Xây dựng nông thôn mới của huyện Đơn Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đức trọng tỉnh lâm đồng (Trang 25 - 26)

trong những yếu tố cơ bản để nâng cao tính dân chủ ở nông thôn. Từ đó huy động được cả cộng đồng tham gia tích cực vào các quá trình xây dựng NTM, phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

1.4. Kinh nghiệm của một số đơn vị cấp huyện về quản lý nhà nƣớc trong xây dựng nông thôn mới có thể áp dụng cho huyện Đức Trọng, trong xây dựng nông thôn mới có thể áp dụng cho huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng

1.4.1. Xây dựng nông thôn mới của huyện Đơn Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng Đồng

Huyện Đơn Dương có tổng diện tích đất tự nhiên 611,3 km2. Huyện có

10 đơn vị hành chính gồm 02 thị trấn là Thạnh Mỹ và D’Ran và 08 xã; có

dân số 102.851 người, mật độ dân số bình quân 168 người/km2

; tổng số thôn, tổ dân phố là 105 đơn vị, trong đó có 78 đơn vị thôn; tổng số hộ gia đình gần 24.000 hộ, tỷ lệ dân cư nông thôn chiếm gần 74%.

Một số kết quả đạt được trong xây dựng NTM như sau:

- Số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: 8/8 xã; Số tiêu chí bình quân/xã: 19 tiêu chí/xã;

- Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện hiện còn 1,92%, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 4,12%. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ cho các đối tượng bảo trợ xã hội, các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở cho người nghèo được thực hiện tốt.

- Thu nhập bình quân tăng dần qua từng năm: năm 2010 đạt 16,4 triệu đồng/năm, năm 2018 đạt 62,3 triệu đồng/người/năm, năm 2019 đạt 68 triệu đồng/người/năm.

Từ những kết quả đạt được như trên, huyện Đơn Dương là huyện đầu tiên trong toàn tỉnh Lâm Đồng được công nhận huyện đạt chuẩn về nông thôn mới. Qua tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai thực hiện trong suốt quá trình tiến hành xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cho thấy có hai yếu tố then chốt nhất mang lại sự thành công, đó là:

Một là, sự lãnh đạo thường xuyên, trực tiếp của Huyện ủy, HĐND

huyện, đó là sự vào cuộc quyết liệt, sáng tạo của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện chặt chẽ, đồng bộ, có bước đi phù hợp, đặc biệt là sự tham gia tích cực của mặt trận và các đoàn thể; vai trò tham mưu của các cơ quan, đơn vị chuyên môn, sự nỗ lực của cấp ủy và chính quyền địa phương đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, đạt được thành quả to lớn trong xây dựng nông thôn mới.

Hai là, làm tốt công tác tuyên truyền, định hướng, vận động quần

chúng nhân dân đồng thuận tham gia xây dựng nông thôn mới trên quan điểm: xây dựng nông thôn mới chính là làm cho người dân và vì lợi ích của người dân nông thôn; người dân vừa là chủ thể, vừa là nguồn lực đồng thời là đối tượng thụ hưởng của chương trình nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đức trọng tỉnh lâm đồng (Trang 25 - 26)