8. Bố cục luận văn
1.2.2. Đặc điểm quản lý ngân sách nhà nước cấp xã
Ngân sách cấp xã là một cấp của ngân sách địa phương, ngoài những nội dung giống với các cấp ngân sách địa phương, như: Nội dung quản lý các nguồn thu và chi theo Luật ngân sách, Luật thuế…và quyết định của ngân sách nhà nước cấp trên; Các bước của chu trình ngân sách; Nguyên tắc quản lý ngân sách…Ngân sách cấp xã còn có một số đặc điểm:
-Ngân sách cấp xã là một cấp ngân sách thuộc ngân sách địa phương, là ngân sách cấp cơ sở trực thuộc ngân sách cấp huyện và là đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng kinh phí.
-Nguồn thu của ngân sách cấp xã được phân chia thường bao gồm các khoản: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất.
-Ngân sách cấp xã không có nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ. -Ngân sách nhà nước cấp xã được phòng tài chính cấp huyện phân bổ dự toán thu, chi trên cơ sở quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của Hội đồng nhân dân cấp huyện và quyết định giao dự toán thu, chi NSNN của Ủy ban nhân dân huyện phù hợp với giao nhiệm vụ kinh tế - xã hội, …..
-Quy trình quản lý ngân sách nhà nước cấp xã theo chu trình ngân sách quy định, cụ thể: (1) Lập dự toán ngân sách; (2) Chấp hành dự toán ngân sách và (3) Quyết toán NSNN.
Lập dự toán ngân sách xã:
-Là khâu mở đầu của một chu trình ngân sách, là quá trình phân tích, đánh giá, tính toán và xác định các chỉ tiêu tổng hợp và chi tiết về thu, chi NSNN cấp xã năm kế hoạch và dự kiến các giải pháp sẽ được thực thi nhằm thực hiện dự toán thu chi NSNN cấp xã. Kết quả dự toán NNN cấp xã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
-Yêu cầu đối với lập dự toán NSNNN cấp xã:
+Dự toán ngân sách cấp xã phải được lập trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của xã, đảm bảo khách quan, trung thực, có đủ căn cứ pháp lý và thực tiễn
+Dự toán ngân sách phải lập theo đúng nội dung, biểu mẫu và thời hạn quy định của Luật NSNN.
toán và phải bảo đảm cân đối.
-Căn cứ lập dự toán NSNNN cấp xã: (1) Nhiệm vụ kinh tế, xã hội…tại địa phương năm kế hoạch; (2) Các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu, chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định; (3) Các văn bản pháp lý hiện hành có liên quan; (4) Số kiểm tra về dự toán thu, chi NSNN do phòng tài chính thông báo và (5) Thực hiện thu, chi NSNN một số năm liền kề.
Q y rì lập dự oá â sá ấp xã ườ eo á bướ ư sa :
Bước (1): Uỷ ban nhân dân huyện hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán ngân sách cho các xã.
Bước (2): Uỷ ban nhân dân xã tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dự toán ngân sách xã và giao số kiểm tra cho các ban ngành, đoàn thể.
Lập và tổng hợp dự toán ngân sách xã.
Bước (3): Các ban ngành, đoàn thể, kế toán xã lập dự toán ngân sách xã.
Bước (4): Uỷ ban nhân dân xã làm việc với các ban ngành, đoàn thể về dự toán ngân sách; kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán ngân sách xã.
Bước (5): Uỷ ban nhân dân xã trình Thường trực Hội đồng nhân dân xã xem xét cho ý kiến về dự toán ngân sách xã.
Bước (6): Căn cứ vào ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân xã hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách và gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.
Bước (7): Phòng Tài chính huyện tổ chức làm việc về dự toán ngân sách với các xã đối với năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc khi Uỷ ban nhân dân xã có yêu cầu ở những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách; tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán ngân sách huyện báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện.
Phân bổ và quyết định dự toán ngân sách xã:
Bước (8): Uỷ ban nhân dân huyện giao dự toán ngân sách chính thức cho các xã.
Bước (9): Uỷ ban nhân dân xã hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách xã gửi đại biểu Hội đồng nhân dân xã trước phiên họp của Hội đồng nhân dân xã về dự toán ngân sách; Hội đồng nhân dân xã thảo luận và quyết định dự toán ngân sách.
Bước (10): Uỷ ban nhân dân xã giao dự toán cho ban, ngành, đoàn thể, đồng gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Kho bạc nhà nước huyện; thực hiện công khai
dự toán ngân sách xã trước ngày 31/12.
Tương tự, có quy trình chấp hành dự toán và quyết toán NSNN cấp xã.
Chấp hành dự toán ngân sách cấp xã:
Chấp hành dự toán ngân sách cấp xã là khâu thứ hai của chu trình quản lý NSNN, là quá trình biến các chỉ tiêu trong dự toán thành hiện thực, với mục tiêu động viên, khai thác…nguồn thu đảm bảo đạt, vượt dự toán thu được giao nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính quyền cấp xã, các ban ngành, đơn vị sử dụng ngân sách đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức.
Thời gian tổ chức chấp hành NSNN thường một năm dương lịch. Định kỳ các cơ quan, đơn vị có liên quan đến hoạt động quản lý ngân sách thực hiện kiểm tra, đánh giá việc chấp hành dự toán thu, chi ngân sách và việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, xã hội tương ứng.
Quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã: Đây là khâu cuối cùng của chu trình ngân sách, nhằm xác định kết quả thực hiện thu, chi so với dự toán ngân sách và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Thực hiện phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân. Đồng thời, rút ra các bài học kinh nghiệm trong quản lý NSNN.
Yêu cầu quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã: (1) Trong quyết toán ngân sách phải đảm bảo số liệu báo cáo quyết toán chính xác, trung thực, đầy đủ. Đánh giá đúng, đủ các hoạt động thu chi ngân sách trong năm để có cơ sở xây dựng kế hoạch thu chi cho các năm sau. Bên cạnh đó, phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật về quyết toán ngân sách nhà nước, như: Trình tự lập, gửi, xét duyệt và thẩm định quyết toán năm, cũng như nội dung các chỉ tiêu, biểu mẫu, thời gian…
-Phương pháp quản lý: Quản lý theo dự toán, theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định.
-Các đối tượng liên quan đến quản lý ngân sách cấp xã: (1) Hội đồng nhân đan xã; (2) Ủy ban nhân dân xã, (3) Ban tài chính xã; và (4) Các ban ngành, đoàn thể…thuộc xã quản lý.