Xây dựng nông thôn mới của huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đức trọng tỉnh lâm đồng (Trang 26 - 28)

Toàn huyện Di Linh có tổng diện tích 1614.63 km2, dân số trung bình đến cuối năm 2019: 160.294 người. Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 57.043,5ha.

- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: có 12/18 xã đạt chuẩn NTM, gồm: Tân Châu, Gia Hiệp, Hoà Bắc, Hoà Ninh, Hoà Trung, Đinh Lạc, Gung Ré, Hòa Nam, Tân Nghĩa, Tân Thượng, Tân Lâm, Liên Đầm.

- Có 02 xã đạt 17 -18 tiêu chí: Tam Bố, Đinh Trang Hoà; đang tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí để phấn đấu đạt chuẩn năm 2019.

- 04 xã đạt từ 12-15 tiêu chí: Bảo Thuận, Gia Bắc, Đinh Trang Thượng, Sơn Điền.

- Tổng các nguồn lực xây dựng nông thôn mới từ 2010 – 2019 là 23.824,556 tỷ, chủ yếu là nguồn lực từ tín dụng 22.538 tỷ 94,6%), trong đó nguồn lực từ ngân sách nhà nước: 1.188,44 tỷ 5,4%); nguồn lực huy động từ nhân dân: 73,957 tỷ 0,3%)

Các chỉ tiêu về giá trị sản xuất, thu nhập, giảm nghèo - Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt đạt 135 triệu/ha;

- Thu nhập bình quân/đầu người đạt 55 triệu; Kết quả hộ nghèo đến hết năm 2018 giảm từ 6,14% xuống còn 4,71% giảm 1,43%); trong đó, hộ nghèo đồng bào DTTS giảm từ 10,65% xuống còn 8,0% giảm 2,65%). Toàn huyện có 20 hợp tác xã nông nghiệp, 24 tổ hợp tác, 227 trang trại.

Đạt được những kết quả nêu trên, Huyện ủy, UBND huyện đã tổ chức đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm để có phương hướng, giải pháp phù hợp trong giai đoạn tiếp theo, qua đó rút ra một số kinh nghiệm như sau:

Một là, Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM thường

xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả tình hình thực hiện xây dựng NTM; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tại xã; đặc biệt là đã điều động, luân chuyển cán bộ huyện đủ điều kiện về làm cán bộ chủ chốt tại các xã; tổ chức và thực hiện tốt Chương trình ngày thứ 7 xây dựng NTM.

Hai là, Ban Chỉ đạo các cấp phải tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết

quả đạt được trong quá trình chỉ đạo điều hành, phân tích làm rõ những nguyên nhân chưa đạt; đồng thời, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát, chỉ đạo việc triển khai thực hiện của Ban Chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã; qua việc kiểm tra, giám sát giúp địa phương làm tốt hơn trong xây dựng NTM;

Ba là, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện cần tổ chức các đoàn công tác

đi nghiên cứu, h c tập một số mô hình xây dựng NTM tại các địa phương trong tỉnh và ngoài tỉnh; qua đó để vận dụng, áp dụng phương pháp, cách làm;

đồng thời đúc kết kinh nghiệm để phát triển nhân rộng mô hình nông thôn mới của huyện đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đức trọng tỉnh lâm đồng (Trang 26 - 28)