2.4.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa vào cơ sở các tiền đề lý thuyết nêu trên và thực tiễn chi trả lương hưu tại thành phố Mỹ Tho, mô hình nghiên cứu đề xuất được thể hiện.
Hình 2.5: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ NGHỊ CỦA TÁC GIẢ
2.4.2.2 Thang đo
Thang điểm 5 Likert với 5 mức độ như sau: Hoàn toàn không đồng ý; Không đồng ý; Bình thường; Đồng ý; Hoàn toàn đồng ý.
Thang đo về ý định nhận lương hưu bằng hình thức ATM tại thành phố Mỹ Tho gồm 5 nhân tố với 23 yếu tố như sau:
H1+ H2+ H3+ H4+ H5+ - Tuổi - Nơi cƣ trú - Mức lƣơng hƣu. HỮU ÍCH DỄ SỬ DỤNG CHUẨN CHỦ QUAN TÍN NHIỆM CHI PHÍ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG ATM
STT Diễn giải Mã
hóa Nguồn
Nhận thức về hữu ích TC
1 Sử dụng thẻ ATM giúp tôi tiết kiệm thời gian HI1
Davis (1985), Davis và ctg (1989), Phạm Thị Minh Lý & Bùi Ngọc Tuấn Anh (2012)
2 Sử dụng thẻ ATM giúp công việc của tôi dễ
dàng hơn HI2
3 Sử dụng thẻ ATM giúp cho chất lượng cuộc
sống tốt hơn HI3
4 Sử dụng thẻ ATM là phong cách sống hiện
đại HI4
Nhận thức tính dễ sử dụng SD
5 Tôi tin rằng tôi có thể dễ dàng học cách sử
dụng thẻ ATM SD1 Davis (1985), Davis
và ctg (1989),
Hoàng Thị Phương Thảo (2013)
6 Tôi tin rằng tôi có thể nhanh chóng sử dụng
thành thạo thẻ ATM SD2
7 Tôi tin rằng các chức năng về thẻ ATM thì
dễ hiểu và rõ ràng SD3
Chuẩn chủ quan CQ
8 Gia đình và bạn bè có ảnh hưởng đến quyết
định sử dụng thẻ ATM của tôi CQ1
Ajzen & Fishbein (1975), Hoàng Thị Phương Thảo (2013) 9 Đồng nghiệp của tôi có ảnh hưởng đến quyết
định sử dụng thẻ ATM của tôi CQ2
10 Các phương tiện truyền thông ảnh hưởng đến
quyết định sử dụng thẻ ATM của tôi CQ3
11 Tôi thấy hầu hết mọi người xung quanh tôi
đều sử dụng thẻ ATM CQ4
Nhận thức về sự tín nhiệm TN
12 Tôi nghĩ rằng thông tin cá nhân sẽ được bảo
mật khi sử dụng thẻ ATM TN1
Hanudin Amin
13 Tôi hoàn toàn an tâm khi thực hiện các giao
dịch qua thiết bị thẻ ATM TN2
Minh Lý & Bùi Ngọc Tuấn Anh (2012)
14 Tôi tin rằng các giao dịch thẻ ATM sẽ được
thực hiện chính xác TN3
15 Tôi tin rằng các giao thẻ ATM sẽ diễn ra dễ
dàng TN4
Chi phí CP
16 Tôi cảm thấy chi phí mở thẻ ATM rất đắt CP1
First Annapolis (2007), Sultan Singh, Ms Komal (2009)
17
Tôi cảm thấy chi phí sử dụng thẻ ATM là rất đắt tiền (phí quản lý tài khoản, phí dịch vụ SMS, phí thường niên…)
CP2
18 Tôi sẽ không sử dụng thẻ ATM vì chi phí
của nó CP3
19 Tôi thích hình thức nhận tiền mặt hơn hình
thức sử dụng thẻ ATM CP4
Ý định sử dụng YD
20
Khi có điều kiện thích hợp (khả năng tài chính, giá dịch vụ, yêu cầu công việc…) tôi sẽ sử dụng thẻ ATM.
YD1
Ajzen & Fishbein (1975), Davis
(1985), Davis và ctg (1989), Phạm Thị Minh Lý & Bùi Ngọc Tuấn Anh (2012)
21 Tôi có ý định sử dụng thẻ ATM YD2
22 Tôi tin rằng tôi sẽ sử dụng thẻ ATM YD3
23 Tôi sẽ sử dụng thẻ ATM ngay từ bây giờ YD4
2.4.2.3 Giả thuyết nghiên cứu
Dựa vào mô hình nghiên cứu đề xuất, các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:
H1: Cảm nhận hữu dụng khi sử dụng thẻ có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng thẻ ATM
H2: Cảm nhận tính dễ dàng sử dụng khi sử dụng thẻ có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng thẻ ATM.
