Mô hình lý thuyết về thuyết hành động hợp lý – TRA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nhận lương hưu qua máy rút tiền tự động của đối tượng hưu trí tại thành phố mỹ tho (Trang 39)

Reasoned Action).

Thuyết hành động hợp lý TRA được Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1967 và được hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian. Mô hình TRA (Ajzen và Fishbein, 1975) cho thấy xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng. Để quan tâm hơn về các yếu tố góp phần đến xu hướng mua thì xem xét hai yếu tố là thái độ và chuẩn chủ quan của khách hàng.

Trong mô hình TRA, thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính của sản phẩm. Người tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các ích lợi cần thiết và có mức độ quan trọng khác nhau. Nếu biết trọng số của các thuộc tính đó thì có thể dự đoán gần kết quả lựa chọn của người tiêu dùng.

Yếu tố chuẩn chủ quan có thể được đo lường thông qua những người có liên quan đến người tiêu dùng (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…); những người này thích hay không thích họ mua. Mức độ tác động của yếu tố chuẩn chủ quan đến xu hướng mua của người tiêu dùng phụ thuộc: (1) mức độ ủng hộ/phản đối đối với việc mua của người tiêu dùng và (2) động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người có ảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng của những người có liên quan đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng và động cơ thúc đẩy người tiêu dùng làm theo những người có liên quan là hai yếu tố cơ bản để đánh giá chuẩn chủ quan. Mức độ thân thiết của những người có liên quan càng mạnh đối với người tiêu dùng thì sự ảnh hưởng càng lớn tới quyết định chọn mua của họ. Niềm tin của người tiêu dùng vào những người có liên quan càng lớn thì xu hướng chọn mua của họ cũng bị ảnh hưởng càng lớn. Ý định mua của người tiêu dùng sẽ bị tác động bởi những người này với những mức độ ảnh hưởng mạnh yếu khác nhau.

Mô hình TRA là một loạt các liên kết những thành phần thái độ. Thái độ không ảnh hưởng mạnh hoặc trực tiếp đến hành vi mua. Tuy nhiên, thái độ có thể giải thích trực tiếp được ý định hành vi. Ý định hành vi thể hiện trạng thái ý định mua hay không mua một sản phẩm/ một dịch vụ trong thời gian nhất định. Trước khi tiến đến hành vi mua thì ý định mua đã được hình thành trong suy nghĩ của người tiêu dùng. Vì vậy, hành vi được tạo ra từ ý định, được quyết định bởi thái độ của mỗi người đối với việc thực hiện hành vi và các chuẩn mực chủ quan (Fishbein và Ajzen, 1975).

Hình 2.1: Mô hình hành động hợp lý - TRA 2.3.2 Mô hình hành vi dự định – TPB (Theory of Planned Behavior).

Thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) là sự phát triển và cải tiến của Thuyết hành động hợp lý. Theo (Ajzen, 1991), sự ra đời của thuyết hành vi dự định TPB xuất phát từ giới hạn của hành vi mà con người có ít sự kiểm soát. Nhân tố thứ ba mà Ajzen cho là có ảnh hưởng đến ý định của con người là yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavioral Control). Nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay hạn chế hay không.[22]

Hình 2.2: Mô hình hành vi dự định -TPB

2.3.3 Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM (Technology Acceptance Model). Model).

Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) được phát triễn bởi ( Davis, 1989) dựa trên nền tảng của mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA), niềm tin – thái độ - ý định – hành vi có mối quan hệ với sự chấp nhận người sử dụng CNTT. Mô hình này cho thấy, khi người dùng được giới thiệu một công nghệ mới, những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của họ như thế nào và khi nào họ sẽ sử dụng nó.

Trong mô hình, cảm nhận tính hữu ích (PU – Perceived Usfulness) và cảm nhận sự dễ dàng sử dụng (PEU – Perceived Ease of Use) là hai yếu tố quan trọng nhất giải thích ý định và hành vi sử dụng thực tế của người sử dụng. (Davis, 1989) định nghĩa PU như mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ tăng cường hiệu suất công việc của mình và PEU đề cập đến mức độ mà người đó tin rằng việc sử dụng hệ thống sẽ tiết kiệm công sức cho họ.

