(Taylor và Todd, 1995) nhận thấy rằng, khả năng của TAM để dự đoán quyết định hành vi của người sử dụng -công nghệ mới và việc sử dụng thực tế đã được hỗ trợ bởi rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhưng mô hình này không có hai nhân tố (nhân tố xã hội và kiểm soát hành vi) đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu để có khả năng đáng kể ảnh hưởng đến việc sử dụng thực tế của người sử dụng trong việc sử dụng công nghệ mới. (Taylor và Todd, 1995) đã đề xuất một mô hình TAM- TPB bằng cách kết hợp mô hình TPB và TAM. [26]
Hình 2.4: Mô hình kết hợp TPB-TAM 2.4 Cơ sở lý thuyết và mô hình đề xuất
Trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết của các tác giả trên thế giới và các điều kiện thực tế tại thành phố Mỹ Tho, trong phần này, tham khảo từ các nghiên cứu trước cùng chung lĩnh vực nghiên cứu này tác giả sẽ đề xuất các khái niệm cho mô hình nghiên cứu:
2.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nhận lương hưu bằng hình thức ATM. 2.4.1.1 Ảnh hưởng của nhận thức sự hữu ích 2.4.1.1 Ảnh hưởng của nhận thức sự hữu ích
Nhận thức hữu ích là nhân tố trong mô hình TAM truyền thống và được áp dụng rộng rãi trong việc áp dụng các công nghệ mới. Nhận thức hữu ích được định nghĩa là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống sẽ nâng cao hiệu suất công việc của mình (Davis, 1989).[21]
Phần lớn đối tượng hưu trí cho rằng nhận lương hưu bằng hình thức ATM hay tiền mặt thì mức lương đều là như vậy. Do đó, đối tượng hưu trí chỉ đánh giá cao hình thức nhận tiền lương hưu qua ATM khi họ nhận thức rằng hình thức qua ATM hữu ích hơn. Trong mô hình TAM, nhận thức hữu ích dự đoán sử dụng và mục đích sử dụng.
Do đó, giả thuyết được đề xuất:
Giả thuyết 1 (H1): Nhận thức hữu ích có ảnh hưởng tích cực đến ý định nhận lương hưu bằng hình thức ATM của đối tượng hưu trí.
2.4.1.2 Ảnh hưởng của nhận thức dễ sử dụng
Nhận thức dễ sử dụng là mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống cụ thể sẽ không tốn nhiều công sức (Davis, 1989). Hệ thống công nghệ đổi mới được coi là dễ sử dụng hơn và ít phức tạp hơn sẽ có nhiều khả năng được chấp nhận và được sử dụng bởi người sử dụng tiềm năng (Davis và cộng sự, 1989). [21]
Về mặt lý thuyết, dễ sử dụng được nhận thức khi đối tượng hưu trí cảm thấy hệ thống ATM không khó hiểu, dễ học và sử dụng. Vì lý do này, tính dễ sử dụng được coi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc chấp nhận và sử dụng các công nghệ mới của người tiêu dùng.
Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, một hệ thống dễ sử dụng cần có các giao diện thân thiện như các bước rõ ràng và dễ thấy, nội dung phù hợp và bố trí đồ họa, các chức năng hữu ích, các thông báo lỗi, các lệnh rõ ràng và dễ hiểu.
Do đó, giả thuyết được đề xuất:
Giả thuyết 2 (H2): Nhận thức dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến ý định chọn hình thức nhận lương hưu qua ATM của đối tượng hưu trí.
2.4.1.3 Ảnh hưởng của chuẩn chủ quan
Chuẩn chủ quan có thể được mô tả là Nhận thức của cá nhân về các áp lực của xã hội đến việc thực hiện hay không thực hiện một hành vi (Ajzen, 1991).[22]
Mối quan hệ chuẩn chủ quan và quyết định hành vi là nền tảng của TRA và TPB. Chuẩn chủ quan và quyết định hành vi có tác động tích cực. Đó là, khi các cá nhân nhận thức một kỳ vọng xã hội cao hơn cho hành vi nhất định, các đối tượng hưu trí sẽ sẵn sàng nhận lời khuyên từ các nguồn tham khảo và có xu hướng tuân theo một chuẩn chủ quan mạnh mẽ hơn theo hành vi, do đó có quyết định để thực
hiện hành vi đó (Ajzen 1985, 1991). Trong một nghiên cứu thực nghiệm về sự tham gia, cũng ủng hộ mối quan hệ giữa chuẩn chủ quan liên quan đến sử dụng và quyết định sử dụng và kết luận rằng trong việc phát triển hệ thống thông tin, chuẩn chủ quan là yếu tố quyết định quan trọng (Hartwick và Barki 1994).[23]
Do đó, giả thuyết được đề xuất:
Giả thuyết 3 (H3): Cảm nhận chuẩn chủ quan ảnh hưởng tích cực đến ý định chọn hình thức nhận lương hưu qua ATM của đối tượng hưu trí.