H3: Chuẩn chủ quan của cá nhân khách hàng có ảnh hưởng ý định sử dụng thẻ cùng chiều và trực tiếp đến ý định sử dụng thẻ ATM.
H4: Cảm nhận về chi phí khi sử dụng thẻ có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng thẻ ATM
H5: Cảm nhận tín nhiệm có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến ý định sử dụng thẻ ATM
Kết luận chƣơng 2
Chương 2 đã tổng hợp các nghiên cứu trước cho thấy ý định là yếu tố quan trọng dẫn đến hành vi của mỗi cá nhân. Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên hai mô hình chủ đạo đó là Thuyết hành vi dự định và Mô hình chấp nhận công nghệ và kết hợp với các yếu tố khác phù hợp với điều kiện của thành phố Mỹ Tho. Có 5 nhân tố được hình thành từ cơ sở lý thuyết, đó là Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức về tính dễ sử dụng, Nhận thức kiểm soát hành vi, Chuẩn chủ quan và Chi phí. Mô hình nghiên cứu có một biến phụ thuộc là ý định sử dụng thẻ ATM. Mô hình với 5 giả thuyết tác giả đưa ra có quan hệ đồng biến.
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 2 đã trình bày về các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu về ý định, từ đó phát triển các giả thuyết nghiên cứu và đưa ra mô hình nghiên cứu. Trong chương 3 tiếp theo, tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu khoa học bao gồm thiết kế nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp xử lý số liệu được sử dụng và đánh giá các thang đo dùng để do lường các khái niệm nghiên cứu cũng như kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đã đưa ra ở chương 2
3.1 Tình hình chi trả lƣơng hƣu trên địa bàn thành phố Mỹ Tho
3.1.1 Giới thiệu về BHXH tỉnh Tiền Giang
BHXH Tiền Giang được thành lập theo quyết định số 12/QĐ – TCCB ngày 15 tháng 6 năm 1995 của BHXH Việt Nam, là đơn vị hạch toán cấp 2 của hệ thống BHXH Việt Nam.
Từ lúc mới thành lập BHXH Tiền Giang đã gặp không ít khó khăn về cả nhân lực cũng như cơ sở vật chất. Nhưng đến nay, nhìn lại một chặng đường gần 25 năm hình thành và phát triển cùng với sự nỗ lực, cố gắng của các cán bộ, công nhân viên chức trong đơn vị và sự quan tâm giúp đỡ của UBND và các sở ngành tỉnh nhà, BHXH Tiền Giang đã từng bước phát triển và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà BHXH Việt Nam giao cho.
Cán bộ viên chức BHXH Tiền Giang luôn giữ vững sự đoàn kết thống nhất, nỗ lực phấn đấu xây dựng cơ quan phát triển bền vững, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy cho cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Soi chiếu vào những mục tiêu đã đặt ra với chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao, có thể thấy, trong 25 năm qua, BHXH Tiền Giang đã không ngừng nỗ lực để tổ chức triển khai thực hiện tốt tất cả các mặt công tác về thu BHXH, BHYT, BHTN, chính sách BHXH, BHYT, BHTN và quản lý tài chính
Phát triển số người tham gia
Số người tham gia BHXH, BHYT liên tục tăng lên qua các năm, tính đến hết năm 2019 số người tham gia BHXH trên 203.000 người, chiếm 20% lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó:
- Số người tham gia BHXH bắt buộc trên 198.000 người, đạt 100.7% chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao, tăng 6.1% so với năm trước.
- Số người tham gia BHXH tự nguyện là 5.660 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 83.2% kế hoạch BHXH Việt Nam giao.
- Số người tham gia BHTN trên 180.000 người, đạt 98.1% chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao, tăng 5.9% so với năm trước.
- Số người tham gia BHYT trên 1.465.000 người, đạt 100.9% chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao, tăng 4.1% so với năm trước, tỷ lệ bao phủ đạt 82.5% dân số toàn tỉnh (gần 1.775.000), vượt 0.9% chỉ tiêu Chính phủ giao (81.3%)
Công tác thu
Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN năm 2019 là 4.240 ngàn tỷ đồng, đạt 100.2% so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao, tăng 12.1% so với năm 2018.
- Thu BHXH: 2.619.737 tỷ đồng, đạt 99.2% kế hoạch BHXH Việt Nam giao, tăng 11% so với năm 2017.
- Thu BHYT: 1.352.588 tỷ đồng, đạt 101.4% kế hoạch BHXH Việt Nam giao, tăng 10% so với năm 2017.
- Thu BHTN: 197.952 tỷ đồng, đạt 97.6% kế hoạch BHXH Việt Nam giao, tăng 14% so với năm 2017.
