8. Kết cấu khóa luận
1.6.7. Bổ nhiệm vào ngạch công chức
a.Ngạch công chức bao gồm:
- Chuyên viên cao cấp và tương đương; - Chuyên viên chính và tương đương; - Chuyên viên và tương đương;
- Cán sự và tương đương; - Nhân viên.
b. Bổ nhiệm vào ngạch công chức:
Tập sự được coi là giai đoạn cuối cùng của việc tuyển dụng, chỉ sau khi kết thúc giai đoạn tập sự thành công, người lao động mới được công nhận và là thành viên chính thức của tổ chức. Đối với tuyển dụng công chức cho cơ quan
hành chính nhà nước, kết thúc giai đoạn tập sự người mới sẽ được nhận vào làm việc chính thức thông qua quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức của cấp có thẩm quyền.
Hết thời gian tập sự, người tập sự báo cáo kết quả bằng văn bản có phần nhận xét, đánh giá của người hướng dẫn gửi cơ quan nơi tập sự.
Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức và kết quả thực hiện công việc của người tập sự. Nếu người tập sự đạt yêu cầu thì cơ quan sử dụng công chức có văn bản đề nghị cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức và xếp lương cho công chức mới được tuyển dụng. Nếu người tập sự không đáp ứng được yêu cầu như: Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời gian tập sự thì bị hủy bỏ quyết định tuyển dụng.
Tiểu kết chương 1
Công tác tuyển dụng công chức, đặc biệt là tuyển dụng công chức cấp xã có vai trò rất quan trọng của quản trị nhân lực. Đồng thời, dựa trên cơ sở lý luận như: Khái niệm, ý nghĩa, vai trò, điều kiện đăng ký tuyển dụng, các nguyên tắc tuyển dụng, hình thức tuyển dụng công chức cấp xã,… Căn cứ vào cơ sở lý luận này sẽ là tiền đề, là cơ sở để tác giả nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác tuyển dụng công chức cấp xã của UBND huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái tại chương 2.
Chương 2: THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