xuất để chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý
Xây dựng nông thôn mới là hướng tới mục tiêu phát triển mạnh dịch vụ và ngành nghề nông thôn để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Do đó, tăng cường công tác quản lý chặt chẽ hơn nữa cũng như tập trung chỉ đạo, điều hành đổi mới các các hình thức tổ chức sản xuất chưa phù hợp hoặc không còn phù hợp với giai đoạn phát triển mới cần được chú tr ng vào những nội dung sau:
Sản xuất trồng tr t: Thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thâm
canh, cải tạo giống, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao với các sản phẩm chủ lực là rau, hoa.... Đến năm 2020 khoảng 90% diện tích được cơ giới hóa khâu làm đất, trên 50% diện tích được cơ giới hóa đến khâu thu hoạch vào năm 2025.
Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp gắn với du lịch canh nông. Tiếp tục thực hiện tái tái canh cây cà phê, chuyển đổi đất lúa một vụ sang trồng cây rau màu. Phát triển các chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Chăn nuôi: Ứng dụng tiến bộ khoa h c kỹ thuật vào chăn nuôi nhằm
nâng cao thể tr ng và chất lượng vật nuôi, đặc biệt trong công tác lai tạo và ch n giống. Tăng cường phòng chống dịch bệnh, đảm bảo đàn gia súc, gia cầm được tiêm phòng hàng năm theo quy định. Đẩy mạnh phát triển đàn bò thịt chất lượng cao để từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ tr ng ngành chăn nuôi, qua đó đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò thịt lai cao sản gồm các giống Red Angus, Droughmaster và Blanc Blue Belgium BBB) nâng cao sức cạnh tranh ngành chăn nuôi bò thịt của huyện, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái. Duy trì và phát triển đàn vật nuôi, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.
Khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại công nghiệp, bán công nghiệp. Chú tr ng nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm và chủ động lập phương án phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Kiên quyết vận động người dân khoanh vùng, tiêu hủy ngay từ đầu khi phát hiện con bệnh đầu tiên nhằm hạn chế dịch bệnh. Khi dịch bệnh xảy ra phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời không để dịch bệnh lây lan.
Gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; tích cực hỗ trợ và chuyển giao tiến bộ khoa h c kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, giao thông nông thôn, đến năm 2025 đường ô tô đến các thôn, buôn; điện và nước hợp vệ sinh được cung cấp cho hầu hết các khu dân cư; thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, giáo dục, định canh định cư, văn hoá – thông tin…; đảm bảo điều kiện h c tập, chữa bệnh và sinh hoạt văn hoá, tinh thần
cho nhân dân; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc bản địa; giữ vững an ninh trật tự; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng khoa h c kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất theo hướng an toàn, theo tiêu chuẩn VietGap nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, hiệu quả sản xuất; gắn sản xuất nông nghiệp với sơ chế, bảo quản sau thu hoạch và công nghiệp chế biến; tạo mối liên kết giữa khu vực trung tâm với các xã vùng Loan, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp để thu mua, sơ chế, chế biến nông sản. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, hình thành các trang trại gia súc, gia cầm. Phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn, sớm hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.