Đổi mới các hình thức huy động kinh phí của toàn xã hội để đầu tƣ xây dựng hạ tầng nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đức trọng tỉnh lâm đồng (Trang 59 - 60)

tƣ xây dựng hạ tầng nông thôn

Để thực hiện tốt tiến trình xây dựng nông thôn mới cần phải có biện pháp huy động tích cực và linh hoạt, tranh thủ tất cả các nguồn vốn theo phương châm: đa dạng hóa các nguồn vốn, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn từ bên ngoài là hết sức quan tr ng. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của xã, huyện; khuyến khích tiết kiệm trong tiêu dùng dành cho đầu tư phát triển. Rà soát, quản lý chặt chẽ việc thực hiện định mức, chế độ chi tiêu; đảm bảo sử dụng ngân sách đúng mục đích có hiệu quả; tiết kiệm chi hành chính; tăng cường ngân sách cho đầu tư phát triển. Chủ động đề xuất các công trình xây dựng theo quy hoạch chi tiết, thực hiện xây dựng kế hoạch vốn hàng năm và cho từng dự án cụ thể về mạng lưới giao thông, thủy lợi, nhà ở dân cư, trường h c, các công trình điện nước, thông tin liên lạc, cơ sở bảo vệ môi trường, phát triển cây xanh.

Tăng cường huy động nguồn vốn doanh nghiệp cần có các biện pháp tháo gỡ khó khăn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt liên quan đến các điểm nghẽn về đầu vào mặt bằng sản xuất, nhân lực, nguyên nhiên vật liệu và năng lượng, khoa h c công nghệ, chính sách thuế…) và đầu ra của sản xuất thị trường tiêu thụ, vận chuyển hàng hóa, thủ tục hành chính, thương hiệu và bảo vệ quyền sáng chế…). Đẩy mạnh chính sách xã hội hóa trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, nhà ở… nhằm thu hút nguồn lực vào đầu tư phát triển. Tuyên truyền vận động biểu dương khen thưởng các điển hình trong dân cư thực hành tiết kiệm, bỏ vốn sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải xã hội, làm giàu cho bản thân và gia đình. Đồng thời có biện pháp hỗ trợ về phương hướng sản xuất, kỹ thuật, thị trường,… để người dân đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

Một hình thức huy động vốn hiệu quả cần được linh hoạt vận dụng đó là vận động sự đóng góp người dân địa phương. Dân tộc Việt Nam có truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, vì thế nhiều con em địa phương thành đạt, xa quê s n sàng đóng góp kinh phí góp phần xây dựng quê hương. Chính quyền

cơ sở, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của các xã nên có sự kết nối kêu g i tình thần tình nguyện của con em xa quê, hỗ trợ thêm nguồn kinh phí cho địa phương, đóng góp sức mình vào việc thay đổi bộ mặt của quê hương. Bên cạnh đó, cũng cần kêu g i sự ủng hộ sức người, sức của trong đông đảo quần chúng nhân dân đang công tác, sinh sống tại địa phương, đặc biệt những người có điều kiện kinh tế, nhiệt tình muốn đóng góp cho sự nghiệp xây dựng địa phương ngày càng giàu mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đức trọng tỉnh lâm đồng (Trang 59 - 60)