2.4.1.4 Ảnh hưởng của nhận thức tín nhiệm
Nhận thức tín nhiệm là cấp độ mà người tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận các rủi ro để tin tưởng vào dịch vụ ATM. Mức độ rủi ro liên quan đến các giao dịch tài chính và kết quả của niềm tin là làm giảm bớt nhận thức rủi ro, dẫn đến quyết định tích cực đối với việc chọn hình thức nhận lương hưu qua ATM. Do đó có thể kết luận rằng sự tín nhiệm là quan trọng để đối tượng hưu trí quyết định chọn hình thức qua ATM. Nếu hệ thống mà người dùng không có niềm tin, nó sẽ là vô cùng khó khăn cho việc gia tăng nhanh số lượng và mở rộng cho các đối tượng nhận trợ cấp BHXH.
Do đó, giả thuyết được đề xuất:
Giả thuyết 4 (H4): Cảm nhận tín nhiệm có tác động tích cực đến ý định chọn hình thức nhận lương hưu qua ATM của đối tượng hưu trí.
2.4.1.5 Chi phí
Trong nhiều nghiên cứu vế ý định sử dụng thẻ ATM trước đây, tác động của yếu tố chi phí chưa được chú ý đến so với các tiêu chí khác. Khi mua một sản phẩm dịch vụ khách hàng phải trả một chi phí nào đó để đổi lại giá trị sử dụng mà mình cần. Như vậy chi phí đó dược gọi là cái phải đánh đổi để có được giá trị để sử dụng dịch vụ đó. Thông tư số 35/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3/2013 hiện nay người sử dụng thẻ ATM có 6 loại phí cơ bản. Người dùng thường phải chịu 2 loại cố định.. Ngoài phí rút tiền ngoại mạng thì chủ thẻ gánh thêm hàng loạt phí khác như phí rút tiền nội mạng (rút tại chính máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ), phí chuyển khoản….. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm của First
Annapolis (2007) [24] đã chỉ ra vấn đề về chi phí là 1 trong 3 nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng.
Do đó, giả thuyết được đề xuất:
Giả thuyết 5 (H5): Chi phí có tác động tích cực đến ý định chọn hình thức nhận lương hưu qua ATM của đối tượng hưu trí.
2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất và thang đo 2.4.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.4.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa vào cơ sở các tiền đề lý thuyết nêu trên và thực tiễn chi trả lương hưu tại thành phố Mỹ Tho, mô hình nghiên cứu đề xuất được thể hiện.
Hình 2.5: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ NGHỊ CỦA TÁC GIẢ
2.4.2.2 Thang đo
Thang điểm 5 Likert với 5 mức độ như sau: Hoàn toàn không đồng ý; Không đồng ý; Bình thường; Đồng ý; Hoàn toàn đồng ý.
