8. Bố cục luận văn
2.2.1.2 Thực hiện dự toán thu ngân sách xã
+Cơ sở pháp lý, căn cứ vào các văn bản sau: (1) Quyết định số 1027/QĐ- BTC ngày 19 tháng 05 năm 2009 của Bộ tài chính “về việc ban hành quy trình quản lý thu NSNN theo dự án hiện đại hóa thu, nộp NSNN”, (2) Thông tư 211/2014/TT- BTC ngày 30/12/2014 quy định về thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2015 , (3) Thông tư 206/2015/TT-BTC ngày 24/12/2015 quy định về thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2016, (4) Thông tư 326/2016/TT-BTC ngày 23/12/2014 quy định về thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2017.
+Các tổ chức, đơn vị tham gia vào hoạt động quản lý thu NS xã, bao gồm: + Cán bộ Tài chính xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời.
+ Đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách, căn cứ vào thông báo thu của cơ quan thu hoặc của Cán bộ tài chính xã, lập giấy nộp tiền (nộp bằng chuyển khoản hoặc nộp bằng tiền mặt) đến Kho bạc Nhà nước để nộp trực tiếp vào NSNN.
+ Cơ quan Thuế, Phòng Tài chính huyện có nhiệm vụ cung cấp biên lai đầy đủ, kịp thời cho Cán bộ Tài chính xã để thực hiện thu nộp NSNN.
Kết quả thực hiện thu ngân sách xã.
+ Kết quả thực hiện tổng dự toán thu ngân sách xã.
Thu ngân sách là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, phải thu đúng, thu đủ và thu hết các nguồn thu có phát sinh trên địa bàn xã. Làm tốt hoạt động nguồn thu và nuôi dưỡng nguồn thu.
Hàng năm phấn đấu thu đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, thực hiện thu đúng nhiệm vụ và chỉ tiêu theo kế hoạch được giao. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong việc thực hiện hoạt động thu trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn với tổ chức đoàn thể trong việc giáo dục, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, cũng như đóng góp các khoản thu huy động xây dựng cơ sở hạ tầng, thu lao động công ích, các quỹ vận động của Nhà nước.
Chỉ đạo các ngành chức năng chuyên môn, tổ chức triển khai thực hiện và có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trên địa bàn trong hoạt động thu ngân
sách. Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát chống các hành vi trốn thuế, gian lận thương mại.
Bảng 2.5: Thực hiện thu ngân sách xã năm 2016-2018
Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 ± ± % ± ± % Dự toán 824 984 926 160 19,41 -58 -5,89 Thực hiện 781 945 1.006 164 20,99 61 6,45 Thực hiện/Dự toán (43) (39) 80 TH/DT (%) (5,2) (4,0) 8,6
(Nguồn: UBND Xã Hòa Khánh Nam)
Số liệu bảng 2.5, cho thấy, giai đoạn từ năm 2016 – 2018
*Thu ngân sách trên địa bàn xã diễn biến theo chiều hướng tốt, thể hiện: Năm 2016 và năm 2017 đều không đạt so với dự toán thu, nhưng năm 2018 lại vượt dự toán, cụ thể:
Năm 2016: thu ngân sách 781.271.550 đồng, đạt 94,8% (giảm 5,2% so với dự toán thu).
Năm 2017: thu ngân sách 945.449.969 đồng, đạt 96% (giảm 4,0% so với dự toán thu).
*Về lập dự toán thu NSX : Năm 2017 tăng 160 triệu đồng, tốc độ tăng 19,41% so với năm 2016. Năm 2018 giảm 58 triệu đồng, tốc độ giảm 5,89% so với năm 2017. Tuy nhiên, về thực hiện thu NSX liên tục tăng cả số tuyệt đối và số tương đối, thể hiện: Năm 2017 tăng 164 triệu đồng, tốc độ tăng 20,99% so với năm 2016 và tương tự năm 2018 tăng 61 triệu đồng, tốc độ tăng 6,45% so với năm 2017.
