Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nƣớc sau 10 năm thực hiện xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đức trọng tỉnh lâm đồng (Trang 48 - 51)

sự đầu tư của cấp trên, chưa thực sự phát huy hết vai trò chủ thể là người dân trong xây dựng nông thôn mới.

- Sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền một số xã có thời điểm chưa quyết liệt; công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách, cơ chế hỗ trợ của Nhà nước chưa được thường xuyên, liên tục, chưa phong phú, đa dạng về nội dung và hình thức.

- Một số đoàn thể ở cơ sở chưa phát huy cao vai trò, trách nhiệm, hoạt động còn mang tình hình thức, chưa có hiệu quả rõ rệt trong việc chung sức xây dựng NTM.

- Đội ngũ cán bộ giúp việc Ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp làm việc kiêm nhiệm, do thường xuyên chuyển công tác nên đa số là mới, kinh nghiệm về quản lý xây dựng NTM còn ít, trong khi khối lượng công việc nhiều, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực…, nên công tác tham mưu còn hạn chế.

2.5. Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nƣớc sau 10 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới xây dựng nông thôn mới

Qua các năm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, huyện Đức Tr ng đã rút ra được một số bài h c kinh nghiệm như sau:

Một là, thực tế triển khai cho thấy xây dựng NTM là Chương trình tổng hợp chính trị - kinh tế - xã hội - quốc phòng an ninh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Vì vậy để thực hiện có kết quả tốt phải có quyết tâm chính trị cao, có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, chủ động, sáng tạo, sâu sát, liên tục của các cấp ủy, chính quyền, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp và của Ban chỉ đạo để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng với sự quan tâm của toàn xã hội. Điều này có ý nghĩa quan tr ng dẫn dắt và thúc đẩy thực hiện Chương trình.

Hai là, phát triển hạ tầng nông thôn phải gắn liền với sản xuất, nâng cao

mức sống của người dân. Nghiêm túc thực hiện tốt các nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch thực sự quan tâm, tôn tr ng tới lợi ích thiết thực của người dân trong việc quyết định lựa ch n nội dung thực hiện Chương trình NTM ở mỗi địa phương.

Ba là, tạo điều kiện tốt nhất về cơ chế chính sách để người dân thực sự

làm chủ thể, phát huy vai trò tích cực của các thôn, bản, ấp trong xây dựng nông thôn mới là yếu tố quyết định cho sự thành công của Chương trình. Cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phát huy tính chủ động và sáng tạo của người dân.

Bốn là, phải nắm vững mục tiêu và hệ thống tiêu chí nông thôn mới để

có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và yêu cầu bức thiết của người dân ở từng địa phương; phát huy cao các nguồn lực tại chỗ; lồng ghép các chương trình, dự án; lựa ch n, tập trung hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên tạo ra sự chuyển biến thực tế trên diện rộng, tạo niềm tin vào chương trình.

Năm là, trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện phải có kế hoạch, thường

xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ đề ra để có sự điều chỉnh và kịp thời có giải pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; thường xuyên làm tốt công tác thi đua, khen thưởng để động viên kịp thời các địa phương làm tốt, các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho chương trình.

Kết luận Chƣơng 2

Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện chương trình xây dựng NTM tác giá đã phân tích, làm nổi bật được hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng NTM trong gần 10 năm triển khai thực hiện chương trình; đồng thời tìm ra những khó khăn, vướng mắc cũng như một số điểm còn hạn chế, đánh giá được nguyên nhân, rút ra được bài h c kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo, điều hành ở giai đoạn tiếp theo để đưa ra định hướng, giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả QLNN về xây dựng NTM.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đức trọng tỉnh lâm đồng (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)