Thang đo về ý định nhận lương hưu bằng hình thức ATM tại thành phố Mỹ Tho gồm 5 nhân tố với 23 yếu tố như sau:
H1+ H2+ H3+ H4+ H5+ - Tuổi - Nơi cƣ trú - Mức lƣơng hƣu. HỮU ÍCH DỄ SỬ DỤNG CHUẨN CHỦ QUAN TÍN NHIỆM CHI PHÍ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG ATM
STT Diễn giải Mã
hóa Nguồn
Nhận thức về hữu ích TC
1 Sử dụng thẻ ATM giúp tôi tiết kiệm thời gian HI1
Davis (1985), Davis và ctg (1989), Phạm Thị Minh Lý & Bùi Ngọc Tuấn Anh (2012)
2 Sử dụng thẻ ATM giúp công việc của tôi dễ
dàng hơn HI2
3 Sử dụng thẻ ATM giúp cho chất lượng cuộc
sống tốt hơn HI3
4 Sử dụng thẻ ATM là phong cách sống hiện
đại HI4
Nhận thức tính dễ sử dụng SD
5 Tôi tin rằng tôi có thể dễ dàng học cách sử
dụng thẻ ATM SD1 Davis (1985), Davis
và ctg (1989),
Hoàng Thị Phương Thảo (2013)
6 Tôi tin rằng tôi có thể nhanh chóng sử dụng
thành thạo thẻ ATM SD2
7 Tôi tin rằng các chức năng về thẻ ATM thì
dễ hiểu và rõ ràng SD3
Chuẩn chủ quan CQ
8 Gia đình và bạn bè có ảnh hưởng đến quyết
định sử dụng thẻ ATM của tôi CQ1
Ajzen & Fishbein (1975), Hoàng Thị Phương Thảo (2013) 9 Đồng nghiệp của tôi có ảnh hưởng đến quyết
định sử dụng thẻ ATM của tôi CQ2
10 Các phương tiện truyền thông ảnh hưởng đến
quyết định sử dụng thẻ ATM của tôi CQ3
11 Tôi thấy hầu hết mọi người xung quanh tôi
đều sử dụng thẻ ATM CQ4
Nhận thức về sự tín nhiệm TN
12 Tôi nghĩ rằng thông tin cá nhân sẽ được bảo
mật khi sử dụng thẻ ATM TN1
Hanudin Amin
13 Tôi hoàn toàn an tâm khi thực hiện các giao
dịch qua thiết bị thẻ ATM TN2
Minh Lý & Bùi Ngọc Tuấn Anh (2012)
14 Tôi tin rằng các giao dịch thẻ ATM sẽ được
thực hiện chính xác TN3
15 Tôi tin rằng các giao thẻ ATM sẽ diễn ra dễ
dàng TN4
Chi phí CP
16 Tôi cảm thấy chi phí mở thẻ ATM rất đắt CP1
First Annapolis (2007), Sultan Singh, Ms Komal (2009)
17
Tôi cảm thấy chi phí sử dụng thẻ ATM là rất đắt tiền (phí quản lý tài khoản, phí dịch vụ SMS, phí thường niên…)
CP2
18 Tôi sẽ không sử dụng thẻ ATM vì chi phí
của nó CP3
19 Tôi thích hình thức nhận tiền mặt hơn hình
thức sử dụng thẻ ATM CP4
Ý định sử dụng YD
20
Khi có điều kiện thích hợp (khả năng tài chính, giá dịch vụ, yêu cầu công việc…) tôi sẽ sử dụng thẻ ATM.
YD1
Ajzen & Fishbein (1975), Davis
(1985), Davis và ctg (1989), Phạm Thị Minh Lý & Bùi Ngọc Tuấn Anh (2012)
21 Tôi có ý định sử dụng thẻ ATM YD2
22 Tôi tin rằng tôi sẽ sử dụng thẻ ATM YD3
23 Tôi sẽ sử dụng thẻ ATM ngay từ bây giờ YD4
2.4.2.3 Giả thuyết nghiên cứu
Dựa vào mô hình nghiên cứu đề xuất, các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:
H1: Cảm nhận hữu dụng khi sử dụng thẻ có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng thẻ ATM
H2: Cảm nhận tính dễ dàng sử dụng khi sử dụng thẻ có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng thẻ ATM.
H3: Chuẩn chủ quan của cá nhân khách hàng có ảnh hưởng ý định sử dụng thẻ cùng chiều và trực tiếp đến ý định sử dụng thẻ ATM.
H4: Cảm nhận về chi phí khi sử dụng thẻ có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng thẻ ATM
H5: Cảm nhận tín nhiệm có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến ý định sử dụng thẻ ATM
Kết luận chƣơng 2
Chương 2 đã tổng hợp các nghiên cứu trước cho thấy ý định là yếu tố quan trọng dẫn đến hành vi của mỗi cá nhân. Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên hai mô hình chủ đạo đó là Thuyết hành vi dự định và Mô hình chấp nhận công nghệ và kết hợp với các yếu tố khác phù hợp với điều kiện của thành phố Mỹ Tho. Có 5 nhân tố được hình thành từ cơ sở lý thuyết, đó là Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức về tính dễ sử dụng, Nhận thức kiểm soát hành vi, Chuẩn chủ quan và Chi phí. Mô hình nghiên cứu có một biến phụ thuộc là ý định sử dụng thẻ ATM. Mô hình với 5 giả thuyết tác giả đưa ra có quan hệ đồng biến.
