Bài học kinh nghiệm cho quá trình thực hiện quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đức Trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đức trọng tỉnh lâm đồng (Trang 28 - 30)

nƣớc về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đức Trọng

Từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới của huyện Đơn Dương và Di Linh nói trên rút ra một số bài h c kinh nghiệm cho quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đức Tr ng như sau:

Một là, sự quan tâm chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện,

sáng tạo, chủ động của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể, cán bộ đảng viên, đặc biệt là trong công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động sâu rộng trong Nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong xây dựng NTM, để qua đó huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia, nhằm phát huy nội lực của cộng đồng góp sức xây dựng NTM.

Hai là, mục tiêu cơ bản, chủ yếu của xây dựng NTM nhằm nâng cao đời

sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và đô thị; do vậy cần nhận thức và hành động đúng về xây dựng NTM với phương châm: Nhận thức đúng là tiền đề, cán bộ tâm huyết là quyết định, 19 tiêu chí là định hướng, xây dựng cơ sở hạ tầng là khâu đột phá, phát triển sản xuất là gốc, nâng cao đời sống người dân là động lực, lợi ích mang lại cho người dân là mục tiêu và lòng dân đồng thuận là bí quyết thành công.

Ba là, tuỳ theo tình hình thực tế của địa phương để huy động các nguồn

lực vừa đảm bảo được mục tiêu, vừa huy động được sức dân và nguồn lực khác của địa phương. Đề cao trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng, chủ động lồng ghép các chương trình, lựa ch n những dự án cần ưu tiên, phù hợp với điều kiện thực tế. Xây dựng lại hoặc sửa đổi, bổ sung) các quy chế, hương ước phù hợp với phong tục tập quán từng vùng, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng NTM, làm căn cứ để Nhân dân góp công, góp sức cùng xây dựng.

Như vậy, nguồn kinh phí để thực hiện chương trình sẽ có tính thực tiễn và hiệu quả hơn, người dân thể hiện vai trò nhiều hơn.

Bốn là, phát huy vai trò của người đứng đầu các cấp, các ngành phải

thật sự tiên phong, gương mẫu, nói đi đôi làm, quyết liệt trong hành động; linh hoạt, sáng tạo trong phương thức điều hành; hiệu quả trong từng công việc; đội ngũ cán bộ rất quan tr ng, do vậy cần tăng cường xây dựng, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, năng lực để tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM.

Năm là, chú tr ng công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các

chương trình, dự án, các tiêu chí của từng ngành, từng cấp để kịp thời có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc hoàn thành đúng tiến độ, mục tiêu đề ra; đồng thời thực hiện tốt phong trào thi đua - khen thưởng, biểu dương nhân rộng mô hình tiêu biểu, những cách làm hay, sáng tạo.

Kết luận Chƣơng 1

Tại chương này, tác giả nêu được toàn bộ các khái niệm liên quan đến công tác quản lý nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới; đánh giá được các yếu tố tác động đến quá trình triển khai thực hiện vai trò QLNN của các cơ quan hành chính nhà nước; đồng thời có tham khảo một số đơn vị cấp huyện trên địa bàn tỉnh để qua đó h c hỏi, rút ra kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hiện tại địa phương. Trên cơ sở này tác giả sẽ phân tích rõ, đầy đủ thực trạng của công tác QLNN về xây dựng NTM trong giai đoạn 2010 – 2019 tại địa bàn huyện Đức Tr ng, tỉnh Lâm Đồng.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đức trọng tỉnh lâm đồng (Trang 28 - 30)