2.1.3.1 Khái quát chung về hưu trí
a. Định nghĩa chế độ hưu trí
Để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển, con người phải lao động để tạo ra của cải vật chất. Nhưng cùng với thời gian, con người sẽ bị già đi, sức khoẻ của họ bị giảm sút không còn khả năng lao động, không còn khả năng tự đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống. Lúc đó khoản thu nhập mà họ có thể sinh sống hoặc là do tích góp trong quá trình lao động hoặc do con cháu nuôi dưỡng... Những nguồn thu nhập này không thường xuyên và phụ thuộc vào điều kiện của từng người. Đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động khi họ hết tuổi lao động và giúp họ có nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định đời sống, do đó Nhà nước đã thực hiện chế độ bảo hiểm hưu trí.
Dưới góc độ pháp luật về an sinh xã hội thì: Chế độ hưu trí là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về các điều kiện và mức trợ cấp cho những người tham gia bảo hiểm hưu trí, khi đã hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động.(Giáo trình BHXH, 2008) [15]
b. Sự cần thiết phải có bảo hiểm hưu trí
Cùng với sự phát triển kinh tế là sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách BHXH đã phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Một trong những chế độ có vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi người lao động phải nói đến là chế độ hưu trí, đó là phần tích lũy từ thu nhập của người lao động khi hết tuổi lao động không có khả năng lao động. Bảo hiểm hưu trí giúp đảm bảo đời sống cho người lao động khi họ về hưu do đó giúp cho xã hội ổn định và gắn bó. Ngày nay, tỷ lệ người già trong dân số càng tăng do đó ổn định đời sống cho bộ phận này là rất quan trọng. Mặt khác, khi nghỉ hưu người lao động được sống thoải mái hơn và an nhàn hơn. Đối với người có trình độ có khả năng họ lại tiếp tục cống hiến, truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ sau.
Người lao động trong quá trình lao động họ có được sự bảo đảm chắc chắn về phần thu nhập khi họ nghỉ hưu, làm cho họ yên tâm chú ý, không lo nghĩ về điều kiện sống khi nghỉ hưu do đó có thể làm việc với năng suất và chất lượng cao hơn.
Giúp người lao động tiết kiệm cho bản thân mình ngay trong quá trình lao động để bảo đảm đời sống khi nghỉ hưu, giảm bớt phần nào gánh nặng cho người thân, gia đình và xã hội.
Như vậy, trong suốt thời kỳ lịch sử, một nhu cầu tất yếu của con người là an dưỡng tuổi già mà không có sự lo lắng về thu nhập và cuộc sống. Khi về già sức lao động bị giảm sút, họ không thể làm việc tạo ra thu nhập. Do đó, nhu cầu cần một khoản tài chính ổn định hàng tháng để trang trải các thu nhập. Khi mà mô hình tháp dân số của nước ta chuyển sang mô hình dân số già thì nhu cầu này càng lớn hơn và gánh nặng lên xã hội càng nhiều. Chính vì vậy bảo hiểm hưu trí là cứu cánh cho các chính sách an sinh xã hội của bất kỳ quốc gia nào.
2.1.3.2 Chế độ hưu trí.
a) Đối tượng hưởng chế độ hưu trí
Theo quy định tại Điều 54 Luật BHXH 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 và Điều 6 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật BHXH về BHXH bắt buộc, người lao động được hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện:
- Nam đủ 60, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
- Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ hai mươi năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề, hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
- Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ hai mươi năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ mười lăm năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.
- Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và có đủ hai mươi năm đóng BHXH trở lên.
b) Điều kiện để hưởng chế độ hưu trí
Căn cứ theo Điều 54, 55 Luật BHXH số 58/2014/QH13, Quốc Hội quy định chi tiết điều kiện để người lao động được hưởng chế độ hưu trí với các đối tượng cụ thể như sau:
Điều kiện hưởng lương hưu cơ bản
Người lao động được nghỉ hưu khi có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và thuộc một trong các trường hợp sau:
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
- Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
- Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
- Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Người lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác.
- Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
Người lao động được nghỉ hưu khi có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và thuộc một trong các trường hợp sau:
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
- Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
Người lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
- Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành
c) Quy định về công tác chi trả lương hưu.