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 2 đã trình bày về các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu về ý định, từ đó phát triển các giả thuyết nghiên cứu và đưa ra mô hình nghiên cứu. Trong chương 3 tiếp theo, tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu khoa học bao gồm thiết kế nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp xử lý số liệu được sử dụng và đánh giá các thang đo dùng để do lường các khái niệm nghiên cứu cũng như kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đã đưa ra ở chương 2
3.1 Tình hình chi trả lƣơng hƣu trên địa bàn thành phố Mỹ Tho
3.1.1 Giới thiệu về BHXH tỉnh Tiền Giang
BHXH Tiền Giang được thành lập theo quyết định số 12/QĐ – TCCB ngày 15 tháng 6 năm 1995 của BHXH Việt Nam, là đơn vị hạch toán cấp 2 của hệ thống BHXH Việt Nam.
Từ lúc mới thành lập BHXH Tiền Giang đã gặp không ít khó khăn về cả nhân lực cũng như cơ sở vật chất. Nhưng đến nay, nhìn lại một chặng đường gần 25 năm hình thành và phát triển cùng với sự nỗ lực, cố gắng của các cán bộ, công nhân viên chức trong đơn vị và sự quan tâm giúp đỡ của UBND và các sở ngành tỉnh nhà, BHXH Tiền Giang đã từng bước phát triển và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà BHXH Việt Nam giao cho.
Cán bộ viên chức BHXH Tiền Giang luôn giữ vững sự đoàn kết thống nhất, nỗ lực phấn đấu xây dựng cơ quan phát triển bền vững, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy cho cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Soi chiếu vào những mục tiêu đã đặt ra với chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao, có thể thấy, trong 25 năm qua, BHXH Tiền Giang đã không ngừng nỗ lực để tổ chức triển khai thực hiện tốt tất cả các mặt công tác về thu BHXH, BHYT, BHTN, chính sách BHXH, BHYT, BHTN và quản lý tài chính
Phát triển số người tham gia
Số người tham gia BHXH, BHYT liên tục tăng lên qua các năm, tính đến hết năm 2019 số người tham gia BHXH trên 203.000 người, chiếm 20% lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó:
- Số người tham gia BHXH bắt buộc trên 198.000 người, đạt 100.7% chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao, tăng 6.1% so với năm trước.
- Số người tham gia BHXH tự nguyện là 5.660 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 83.2% kế hoạch BHXH Việt Nam giao.
- Số người tham gia BHTN trên 180.000 người, đạt 98.1% chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao, tăng 5.9% so với năm trước.
- Số người tham gia BHYT trên 1.465.000 người, đạt 100.9% chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao, tăng 4.1% so với năm trước, tỷ lệ bao phủ đạt 82.5% dân số toàn tỉnh (gần 1.775.000), vượt 0.9% chỉ tiêu Chính phủ giao (81.3%)
Công tác thu
Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN năm 2019 là 4.240 ngàn tỷ đồng, đạt 100.2% so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao, tăng 12.1% so với năm 2018.
- Thu BHXH: 2.619.737 tỷ đồng, đạt 99.2% kế hoạch BHXH Việt Nam giao, tăng 11% so với năm 2017.
- Thu BHYT: 1.352.588 tỷ đồng, đạt 101.4% kế hoạch BHXH Việt Nam giao, tăng 10% so với năm 2017.
- Thu BHTN: 197.952 tỷ đồng, đạt 97.6% kế hoạch BHXH Việt Nam giao, tăng 14% so với năm 2017.
- Thu BHXH tự nguyện: 14.178 tỷ đồng, đạt 49% kế hoạch BHXH Việt Nam giao. - Thu BH TNLĐ-BNN: 52.304 tỷ đồng.
- Thu lãi chậm đóng: 3.580 tỷ đồng.
Đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT
Công tác giải quyết chính sách BHXH, chi trả các chế độ BHXH, thực hiện quy định về tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa theo đúng quy định, góp phần giảm thiểu thời gian và kinh phí thực hiện thủ tục BHXH cho doanh nghiệp và người dân, đảm bảo kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người thụ hưởng. Một số thủ tục giải quyết chế độ chính sách đã giảm từ 30% đến 50% thời gian so với trước đây. Đối với hồ sơ giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất, chế độ
ngắn hạn, giải quyết trợ cấp BHXH một lần, cấp sổ BHXH đảm bảo giải quyết và trả kết quả đúng hoặc trước thời gian quy định.
Hàng năm, BHXH tỉnh đã kịp thời chuyển kinh phí cho ngành Bưu điện để chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho người thụ hưởng. Ngành BHXH cũng đã vận động và được nhiều người hưởng ứng việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng qua thẻ ATM. Tính đến nay, đã có hơn 6.000 người chuyển đổi, chiếm