8. Bố cục luận văn
1.3.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước
1.3.2.1. Chỉ tiêu định tính là các chỉ tiêu không thể hiện bằng con số, thông qua:
-Thời gian lập và quyết toán ngân sách thực hiện đúng quy định được gọi là hiệu quả và ngược lại.
-Nội dung các chỉ tiêu lập dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách được tính toán chính xác, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức…theo quy định của pháp luật, nếu đúng là hiệu quả và ngược lại.
-Các chỉ tiêu kinh tế, xã hội… được giao tương ứng với chỉ tiêu NSNN được phân bổ hoàn thành được đánh giá hiệu quả và ngược lại.
-Việc tuân thủ các quy định về nội dung, quy trình quản lý NSNN và các quy định khác của pháp luật được gọi là hiệu quả và ngược lại.
-Các biện pháp cân đối thu chi được thực thi (ví dụ: thông qua việc tăng cường hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm, thi đua khen thưởng…) không phát sinh bội chi ngân sách được đánh giá quản lý NSNN hiệu quả.
1.3.2.2. Chỉ tiêu định lượng được phản ánh bằng con số, cụ thể:
(1) Mức tăng (+), giảm (-) tuyệt đối về thu, chi NSNN cấp xã thực tế so với dự
toán hoặc kế hoạch hoặc so với định mức khoán thu, chi (tt/dt ) = ytt – ydt (2.1) Trong đó:
ytt : Mức độ thực tế
ydt : Mức độ dự toán/kế hoạch /mức khoán
Công thức 2.1 cũng dùng để xác định và đánh giá mức tăng (+), giảm (-) tuyệt đối về các chỉ tiêu kinh tế, xã hội …..thực tế so với nhiệm vụ được giao tương ứng với mức phân bổ NSNN cấp xã.
(2) Tỷ lệ về số tiền thu, chi ngân sách nhà nước cấp xã thực tế so với dự toán
hoặc kế hoạch hoặc so với định mức khoán thu, chi (tt/dt ) = ytt / ydt (2.2)
Công thức 2.2 cũng dùng để xác định và đánh giá tỷ lệ về các chỉ tiêu kinh tế, xã hội…. thực hiện so với nhiệm vụ được giao tương ứng với mức phân bổ NSNN cấp xã.
(3) Tỷ lệ tăng (+), giảm (-) về thu, chi NSNN cấp xã thực tế so với dự toán hoặc kế hoạch hoặc so với định mức khoán thu, chi (Ktt/dt ) = 1 (100%) - tt/dt (2.3) Công thức 2.3 cũng dùng để xác định và đánh giá tỷ lệ tăng (+), giảm (-) tuyệt đối về các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa… thực tế so với nhiệm vụ được giao tương ứng với mức phân bổ NSNN cấp xã.
(4) Cơ cấu từng khỏan thu, chi NSNN cấp xã thực tế so với tổng số hoặc cơ cấu
từng khỏan thu, chi NSNN cấp xã dự toán so với tổng dự toán, nghiên cứu theo thời gian, qua đó có thể đánh giá được hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước với từng khoản mục cụ thể.