Quy định về công tác chi trả lương hưu qua hệ thống Bưu điện tại Điều 7 Quyết định 166/QĐ – BHXH như sau:
Hằng năm BHXH tỉnh thực hiện kí kết hợp đồng chi trả với Bưu điện tỉnh tổ chi trả các chế độ BHXH, BHTN bằng các hình thức:
- Qua tài khoản cá nhân cho người hưởng (hình thức ATM) - Bằng tiền mặt cho người hưởng (hình thức tiền mặt)
-Thực hiện chuyển danh sách chi trả C72A vào cuối giờ ngày làm việc cuối cùng của tháng hoặc đầu giờ ngày 01 tháng sau. Trường hợp ngày 01 tháng sau làm ngày nghỉ thì thực hiện chuyển vào cuối giờ ngày làm việc cuối cùng của tháng trước
- Trước 04 ngày theo lịch chi trả, BHXH tỉnh tạm ứng kinh phí cho Bưu điện bằng số tiền đã quyết toán của tháng trước.
- Ngày 01 hàng tháng, đối chiếu, thực hiện đối trừ số tiền chi BHXH đã chuyển cho cơ quan bưu điện của tháng trước còn dư (nếu có) trên Bảng thanh toán mẫu số C74a-HD với Danh sách C72A-HD để chuyển tiếp số kinh phí còn lại.
- Lập Thông báo theo mẫu số 1-CBH gửi BHXH huyện biết số kinh phí chi trả cho người hưởng trên địa bàn huyện do BHXH tỉnh chuyển cho Bưu điện tỉnh.
- Hướng dẫn cơ quan bưu điện lưu trữ Danh sách chi trả qua tài khoản cá nhân, Danh sách chi trả bằng tiền mặt và Giấy nhận tiền mẫu số C95-HD có chữ ký của người hưởng do cơ quan bưu điện chi trả theo đúng quy định của pháp luật. Ngày 05 hàng tháng lập Bảng thanh toán mẫu số C74a-HD gửi cơ quan BHXH.
- Thực hiện đối chiếu, kiểm tra, xét duyệt số tiền cơ quan bưu điện đã chi trả trong tháng tại Bảng thanh toán mẫu số C74a-HD, chuyển Phòng KHTC. Thời qian quyết toán trong thời gian 02 ngày (ngày 26 và 27 hàng tháng), ngay sau ngày chi trả xong lương hưu, trợ cấp BHXH cho người hưởng.
- Xây dựng kế hoạch, định kỳ hàng quý tổ chức kiểm tra, đối chiếu số phải chi, đã chi, chưa chi giữa chứng từ lưu tại cơ quan bưu điện hồ sơ quyết toán cơ quan Bưu điện gửi cơ quan BHXH.
Trách nhiệm tổ chức chi trả Bưu điện.
- Tiếp nhận Danh sách chi trả C72A trên Hệ thống thông tin do cơ quan BHXH chuyển sang. Căn cứ quy định tại Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, thực hiện chuyển đổi sang danh sách chi trả bản giấy từ danh sách điện tử.
- Bưu điện tỉnh thực hiện lập danh sách, chuyển lệnh chi cho ngân hàng vào ngày 2 của tháng để thực hiện chi trả cho đối tượng nhận lương hưu bằng hình thức ATM (nếu ngày 2 của tháng là ngày nghỉ phải thực hiện chuyển trước ngày nghỉ).
- Vào ngày 1 hàng tháng Bưu điện tỉnh chuyển kinh phí, danh sách chi trả cho Bưu điện các huyện để thực hiện chi trả cho đối tượng nhận lương hưu bằng hình thức tiền mặt theo quy định
Chi trả tại điểm chi trả: Bưu điện huyện tổ chức chi trả từ ngày 02 đến ngày 10 của tháng, thời gian chi trả ít nhất 6 giờ/ngày tại tất cả các điểm chi trả; chỉ kết thúc chi trả trước ngày mùng 10 đối với các điểm đã chi trả hết số lượng người hưởng theo danh sách do cơ quan BHXH chuyển đến.
Chi trả tại điểm giao dịch của Bưu điện huyện: Từ ngày 11 của tháng, tiếp tục chi trả tại các điểm chi trả là điểm giao dịch của bưu điện đến hết ngày 25 của tháng.
