hƣớng xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa
Hiện nay, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra khá nhanh ở nhiều địa phương trên cả nước, do vậy việc xây dựng huyện NTM gắn với quá trình đô thị hóa là tất yếu. Đây cũng là yêu cầu mới đặt ra đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM cho phù hợp thực tiễn phát triển. Xây dựng NTM trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện nhằm hình thành khu vực dân cư và cơ sở hạ tầng phù hợp tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tái cơ cấu nông nghiệp và thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, từng bước tạo điều kiện, môi trường sử dụng mức cao nhất lực lượng lao động trên địa bàn huyện. Mặt khác, xây dựng NTM trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện nhằm định hướng quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường và các dịch vụ xã hội phù hợp định hướng đô thị hóa, từng bước chuẩn bị cho việc hình thành đô thị trên địa bàn, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư. Do vậy, yêu cầu đặt ra là, xây dựng huyện NTM cần phù hợp lộ trình, giai đoạn nâng cấp lên đô thị theo mục tiêu phát triển kinh tế ở mức cao nhất, sử dụng đất đai hiệu quả, có kế thừa, tránh đầu tư lãng phí trong quá trình đô thị hóa.
Trong những năm qua huyện Đức Tr ng luôn được đón nhận các chính sách ưu tiên, sự quan tâm, đầu tư từ Trung ương và Tỉnh trong quá trình phát triển của đô thị loại III. Hiện nay, ngoài tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Quyết định 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 và Quyết định 1528/QĐ-TTg, ngày
3/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết 03-NQ/TU, ngày 13/9/2016 của Tỉnh ủy Lâm Đồng “Về phát triển vùng phụ cận giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2030”, mở rộng quan hệ, hợp tác với các địa phương, các tổ chức trong nước và quốc tế. Đây sẽ là những điều kiện tốt để huyện Đức Tr ng tiếp tục thu hút nhiều nguồn đầu tư, tiếp cận khoa h c, công nghệ tiên tiến, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, sinh h c, công nghiệp chế biến, mở rộng thị trường, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Xây dựng trung tâm giáo dục, nghiên cứu khoa h c, đào tạo nguồn nhân lực, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và du lịch chất lượng cao tầm quốc gia, quốc tế cũng được xác định là nhiệm vụ quan tr ng để phát triển Đức Tr ng trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, việc đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; duy trì tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, phát huy m i nguồn lực để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong quá trình hội nhập. Đồng thời phải phát huy dân chủ, sức sáng tạo, ý chí, khát v ng và sức mạnh toàn dân; giữ vững đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ, trong hệ thống chính trị, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận xã hội. Phương châm “Xây dựng huyện Đức Tr ng phát triển toàn diện, bền vững, văn minh, hiện đại” và trở thành đô thị loại IV trong thời gian tới.
Tuy nhiên, trong xu thế phát triển và quá trình hội nhập quốc tế của đất nước, huyện Đức Tr ng cũng chịu ảnh hưởng tác động từ tình hình kinh tế - chính trị diễn biến hết sức phức tạp, khó lường của khu vực và thế giới như âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động chống phá Đảng, nhà nước, dân tộc và công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay. Bên cạnh những khó khăn chung của tỉnh và cả nước về phát triển kinh tế - xã hội, huyện còn phải đối mặt với những khó khăn về hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng giao thông, đô thị, dịch vụ.. chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; các ngành kinh tế được xác định là mũi nh n chưa thật sự có bước đột phá như kỳ v ng; quá trình phát triển, không thể tránh khỏi những vấn đề bất cập
phát sinh về giao thông, môi trường, cảnh quan, về an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội cũng như những hạn chế từ chính năng lực, trình độ, ý chí, khát v ng của một bộ phận cán bộ, đảng viên trên một số ngành, lĩnh vực.