Tổ chức tuyển dụng

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) tuyển dụng công chức cấp xã của ủy ban nhân dân huyện trấn yên tỉnh yên bái (Trang 27 - 31)

8. Kết cấu khóa luận

1.6.3. Tổ chức tuyển dụng

- Thành lập Hội đồng tuyển dụng và các ban chuyên môn

Để tổ chức thi tuyển công chức xã, UBND huyện phải thành lập HĐTD cùng các ban chuyên môn giúp việc cho HĐTD trong suốt quá trình thi tuyển.

HĐTD công chức xã, thành lập theo quyết định của chủ tịch UBND huyện, gồm 5-7 thành viên gồm:

Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp huyện; Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng Phòng Nội vụ;

Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là công chức thuộc Phòng Nội vụ; Một ủy viên là công chức Sở Nội vụ do Giám đốc Sở Nội vụ cử;

Các ủy viên khác là đại diện lãnh đạo một số cơ quan chuyên môn cấp huyện có liên quan.

HĐTD làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số.

HĐTD thành lập các ban giúp việc gồm: Ban đề thi, ban coi thi, ban phách, ban chấm thi trong trường hợp tổ chức thi tuyển, ban kiểm tra sát hạch trong trường hợp tổ chức xét tuyển, ban phúc khảo. Mỗi ban giúp việc đều gồm trưởng ban và các thành viên.

Ban ra đề thi: Có trách nhiệm giúp HĐTD tổ chức việc ra đề thi, xây dựng đáp án, biểu điểm.

Ban coi thi: Có trách nhiệm giúp HĐTD tổ chức cho người coi thi (giám thị) làm việc và giám sát, kiểm tra việc thi tuyển.

Ban phách: Thực hiện các công việc liên quan đến phách như: Đánh mã phách, dọc phách và quản lý phách, ghép phách, báo cáo kết quả thi với chủ tịch HĐTD.

Ban chấm thi: Có trách nhiệm thực hiện việc chấm thi theo quy chế. - Chuẩn bị cho thi tuyển

Trước khi kỳ thi diễn ra, cần phải thực hiện tốt một số công tác sau: Triệu tập thí sinh dự thi, thông báo cụ thể về thời gian địa điểm tổ chức thi và ôn thi (nếu có), hướng dẫn tài liệu tham khảo cho các thí sinh.

Hoàn thiện việc xây dựng đề thi, đáp án, thang điểm cho các đề thi và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chuẩn bị đầy đủ về phòng thi, danh sách thí sinh dự thi, sơ đồ chỗ ngồi, nội quy thi, giấy thi, mẫu biên bản xử lý vi phạm quy chế thi,…

- Tổ chức thi

Trong ngày thi, trước hết phải tổ chức lễ khai mạc và bốc thăm chọn đề thi. Sau lễ khai mạc tiến hành tổ chức thi. Ban coi thi giúp hội đồng tổ chức coi thi, giám sát phòng thi và kiểm tra việc thi của các thí sinh. Mỗi phòng thi có 02 giám thị và 01 giám thị biên, một phòng thi không bố trí quá 20 người.

Hiện nay, theo quy định mới nhất về tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn thì các thí sinh dự tuyển phải thi 04 môn sau: Môn kiến thức chung, môn nghiệp vụ chuyên ngành, môn tin học văn phòng và môn ngoại ngữ (tiếng anh). Các hình thức thi có thể áp dụng gồm: Thi viết, thi trắc nghiệm và thi thực hành (đối với môn tin học).

Thí sinh ngồi làm bài theo đúng thời gian quy định, hết giờ giám thị tiến hành thu bài và bàn giao bài cho trưởng ban coi thi sau đó trưởng ban coi thi bàn giao bài thi cho thư ký HĐTD.

Trưởng ban chấm thi nhận bài thi từ HĐTD khi bài thi đã được đánh mã phách và dọc phách. Trưởng ban coi thi chịu trách nhiệm tổ chức chấm thi theo quy định.

- Tổng hợp kết quả thi và xác định người trúng tuyển

Sau khi hoàn thành việc chấm thi, bài thi được ghép phách và tổng hợp kết quả gửi về cho thư ký HĐTD. HĐTD xác định người trúng tuyển dựa vào các tiêu chí sau:

Có đủ các bài thi của các môn thi

Có điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 trở lên

Có kết quả thi tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu tuyển dụng

Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức không được bảo lưu kết quả cho các kỳ thi tuyển sau

b.Tổ chức xét tuyển

Đối với các thí sinh dự tuyển vào 05 chức danh: Văn phòng - Thống kê; Tư pháp - Hộ tịch; Văn hóa - Xã hội; Tài chính kế toán; Địa chính xây dựng ở nơi được thực hiện việc xét tuyển thì HĐTD tiến hành xét tuyển dựa trên hồ sơ người dự tuyển gửi về.

Nội dung xét tuyển gồm:

Xét kết quả học tập của người dự tuyển

Phỏng vấn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển Đối với hai chức danh: Chỉ huy trưởng Quân sự xã và Trưởng Công an xã xét tuyển dựa trên những tiêu chí riêng được quy định tại khoản 2, điều 3 nghị định 112/2011/NĐ-CP

- Cách tính điểm cho các hồ sơ xét tuyển như sau:

Cách tính điểm cho các hồ sơ xét tuyển được quy định tại điều 15 nghị định 112/2011/NĐ-CP [7;Tr.6]

Điểm học tập được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập của người dự xét tuyển ở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của chức danh công chức dự tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 2.

Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các bài thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 1.

Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100 và tính hệ số 1.

Kết quả xét tuyển là tổng số điểm của điểm học tập, điểm tốt nghiệp, điểm phỏng vấn tính theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này và điểm ưu tiên theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức được quy định tại điều 16 nghị định 112/2011/NĐ-CP [7;Tr.6]:

Có điểm học tập, điểm tốt nghiệp và điểm phỏng vấn, mỗi loại đạt từ 50 điểm trở lên (điểm học tập chưa nhân hệ số 2);

Có kết quả xét tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng chức danh công chức.

Không thực hiện việc tính điểm đối với hai chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự và Trưởng Công an. Người trúng tuyển là người đạt các tiêu chuẩn theo quy định và có sự đề nghị của cấp có thẩm quyền. (Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự cấp huyện đối với tuyển Chỉ huy trưởng Quân sự và Trưởng Công an huyện đối với tuyển Trưởng công an)

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) tuyển dụng công chức cấp xã của ủy ban nhân dân huyện trấn yên tỉnh yên bái (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)