+ Kết quả thực hiện chi tiết nội dung dự toán thu ngân sách xã.
Bảng 2.6: Nội dung chi tiết các khoản thu ngân sách năm 2016-2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Thuế GTGT 346 350,3 4,3 1,24 384 391,5 7,5 1,90 283 334,2 51,2 18,10
Thuế TNCN 160 163,4 3,4 2,13 192 196,7 4,7 2,40 182 193,3 11,3 6,20
Thuế môn bài 76 72,3 (3,7) (4,93) 72 72,5 0,5 0,60 51 27,1 (23,9) (46,9)
Thuế phi NN 51 57,9 6,9 13,50 31,7 36,9 5,2 16,40 41 42,9 1,9 4,60
Thuế trước bạ 131 93,3 (37,7) (28,80) 151 184,6 33,6 22,20 192 317,1 125,1 65,1
Phí, lệ phí 40 40,2 0,2 0,50 44 55,7 11,7 26,60 62 74,1 12,1 19,5
Thu NS khác 20 3,9 (16,1) (80,50) 110 7,5 (102,5) (83,2) 115 17,9 (97,1) (84,4)
Tổng cộng 824 781,3 (42,7) (5,20) 984,7 945,4 (39,3) (4,00) 926 1.006 80 8,6
(Nguồn: UBND Xã Hòa Khánh Nam)
Số liệu bảng 2.6, cho thấy: Thực hiện thu thuế qua các năm tương đối ổn định. Cụ thể như sau:
Đối với khoản thu thuế giá trị gia tăng: đây là khoản thu quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của ngân sách xã. Năm 2016 thu thuế giá trị gia tăng là 350,3 triệu đồng đạt 101,24% (tăng 1,24%) so với dự toán. Năm 2017 thu thuế giá trị gia tăng là 391,5 triệu đồng, đạt 101,9% (tăng 1,9%) so với dự toán. Năm 2018 thu thuế giá trị gia tăng là 334,2 triệu đồng, đạt 118,1% (tăng 18,1%) so với dự toán.
Đối với khoản thu thuế Thu nhập cá nhân: Năm 2016 thu thuế Thu nhập cá nhân là 163,4 triệu đồng, đạt 102,13% (tăng 2,13%) so với dự toán. Năm 2017 thu thuế Thu nhập cá nhân 196,7 triệu đồng, đạt 102,4% (tăng 2,4%) so với dự toán. Năm 2018 thu Thuế thu nhập cá nhân là 193,3 triệu đồng, đạt 106,2% (tăng 6,2%) so với dự toán.
Đối với thuế môn bài: đây là khoản thu cũng khá quan trọng đối với ngân sách xã, năm 2016 thu thuế môn bài 72,3 triệu đồng, đạt 95,1% (giảm 4,9%) so với dự toán. Năm 2017 thu thuế môn bài đạt 72,5 triệu đồng, đạt 100,6% (tăng 6%) so
Năm 2016 2017 2018 Dự toán Thực hiện Thực hiện so DT Dự toán Thực hiện Thực hiện so DT Dự toán Thực hiện Thực hiện so DT Chỉ tiêu ± ± % ± ± % ± ± %
với dự toán. Năm 2018 thu thuế môn bài là 27,1 triệu đồng, đạt 53.3% (giảm 46,7%) so với dự toán.
Đối với thuế phi nông nghiệp: Thuế phi nông nghiệp chủ yếu là thuế đất ở trên địa bàn xã, theo quy định của Nhà nước đối với những loại đất ở khác nhau có những khung thuế suất khác nhau. Thuế nhà đất năm 2016 thu được là 57,9, triệu đồng, đạt 113,5%(tăng 13,5%) so với dự toán. Năm 2017 là 36,9 triệu đồng, đạt 116,4% (tăng 16,4%) so với dự toán. Năm 2018 là 42,9 triệu đồng, đạt 104,6% (tăng 4,6%) so với dự toán.