- Thu BHXH tự nguyện: 14.178 tỷ đồng, đạt 49% kế hoạch BHXH Việt Nam giao. - Thu BH TNLĐ-BNN: 52.304 tỷ đồng.
- Thu lãi chậm đóng: 3.580 tỷ đồng.
Đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT
Công tác giải quyết chính sách BHXH, chi trả các chế độ BHXH, thực hiện quy định về tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa theo đúng quy định, góp phần giảm thiểu thời gian và kinh phí thực hiện thủ tục BHXH cho doanh nghiệp và người dân, đảm bảo kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người thụ hưởng. Một số thủ tục giải quyết chế độ chính sách đã giảm từ 30% đến 50% thời gian so với trước đây. Đối với hồ sơ giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất, chế độ
ngắn hạn, giải quyết trợ cấp BHXH một lần, cấp sổ BHXH đảm bảo giải quyết và trả kết quả đúng hoặc trước thời gian quy định.
Hàng năm, BHXH tỉnh đã kịp thời chuyển kinh phí cho ngành Bưu điện để chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho người thụ hưởng. Ngành BHXH cũng đã vận động và được nhiều người hưởng ứng việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng qua thẻ ATM. Tính đến nay, đã có hơn 6.000 người chuyển đổi, chiếm khoảng 37% trên tổng số người hưởng.
Công tác tuyên truyền
Từ năm 2017 - 2019, toàn tỉnh đã tổ chức 13 lớp tập huấn cho cán bộ nguồn và tuyên truyền viên pháp luật lao động với 1.924 lượt người tham dự; tổ chức 22 buổi tuyên truyền trực tiếp cho 5.522 người lao động tại 27 doanh nghiệp; tổ chức 01 Hội thi tìm hiểu pháp luật lao động - công đoàn có lồng ghép tuyên truyền chính sách BHXH với 320 người lao động và người sử dụng của 60 doanh nghiệp tham dự; cấp phát 700.000 tờ rơi, tờ gấp,... và 500 đĩa CD, viết 144 bài chuyên mục về BHXH đăng trên Báo Ấp Bắc, treo 185 băng - rôn tuyên truyền, phát thanh 60 lượt về chính sách BHXH trên đài truyền thanh cấp xã…
Qua công tác tuyên truyền giúp cho người lao động và người sử dụng lao động nhận thức và ý thức hơn trong việc chấp hành pháp luật BHXH, cũng như hiểu rõ về quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc tham gia BHXH. Đội ngũ cộng tác viên trong ngành BHXH đã được hình thành và phát triển ổn định, từng bước đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH.
3.1.2 Thực trạng về tình hình chi trả lương hưu tại thành phố Mỹ Tho
Với mục tiêu chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH chu đáo, an toàn, kịp thời, đáp ứng nhu cầu cho đối tượng thụ hưởng, bên cạnh phương thức chi trả trực tiếp tại các đại lý bưu điện, thì chi trả các chế độ BHXH thông qua tài khoản cá nhân (ATM) được ngành BHXH tỉnh Tiền Giang triển khai thực hiện có hiệu quả.
Thực hiện sự chỉ đạo của BHXH Việt Nam về việc cải cách hành chính mạnh mẽ trong công tác chi trả BHXH, cụ thể là thực hiện các giải pháp vận động, khuyến khích phát triển người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua các phương tiện thanh
toán không dùng tiền mặt, với mục tiêu đến năm 2021 số người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua ATM đạt 50%, BHXH tỉnh đã triển khai thực hiện tuyên truyền, vận động đến từng người tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh và giao chỉ tiêu phấn đấu chi trả các chế độ BHXH qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cụ thể cho BHXH các huyện, thị xã và thành phố, định kỳ báo cáo số liệu chi trả qua ATM để theo dõi tiến độ; đồng thời, tại BHXH tỉnh theo dõi tiến độ thực hiện hàng ngày nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Tính đến tháng 12/2019, tỷ lệ người nhận các chế độ BHXH qua tài khoản cá nhân chỉ đạt bình quân là 41%, trong đó số người nhận lương hưu bằng hình thức ATM chiếm 39% trên tổng số người hưởng chế độ hưu trí.
Trên địa bàn thành phố Mỹ Tho hiện có hơn 7.000 người thụ hưởng lương hưu với số tiền chi trả mỗi tháng hàng trên 35 tỉ đồng thuộc 3 nguồn chi trả: Ngân sách nhà nước, Qũy BHXH bắt buộc, Qũy BHXH tự nguyện, tỷ lệ số người nhận lương hưu qua hình thức ATM chỉ chiếm 38% (2661 người/4.342) trên tổng số người nhận lương hưu. Đây là một tỷ lệ chưa cao đối với trung tâm kinh tế của tỉnh nhà và cần tập trung tuyên truyền, vận động số người hưởng lương hưu trên địa bàn thành phố góp phần tăng nhanh tỷ lệ người hưởng trợ cấp BHXH, TCTN bằng hình thức ATM của tỉnh theo chỉ tiêu BHXH Việt Nam đã giao.
