phố Mỹ Tho.
Nghiên cứu định lượng với kỹ thuật sử dụng kết quả của phần mềm SPSS 20.0 để kiểm định độ tin cậy và kiểm định các giả thuyết mô hình đã đề ra.
CHƢƠNG 4 XỬ LÝ DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ kết quả của dữ liệu được thu thập như thiết kế ở Chương 3, Chương 4 sẽ lần lượt thực hiện các phân tích, gồm có phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố, phân tích tương quan, phân tích mô hình hồi quy và cuối cùng là kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu đã được trình bày.
4.1 Thông tin mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên, phát trực tiếp đến người hưởng lương hưu bằng hình thức nhận tiền mặt trên địa bàn