Hình 2.3: Mô hình chấp nhận công nghệ -TAM

Thái độ Chuẩn chủ quan Ý định hành vi Hành vi Kiểm soát hành vi nhận thức Nhận thức hữu ích Thái độ hướng đến sử dụng Sử dụng hệ thống thực sự Nhận thức tính dễ sử dụng

2.3.4 Mô hình kết hợp TPB – TAM.

(Taylor và Todd, 1995) nhận thấy rằng, khả năng của TAM để dự đoán quyết định hành vi của người sử dụng -công nghệ mới và việc sử dụng thực tế đã được hỗ trợ bởi rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhưng mô hình này không có hai nhân tố (nhân tố xã hội và kiểm soát hành vi) đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu để có khả năng đáng kể ảnh hưởng đến việc sử dụng thực tế của người sử dụng trong việc sử dụng công nghệ mới. (Taylor và Todd, 1995) đã đề xuất một mô hình TAM- TPB bằng cách kết hợp mô hình TPB và TAM. [26]

Hình 2.4: Mô hình kết hợp TPB-TAM 2.4 Cơ sở lý thuyết và mô hình đề xuất

Trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết của các tác giả trên thế giới và các điều kiện thực tế tại thành phố Mỹ Tho, trong phần này, tham khảo từ các nghiên cứu trước cùng chung lĩnh vực nghiên cứu này tác giả sẽ đề xuất các khái niệm cho mô hình nghiên cứu:

2.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nhận lương hưu bằng hình thức ATM. 2.4.1.1 Ảnh hưởng của nhận thức sự hữu ích 2.4.1.1 Ảnh hưởng của nhận thức sự hữu ích

Nhận thức hữu ích là nhân tố trong mô hình TAM truyền thống và được áp dụng rộng rãi trong việc áp dụng các công nghệ mới. Nhận thức hữu ích được định nghĩa là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống sẽ nâng cao hiệu suất công việc của mình (Davis, 1989).[21]

Phần lớn đối tượng hưu trí cho rằng nhận lương hưu bằng hình thức ATM hay tiền mặt thì mức lương đều là như vậy. Do đó, đối tượng hưu trí chỉ đánh giá cao hình thức nhận tiền lương hưu qua ATM khi họ nhận thức rằng hình thức qua ATM hữu ích hơn. Trong mô hình TAM, nhận thức hữu ích dự đoán sử dụng và mục đích sử dụng.

Do đó, giả thuyết được đề xuất:

Giả thuyết 1 (H1): Nhận thức hữu ích có ảnh hưởng tích cực đến ý định nhận lương hưu bằng hình thức ATM của đối tượng hưu trí.

2.4.1.2 Ảnh hưởng của nhận thức dễ sử dụng

Nhận thức dễ sử dụng là mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống cụ thể sẽ không tốn nhiều công sức (Davis, 1989). Hệ thống công nghệ đổi mới được coi là dễ sử dụng hơn và ít phức tạp hơn sẽ có nhiều khả năng được chấp nhận và được sử dụng bởi người sử dụng tiềm năng (Davis và cộng sự, 1989). [21]

Về mặt lý thuyết, dễ sử dụng được nhận thức khi đối tượng hưu trí cảm thấy hệ thống ATM không khó hiểu, dễ học và sử dụng. Vì lý do này, tính dễ sử dụng được coi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc chấp nhận và sử dụng các công nghệ mới của người tiêu dùng.

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, một hệ thống dễ sử dụng cần có các giao diện thân thiện như các bước rõ ràng và dễ thấy, nội dung phù hợp và bố trí đồ họa, các chức năng hữu ích, các thông báo lỗi, các lệnh rõ ràng và dễ hiểu.

Do đó, giả thuyết được đề xuất:

Giả thuyết 2 (H2): Nhận thức dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến ý định chọn hình thức nhận lương hưu qua ATM của đối tượng hưu trí.

2.4.1.3 Ảnh hưởng của chuẩn chủ quan

Chuẩn chủ quan có thể được mô tả là Nhận thức của cá nhân về các áp lực của xã hội đến việc thực hiện hay không thực hiện một hành vi (Ajzen, 1991).[22]

Mối quan hệ chuẩn chủ quan và quyết định hành vi là nền tảng của TRA và TPB. Chuẩn chủ quan và quyết định hành vi có tác động tích cực. Đó là, khi các cá nhân nhận thức một kỳ vọng xã hội cao hơn cho hành vi nhất định, các đối tượng hưu trí sẽ sẵn sàng nhận lời khuyên từ các nguồn tham khảo và có xu hướng tuân theo một chuẩn chủ quan mạnh mẽ hơn theo hành vi, do đó có quyết định để thực

hiện hành vi đó (Ajzen 1985, 1991). Trong một nghiên cứu thực nghiệm về sự tham gia, cũng ủng hộ mối quan hệ giữa chuẩn chủ quan liên quan đến sử dụng và quyết định sử dụng và kết luận rằng trong việc phát triển hệ thống thông tin, chuẩn chủ quan là yếu tố quyết định quan trọng (Hartwick và Barki 1994).[23]

Do đó, giả thuyết được đề xuất:

Giả thuyết 3 (H3): Cảm nhận chuẩn chủ quan ảnh hưởng tích cực đến ý định chọn hình thức nhận lương hưu qua ATM của đối tượng hưu trí.