Tuy thuế nhà đất là khoản thu có tính chất ổn định song không có nghĩa là cố định. Trong những năm gần đây khoản này đã được UBND xã tập trung thực hiện rà soát lại những trường hợp khó khăn hoặc được miễn giảm hoàn toàn, đồng thời UBND xã cũng đã liên hệ trực tiếp các đối tượng khác địa phương mua đất trên địa bàn nộp thuế đầy đủ. Vì vậy khoản thu này đạt vượt so với dự toán.
Đối với thuế trước bạ: Đây cũng là một khoản thu cần quan tâm, năm 2016 thu lệ phí trước bạ là 93,3 triệu, đạt 71,2% (giảm 28,8%) so với dự toán. Năm 2017 tăng lên là 184,6 triệu đồng, đạt 122,2% (tăng 22,2%) so với dự toán. Năm 2018 là 317,1 triệu đồng, đạt 165,1% (tăng 65,1%) so với dự toán.
Đối với thu phí và lệ phí: Khoản thu từ phí và lệ phí nhằm bù đắp một phần trong toàn bộ các chi phí mà xã bỏ ra để cung cấp các dịch vụ cho nhân dân trong xã được hưởng theo nguyên tắc hoàn trả trực tiếp. Quản lý nguồn thu này được xã thực hiện theo đúng các văn bản hướng dẫn thi hành về thu phí và lệ phí.
Theo bảng 2.6 cho thấy thu ngân sách từ phí và lệ phí qua các năm như sau: năm 2016 là 40,2 triệu đồng, đạt 100,5%(tăng 0,5%) so với dự toán. Năm 2017 là 55,7 triệu đồng tương ứng đạt 126,6% (tăng 26.6%) so với dự toán, năm 2018 là 74,1 triệu đồng, đạt 119,5% (tăng 19,5%) so với dự toán.
Đối với các khoản thu khác: Trong những năm qua khoản thu này thực hiện tương đối thấp, năm 2016 thu khác của xã là 3,9 triệu đồng, chỉ đạt 19,5% (giảm 80,5%) so với dự toán. Năm 2017 là 7,5 triệu đồng, đạt 6,8% (93,2%) so với dự toán. Năm 2018 là 17,9 triệu đồng, đạt 15,6% (giảm 84,4%) so với dự toán.
Tóm lại, Xã Hòa Khánh Nam không thực hiện được dự toán thu cả 02 năm 2016 và 2017, riêng năm 2018 thu vượt dự toán 80 triệu đồng, vượt 8,6%. Trong đó, các khoản thu không đạt dự toán chủ yêu là nguồn thu ngân sách khác: Cả 3 năm đều không đạt dự toán thu, tiếp đến là thuế môn bài và thuế chước bạ. Các khoản thu khác đều vượt so với dự toán, nhưng không đáng kể.
2.2.1.3. Tì ì q yế oá N â sá xã
Cuối năm, Cán bộ tài chính xã khóa sổ, lập báo cáo quyết toán thu ngân sách
hàng năm gửi về phòng Tài chính – Kế hoạch huyện để thẩm tra. Sau khi có kết quả thẩm tra quyết toán, Cán bộ Tài chính xã lập báo cáo tài chính trình UBND xã xem xét và trình HĐND xã phê chuẩn báo cáo quyết toán, sau đó thực hiện công khai theo quy định.
Hoạt động quyết toán thu ngân sách được quan tâm và thực hiện khá tốt trong thời gian qua. Với sự hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền cấp trên. Góp phần thực hiện tốt quy trình quản lý thu ngân sách.
