Tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chƣơng trình xây dựng và quản lý xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đức trọng tỉnh lâm đồng (Trang 64 - 74)

hiện Chƣơng trình xây dựng và quản lý xây dựng nông thôn mới

Cấp ủy Đảng và chính quyền các địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện những thiếu sót, khuyết điểm; xử lý nghiêm những sai phạm nếu có trong việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Căn cứ vào quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt, UBND Huyện cần tập trung chỉ đạo các xã rà soát tiến độ và kết quả thực hiện các tiêu chí theo Bộ tiêu chí mới ban Ban hành giai đoạn 2017 – 2020. Cần quán triệt các xã nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo 06 tháng, hàng năm tình hình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, những khó khăn, vướng mắc để kịp thời giải quyết.

Đặc biệt, đối với các xã đã được công nhận xã nông thôn mới nhưng hiện nay không còn giữ vững và đạt 19/19 tiêu chí theo bộ tiêu chí mới cần tránh tư tưởng chủ quan, tự hài lòng với kết quả đã đạt được; cần nỗ lực thực hiện các giải pháp cụ thể để hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt, nâng cao hơn nữa các tiêu chí đã đạt, xứng đáng với danh hiệu đã được công nhận.

Bên cạnh công tác kiểm tra, giám sát của các cấp, chính quyền và Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, cần tăng cường hơn nữa vai trò giám sát, phản biện xã hội của đông đảo quần chúng nhân dân. Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” cần tuyên truyền cho đông đảo quần chúng nhân dân và cán bộ, đảng viên ý thức được trách nhiệm cá nhân của mình trong các hoạt động từ tham gia hội h p, góp ý kiến tới hành động cụ thể cùng chính quyền tích cực thực hiện Chương trình và giám sát quá trình thực hiện, phát hiện những điển hình tiên tiến, cách làm sáng tạo để biểu dương và nhân rộng mô hình, đồng thời cũng thấy được những hạn chế, thiếu sót cần xử lý và điều chỉnh để nâng cao hơn nữa kết quả xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Kết luận Chƣơng 3

Từ thực trang của công tác QLNN về xây dựng NTM, trên cơ sở mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội toàn diện của Huyện ủy, UBND huyện, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về xây dựng NTM trong quá trình đô thị hóa giai đoạn 2020 – 2025. Trên cơ sở tính kế thừa tác giả có đưa ra một số giải pháp mới về QLNN để thúc đẩy nhanh quá trình triển khai chương trình xây dựng NTM nâng cao, huyện sớm được công nhận NTM kiểu mẫu như mục tiêu đã đặt ra.

C. KẾT LUẬN

Ngày 16/04/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, đồng thời Trung ương ch n xã Tân Hội, huyện Đức Tr ng, tỉnh Lâm Đồng là 01 trong 11 xã điểm của cả nước và là xã đại diện cho 5 tỉnh Tây Nguyên để xây dựng thí điểm mô hình NTM. Qua quá trình thực hiện thí điểm chương trình tại xã Tân Hội đã giúp lãnh đạo cấp ủy, chính quyền huyện và các xã đúc rút được nhiều kinh nghiệm để phục vụ cho công tác lãnh, chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình tại các địa phương còn lại. Qua các năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM cho thấy, xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng, hợp lòng dân. Các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện. Bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình được hình thành đồng bộ; nhiều cơ chế chính sách được ban hành có tác dụng thiết thực và trở thành

động lực thúc đẩy tiến độ triển khai. Phong trào thi đua “Cả nước chung sức

xây dựng nông thôn mới” đã nâng cao nhận thức của phần lớn cán bộ và

người dân về xây dựng NTM, ý thức và trách nhiệm làm chủ của người dân từng bước được nâng lên rõ rệt, qua đó đã phát huy được nhiều cách làm sáng tạo góp phần huy động được nhiều nguồn lực đóng góp cho xây dựng NTM.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đặt ra về xây dựng NTM trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Đức Tr ng giai đoạn 2020 - 2025, Huyện ủy, UBND huyện phải tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với xây dựng NTM; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với các phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; thu hút sự tham gia đóng góp của nhân dân, để người dân thực sự là chủ thể thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đức trọng tỉnh lâm đồng (Trang 64 - 74)