2.4.1.4 Ảnh hưởng của nhận thức tín nhiệm

Nhận thức tín nhiệm là cấp độ mà người tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận các rủi ro để tin tưởng vào dịch vụ ATM. Mức độ rủi ro liên quan đến các giao dịch tài chính và kết quả của niềm tin là làm giảm bớt nhận thức rủi ro, dẫn đến quyết định tích cực đối với việc chọn hình thức nhận lương hưu qua ATM. Do đó có thể kết luận rằng sự tín nhiệm là quan trọng để đối tượng hưu trí quyết định chọn hình thức qua ATM. Nếu hệ thống mà người dùng không có niềm tin, nó sẽ là vô cùng khó khăn cho việc gia tăng nhanh số lượng và mở rộng cho các đối tượng nhận trợ cấp BHXH.

Do đó, giả thuyết được đề xuất:

Giả thuyết 4 (H4): Cảm nhận tín nhiệm có tác động tích cực đến ý định chọn hình thức nhận lương hưu qua ATM của đối tượng hưu trí.

2.4.1.5 Chi phí

Trong nhiều nghiên cứu vế ý định sử dụng thẻ ATM trước đây, tác động của yếu tố chi phí chưa được chú ý đến so với các tiêu chí khác. Khi mua một sản phẩm dịch vụ khách hàng phải trả một chi phí nào đó để đổi lại giá trị sử dụng mà mình cần. Như vậy chi phí đó dược gọi là cái phải đánh đổi để có được giá trị để sử dụng dịch vụ đó. Thông tư số 35/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3/2013 hiện nay người sử dụng thẻ ATM có 6 loại phí cơ bản. Người dùng thường phải chịu 2 loại cố định.. Ngoài phí rút tiền ngoại mạng thì chủ thẻ gánh thêm hàng loạt phí khác như phí rút tiền nội mạng (rút tại chính máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ), phí chuyển khoản….. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm của First

Annapolis (2007) [24] đã chỉ ra vấn đề về chi phí là 1 trong 3 nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng.

Do đó, giả thuyết được đề xuất:

Giả thuyết 5 (H5): Chi phí có tác động tích cực đến ý định chọn hình thức nhận lương hưu qua ATM của đối tượng hưu trí.

2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất và thang đo 2.4.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.4.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa vào cơ sở các tiền đề lý thuyết nêu trên và thực tiễn chi trả lương hưu tại thành phố Mỹ Tho, mô hình nghiên cứu đề xuất được thể hiện.

Hình 2.5: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ NGHỊ CỦA TÁC GIẢ

2.4.2.2 Thang đo

Thang điểm 5 Likert với 5 mức độ như sau: Hoàn toàn không đồng ý; Không đồng ý; Bình thường; Đồng ý; Hoàn toàn đồng ý.

Thang đo về ý định nhận lương hưu bằng hình thức ATM tại thành phố Mỹ Tho gồm 5 nhân tố với 23 yếu tố như sau:

H1+ H2+ H3+ H4+ H5+ - Tuổi - Nơi cƣ trú - Mức lƣơng hƣu. HỮU ÍCH DỄ SỬ DỤNG CHUẨN CHỦ QUAN TÍN NHIỆM CHI PHÍ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG ATM

STT Diễn giải

hóa Nguồn

Nhận thức về hữu ích TC

1 Sử dụng thẻ ATM giúp tôi tiết kiệm thời gian HI1

Davis (1985), Davis và ctg (1989), Phạm Thị Minh Lý & Bùi Ngọc Tuấn Anh (2012)