2.2.2. T ự rạ q ả lý â sá xã 2.2.2.1. Quy trình lập dự toán chi ngân sách xã +Quy trình lập dự toán chi ngân sách xã
Các ban, ngành, tổ chức thuộc UBND xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi lập dự toán chi của đơn vị, tổ chức mình. Cán bộ Tài chính xã lập dự toán chi và cân đối ngân sách xã, trình UBND xã, báo cáo Chủ tịch HĐND xã để xem xét gửi UBND huyện và Phòng tài chính huyện.
+Kết quả lập dự toán chi ngân sách xã
Bảng 2.7: Dự toán chi ngân sách xã năm 2016-2018
Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Chỉ tiêu ± % ± % Chi XDCB 300 400 400 100 33,33 0 0 Chi QLNN 2.751 2.775 3.106 24 0,87 331 11,93 Chi AN-QP 377 370 360 (7) (1,86) (10) (2,7)
Chi SN kinh tế 159 159 313 0 0 154 96,86
Chi SN môi trường 50 50 50 0 0 0 0
Chi SN GDĐT 23 23 53 0 0 30 130,43
Chi SN Y tế 5 5 5 0 0 0 0
Chi SNVH-TDTT 66 48 38 (18) 27,27 (10) (20,8)
Chi đảm bảo xã hội 68 70 110 2 2,94 40 57,14
Chi khác 16 16 18 0 0 2 12,5
Chi dự phòng 52 52 81 0 0 29 55,77
Tổng cộng 3.867 3.968 4.534 101 2,61 566 14,26
(Nguồn: UBND Xã Hòa Khánh Nam)
Số liệu bảng 2.7 cho thấy: Dự toán chi ngân sách xã giai đoạn từ năm 2016- 2018, năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể: Năm 2016 tổng dự toán chi là 3.867 triệu đồng, năm 2017 là 3.968 triệu đồng, tăng 101 triệu đồng, tốc độ tăng 2,61 % so với năm 2016. Năm 2018 tổng dự toán chi ngân sách xã là 4534 triệu đồng, tăng 566 triệu đồng, tốc độ tăng 14,26% so với năm 2017.
Chi tiết, dự toán một số khoản chi năm sau lớn hơn năm trước, như :
Chi xây dựng cơ bản, chi quản lý nhà nước, chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, chi đảm bảo xã hội, chi khác và chi dự phòng, đặc biệt dự toán chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo năm 2018 tăng 130,43 % so với dự toán năm 2017. Tiếp đến là dự toán chi cho sự nghiệp kinh tế năm 2018 tăng 96,85 % so với dự toán năm 2017 và cuối cùng là dự toán chi đảm bảo xã hội năm 2018 tăng 57,14 % so với dự toán năm 2017.
Tuy nhiên, một số ít khoản chi, dự toán năm sau nhỏ hơn năm trước, như: Chi an ninh-quốc phòng, chi sự nghiệp văn hóa-thể dục thể thao
+Tỷ trọng dự toán chi ngân sách xã
Cơ cấu dự toán chi ngân sách xã cho biết đặc điểm về phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, thể hiện qua bảng 2.8 dưới đây:
Bảng 2.8: Cơ cấu dự toán chi ngân sách xã theo nội dung năm 2016-2018 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2016 2017 2018 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chi XDCB 300 7,76 400 10,08 400 8,82 Chi QLNN 2.751 71,14 2.775 69,93 3.106 68,50 Chi AN-QP 377 9,75 370 9,32 360 7,94 Chi SN kinh tế 159 4,11 159 4,01 313 6,90
Chi SN môi trường 50 1,29 50 1,26 50 1,10
Chi SN GDĐT 23 0,59 23 0,58 53 1,17
Chi SN Y tế 5 0,13 5 0,13 5 0,11
Chi SNVH-TDTT 66 1,71 48 1,21 38 0,84
Chi đảm bảo xã hội 68 1,76 70 1,76 110 2,43
Chi khác 16 0,41 16 0,40 18 0,40
Chi dự phòng 52 1,34 52 1,31 81 1,79
Tổng cộng 3.867 100,00 3.968 100,00 4.534 100,00
(Nguồn: UBND Xã Hòa Khánh Nam)
Số liệu bảng 2.8 cho thấy, giai đoạn 2016-2018:
Tỷ trọng về dự toán chi quản lý nhà nước là cao nhất so với tổng dự toán chi ngân sách xã, kế tiếp là chi an ninh, quốc phòng, nhưng có xu hướng giảm dần theo thời gian, cụ thể:
Năm 2016, tỷ trọng về dự toán chi quản lý nhà nước chiếm 71,14%, năm 2017 giảm xuống còn 69,93% và năm 2018 giảm xuống còn 68,50%.