Bảng 3.1 Tình hình chi trả lƣơng hƣu trên địa bàn thành phố Mỹ Tho Triệu đồng
Nguồn: Số liệu báo cáo quyết toán qua các năm của BHXH tỉnh Tiền Giang
Số lượt người Số tiền Số lượt người Số tiền Số lượt người Số tiền Ngân sách nhà nước 1.101 3.950 1.064 3.994 985 3.926 Quỹ BHXH bắt buôc 4.961 24.070 5.308 27.763 5.857 33.275 Quỹ BHXH tự nguyện 94 255 120 331 161 452 Tổng cộng 6.156 28.275 6.492 32.088 7.003 37.653 Nguồn chi trả Chế độ hưu trí
Bảng 3.2 Tổng hợp chi trả lƣơng hƣu theo hình thức tại thành phố Mỹ Tho
Nguồn: Số liệu báo cáo quyết toán qua các năm của BHXH tỉnh Tiền Giang
Thực hiện Hợp đồng chi trả số 01 ngày 02/07/2019 về công tác quản lý người hưởng và chi trả các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp (TCTN) qua hệ thống Bưu điện ký giữa BHXH Tiền Giang và Bưu điện Tiền Giang vào mỗi kì chi trả Bưu điện phải phân công cán bộ chi trả tổ chức chi trả cho người hưởng lương hưu tại các điểm chi trả phường, xã trên địa bàn tỉnh. Hiện tại thành phố Mỹ Tho có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 11 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, Tân Long và 6 xã: Đạo Thạnh, Trung An, Mỹ Phong, Tân Mỹ Chánh, Thới Sơn, Phước Thạnh. Vì vậy, tại Mỹ Tho sẽ tổ chức 17 điểm chi trả, tại địa bàn phường Tân Long và xã Thới Sơn do số người hưởng thấp nên cán bộ chi trả sẽ chi trả cho từng đối tượng tại nhà.
Số lượt
người Số tiền
Số lượt
người Số tiền Tiền mặt ATM
Năm 2017 4.187 17.936 1.969 10.339 68% 32% Năm 2018 4.220 19.231 2.272 12.857 65% 35% Năm 2019 4.342 21.614 2.661 16.039 62% 38% Triệu đồng Thời gian Hình thức chi trả
Bảng 3.3 Danh sách phân công nhân viên Bƣu điện chi trả lƣơng hƣu bằng hình thức tiền mặt tại các phƣờng/ xã
Nguồn: Danh sách phân công cán bộ chi trả của Bưu điện TP. Mỹ Tho
Nhân viên hỗ trợ
Tên nhân viên Số điện thoại Tên nhân viên
1 Phường 1 Bàn 1 Bưu điện TP Mỹ Tho Bùi Thị Phương Lan 0919761919 Bàn 1 Phòng QLNV hỗ trợ
Bàn 2 Phạm Thị Hồng Vân 0919474355 3 Phường 4 Bàn 1 Bưu cục Yersin (Bưu Điện Tỉnh
Tiền Giang) Lê Thị Bích Huyền 0918690179 Bàn 1 Phòng Kinh doanh_
Huỳnh Phúc Thiên 0914770068
Bàn 2 Võ Thị Thanh Phương 083547157
Bàn 1 BĐ Mỹ Tho 1 bàn Nhân Viên Bưu Điện Mỹ Tho
Bàn 2 Nhà văn hóa KP10 Phường 6 Nguyễn Thị Thanh
Hương 0912697677
6 Phường 7 Bàn 1 Bưu cục Yersin (Bưu Điện Tỉnh
Tiền Giang) Huỳnh Phương Thắm 0919154156 Phòng kế toán hỗ trợ 7 Phường 8 Bàn 1 Hội trường UBND Phường 8 Nguyễn Thị Kiều Ngân. 0919873871 Huyền Trân P.KTNV 8 Phường 9, Tân
Mỹ Chánh Bàn 1 Bưu cục Tân Mỹ Chánh Nguyễn Thị Mỹ Nhung Phan Nguyễn Ngọc Trang 9 Phường 10 Bàn 1 Hội trường UBND Phường 10 Huỳnh Thị Kiều Diễm 0915108405 Nguyễn Lê Thanh Trúc.
PTCHC 10 Trung An Bàn 1 Văn Hóa Xã Trung An Nguyễn Thị Minh Tuyến 0913016141 Huỳnh Thị Xuân Mai. Kế