- Đối với những trường hợp nhận lương hưu bằng hình thức tiền mặt cần người lãnh thay phải đối chiếu giấy ủy quyền mẫu 13-CBH theo Quyết định 166/QĐ – BHXH.
- Thực hiện chi trả tận nơi cư trú cho người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng là người già yếu, cô đơn, ốm đau, bệnh tật, không có khả năng đi đến nhận lương hưu và trợ cấp BHXH tại điểm chi trả và cũng không có khả năng đi làm thủ tục ủy quyền cho người khác lĩnh thay.
- Khi chi trả nhân viên chi trả phải đối chiếu, kiểm tra thông tin, hình ảnh của người hưởng hoặc người được ủy quyền, hướng dẫn người hưởng hoặc người được ủy quyền ký tên vào Danh sách chi trả hoặc Giấy nhận tiền lương hưu.
- Tiếp nhận Thông báo theo mẫu số 2-CBH, đơn theo mẫu số 14-HSB của người hưởng đề nghị chuyển đổi phương thức nhận tiền từ tài khoản cá nhân sang lĩnh bằng tiền mặt hoặc ngược lại, hoặc thay đổi tài khoản cá nhân, hoặc thay đổi địa chỉ nơi nhận chế độ BHXH hàng tháng vào hệ thống CNTT sau đó nộp những mẫu này cho cơ quan BHXH tỉnh.
Quy định đối với tổ chức chi trả tại Điều 3 Quyết định 166/QĐ – BHXH: - Chi trả kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ, chính sách, đúng người hưởng.
- Nghiêm cấm việc nhân viên chi trả ký thay, nhận hộ chế độ BHXH, TCTN, trừ trực tiếp lương hưu, trợ cấp BHXH, TCTN của người hưởng vay nợ ngân hàng
hoặc các tổ chức tín dụng. Không thực hiện lôi kéo, ép buộc người hưởng sử dụng các dịch vụ khác do Bên B hoặc các tổ chức dịch vụ khác cung cấp
- Tổ chức làm ĐDCT phải được BHXH Việt Nam ký Hợp đồng dịch vụ chi trả các chế độ BHXH, TCTN và quản lý người hưởng BHXH hàng tháng (Tổ chức làm ĐDCT là TCT Bưu điện).
- TCT Bưu điện phải tổ chức các Điểm chi trả đến cấp xã phù hợp với điều kiện của từng địa phương và thống nhất với cơ quan BHXH. Điểm chi trả có địa chỉ cụ thể, được cập nhật vào Danh mục điểm chi trả trong toàn quốc đăng tải công khai trên Cổng Thông tin điện tử của BHXH Việt Nam. BHXH tỉnh, TCT Bưu điện và cơ quan bưu điện các cấp chịu toàn bộ trách nhiệm khi đơn vị, cá nhân trực thuộc để xảy ra mất tiền trong quá trình vận chuyển và trong khi chi trả dù bất kỳ nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Nếu xảy ra rủi ro mất tiền phải có phương án bù đắp ngay để tiếp tục chi trả cho người hưởng đầy đủ, đúng thời gian quy định, không để xảy ra khiếu kiện, gây khó khăn cho người hưởng. Trường hợp chi sai do lỗi của tổ chức làm ĐDCT phải ứng tiền để hoàn trả ngay cho quỹ BHXH trong vòng 02 ngày kể từ ngày phát hiện ra và thực hiện thu hồi số tiền chi trả sai theo quy định.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chi trả phải đảm bảo thuận tiện, an toàn, có nhà, có công cụ bảo quản tiền mặt, có bàn ghế phục vụ người hưởng, đối với điểm chi trả đông người hưởng phải có loa đài, đối với nơi sử dụng “Thẻ chi trả” phải được trang bị máy tính bàn hoặc máy tính xách tay hoặc thiết bị cầm tay, đầu đọc thẻ, webcam chụp ảnh, mạng internet…có các phương án dự phòng hiệu quả khi mất điện, không có mạng internet, không có mạng di động, thiết bị trục trặc…
- Về đội ngũ nhân viên làm công tác chi trả: Phải có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chi trả các chế độ BHXH,