Tương tự, chi an ninh, quốc phòng: Năm 2016, tỷ trọng về dự toán chi quản lý nhà nước chiếm 9,75% , năm 2017 giảm xuống còn 9,32% và năm 2018 giảm xuống còn 7,94% .
Tiếp theo, chi xây dụng cơ bản chiếm tỷ trọng trong khoản từ 7,76% - 10,08% và chi sự nghiệp kinh tế chiếm tỷ trọng trong khoản từ 4,01% -6,90%.
2.2.2.2. T ự ệ dự oá â sá xã
Chấp hành tổng dự toán chi ngân sách xã
Chi ngân sách nhằm duy trì và thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của hệ thống bộ máy nhà nước tại xã cũng như thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội của xã đã đề ra. Chi ngân sách cấp xã được thực hiện theo quyết định của UBND huyện về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách của năm. Đối với cấp xã HĐND xã quyết định số thu cao hơn số thu UBND huyện giao thì được phép bố trí tăng chi theo số điều tiết được hưởng tăng thêm. Đối với các khoản chi từ nguồn thu để lại cho xã định kỳ phải làm thủ tục hạch toán ghi thu - ghi chi vào NSNN theo đúng các văn bản qui định hiện hành.
Chi ngân sách xã là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến mọi mặt hoạt động của chính quyền cấp cơ sở. Nếu các khoản chi hợp lý kịp thời và đầy đủ, đúng mục đích sẽ giúp bộ máy chính quyền ở địa phương hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, các khoản chi ngân sách xã mang tính chất chi tiêu công nên nếu không quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến chi tiêu lãng phí, hay dẫn đến một số hiện tượng tiêu cực như tham nhũng của cải, tài sản của Nhà nước, là nhân tố gây mất lòng tin cho nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Kết quả thực hiện dự toán chi ngân sách tại Xã Hòa Khánh Nam về tổng sô thể hiện qua bảng thống kê dưới đây:
Bảng 2.9: Thực hiện dự toán chi ngân sách xã năm 2016-2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Dự toán Thực hiện
Mức tăng (+), giảm (-) tuyệt đối thực hiện so với dự toán Tốc độ tăng (+), giảm (-) thực hiện so với dự toán (%) 2015 3.867 3.744 (122) (3,2) 2016 3.968 3.649 (318) (8,0) 2017 4.534 3.789 (744) (16,4)
Bảng số liệu 2.9 cho thấy, giai đoạn 2016-2018:
Thực tế trong 3 năm qua số chi thực hiện hàng năm luôn giảm so với dự toán được giao, cụ thể: Năm 2016 giảm 3,2% so với dự toán, năm 2017 giảm 8% so với dự toán, và năm 2018 giảm 16,4% so với dự toán, xu hướng thực hiện dự toán chi ngày càng giảm, cả số tuyệt đối và tương đối (nói cách khác: Thực hiện tiết kiệm chi tại xã được chú trọng).
Chấp hành chi tiết dự toán chi ngân sách xã
Thực hiện chi tiết dự toán chi ngân sách tại Xã Hòa Khánh Nam được thể hiện qua bảng thống kê dưới đây
Bảng 2.10: Chi tiết thực hiện dự toán các khoản chi năm 2016-2018