2 Sử dụng thẻ ATM giúp công việc của tôi dễ

dàng hơn HI2

3 Sử dụng thẻ ATM giúp cho chất lượng cuộc

sống tốt hơn HI3

4 Sử dụng thẻ ATM là phong cách sống hiện

đại HI4

Nhận thức tính dễ sử dụng SD

5 Tôi tin rằng tôi có thể dễ dàng học cách sử

dụng thẻ ATM SD1 Davis (1985), Davis

và ctg (1989),

Hoàng Thị Phương Thảo (2013)

6 Tôi tin rằng tôi có thể nhanh chóng sử dụng

thành thạo thẻ ATM SD2

7 Tôi tin rằng các chức năng về thẻ ATM thì

dễ hiểu và rõ ràng SD3

Chuẩn chủ quan CQ

8 Gia đình và bạn bè có ảnh hưởng đến quyết

định sử dụng thẻ ATM của tôi CQ1

Ajzen & Fishbein (1975), Hoàng Thị Phương Thảo (2013) 9 Đồng nghiệp của tôi có ảnh hưởng đến quyết

định sử dụng thẻ ATM của tôi CQ2

10 Các phương tiện truyền thông ảnh hưởng đến

quyết định sử dụng thẻ ATM của tôi CQ3

11 Tôi thấy hầu hết mọi người xung quanh tôi

đều sử dụng thẻ ATM CQ4

Nhận thức về sự tín nhiệm TN

12 Tôi nghĩ rằng thông tin cá nhân sẽ được bảo

mật khi sử dụng thẻ ATM TN1

Hanudin Amin

13 Tôi hoàn toàn an tâm khi thực hiện các giao

dịch qua thiết bị thẻ ATM TN2

Minh Lý & Bùi Ngọc Tuấn Anh (2012)

14 Tôi tin rằng các giao dịch thẻ ATM sẽ được

thực hiện chính xác TN3

15 Tôi tin rằng các giao thẻ ATM sẽ diễn ra dễ

dàng TN4

Chi phí CP

16 Tôi cảm thấy chi phí mở thẻ ATM rất đắt CP1

First Annapolis (2007), Sultan Singh, Ms Komal (2009)

17

Tôi cảm thấy chi phí sử dụng thẻ ATM là rất đắt tiền (phí quản lý tài khoản, phí dịch vụ SMS, phí thường niên…)

CP2

18 Tôi sẽ không sử dụng thẻ ATM vì chi phí

của nó CP3

19 Tôi thích hình thức nhận tiền mặt hơn hình

thức sử dụng thẻ ATM CP4

Ý định sử dụng YD

20

Khi có điều kiện thích hợp (khả năng tài chính, giá dịch vụ, yêu cầu công việc…) tôi sẽ sử dụng thẻ ATM.

YD1

Ajzen & Fishbein (1975), Davis

(1985), Davis và ctg (1989), Phạm Thị Minh Lý & Bùi Ngọc Tuấn Anh (2012)

21 Tôi có ý định sử dụng thẻ ATM YD2

22 Tôi tin rằng tôi sẽ sử dụng thẻ ATM YD3

23 Tôi sẽ sử dụng thẻ ATM ngay từ bây giờ YD4

2.4.2.3 Giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào mô hình nghiên cứu đề xuất, các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:

H1: Cảm nhận hữu dụng khi sử dụng thẻ có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng thẻ ATM

H2: Cảm nhận tính dễ dàng sử dụng khi sử dụng thẻ có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng thẻ ATM.

H3: Chuẩn chủ quan của cá nhân khách hàng có ảnh hưởng ý định sử dụng thẻ cùng chiều và trực tiếp đến ý định sử dụng thẻ ATM.

H4: Cảm nhận về chi phí khi sử dụng thẻ có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng thẻ ATM

H5: Cảm nhận tín nhiệm có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến ý định sử dụng thẻ ATM

Kết luận chƣơng 2

Chương 2 đã tổng hợp các nghiên cứu trước cho thấy ý định là yếu tố quan trọng dẫn đến hành vi của mỗi cá nhân. Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên hai mô hình chủ đạo đó là Thuyết hành vi dự định và Mô hình chấp nhận công nghệ và kết hợp với các yếu tố khác phù hợp với điều kiện của thành phố Mỹ Tho. Có 5 nhân tố được hình thành từ cơ sở lý thuyết, đó là Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức về tính dễ sử dụng, Nhận thức kiểm soát hành vi, Chuẩn chủ quan và Chi phí. Mô hình nghiên cứu có một biến phụ thuộc là ý định sử dụng thẻ ATM. Mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nhận lương hưu qua máy rút tiền tự động của đối tượng hưu trí tại thành phố mỹ tho (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)