7. Cấu trúc đề tài
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ, tiền thân là Uỷ ban Khoa học Nhà nước được thành lập theo Sắc lệnh số 016-SL ngày 4/3/1959 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sự phát triển từ Uỷ ban UBKHNN sang Bộ KH&CN là một quá trình vừa hình thành, vừa xây dựng và hoàn thiện. Trong quá trình phát triển đó, nhận thức về nội dung và trách nhiệm quản lý về KH&CN ngày càng được nâng cao. Hoạt động quản lý KH&CN của Bộ đã phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và ngày càng có hiệu quả.
Giai đoạn 1959 - 1965, UBKHNN có chức năng bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch phát triển khoa học và kỹ thuật, đưa nền khoa học và kỹ thuật Việt Nam lên trình độ tiên tiến nhằm phục vụ sản xuất, dân sinh, quốc phòng, góp phần đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.
Giai đoạn 1965 - 1975, UBKHNN được tách thành 2 cơ quan: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. UBKH&KTNN quản lý thống nhất và tập trung công tác khoa học và kỹ thuật và trực tiếp thực hiện chức năng của một Viện nghiên cứu về khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật nhằm thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật ở nước ta, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ CNXH ở Miền Bắc, đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.
Giai đoạn 1975 - 1985, đứng trước yêu cầu to lớn và cấp bách khi cả nước vừa xây dựng CNXH vừa phải đối phó với hai cuộc chiến tranh biên giới, khối nghiên cứu được tách khỏi Uỷ ban để thành lập Viện Khoa học Việt Nam. UBKH&KTNN lúc này chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực khoa học và kỹ thuật trong phạm vi cả nước nhằm phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời sống nhân dân và củng cố quốc phòng.
Giai đoạn 1985 - 1992, giai đoạn của những thay đổi quan trọng trong đường lối, chính sách của Đảng về đổi mới và chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Năm 1990, UBKH&KTNN được đổi tên thành UBKHNN, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội nhằm khuyến khích việc sáng tạo và ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và kỹ thuật, đưa lại hiệu quả thiết thực cho thời kỳ phát triển mới của đất nước. Giai đoạn này Bộ quản lý các chương trình đề tài cấp Nhà nước.
Giai đoạn 1992 - 2002, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường được thành lập trong bối cảnh đất nước thực hiện công cuộc đổi mới và chuẩn bị bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, tiêu chuẩn hóa, sở hữu công nghiệp và bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước. Giai đoạn này Bộ phát triển từ UBKHNN thành Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường vì năm 1992 Việt Nam thsm gia vào công ước quốc tế về môi trường nên Bộ kiêm thêm phần về môi trường.
Từ tháng 8/2002 đến nay, Bộ KH&CN được thành lập theo Nghị quyết Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XI. Bộ KH&CN có chức năng quản lý nhà nước về hoạt động KH&CN, phát triển tiềm lực KH&CN; tiêu chuẩn đo
lường chất lượng; sở hữu trí tuệ; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Bộ quản lý; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ quản lý.
Việc thành lập Bộ KH&CN trong giai đoạn đất nước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển KH&CN, giúp Bộ tập trung hơn cho các nhiệm vụ quản lý nhà nước về KH&CN trong phạm vi cả nước, khẳng định vị thế và vai trò của Bộ trong việc điều phối và thúc đẩy các hoạt động KH&CN đóng góp tích cực cho phát triển nền kinh tế đất nước và hội nhập.
Trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển, Bộ KH&CN đã không ngừng khắc phục các khó khăn, phấn đấu thực hiện tốt nhất trọng trách của một cơ quan tham mưu, giúp Đảng và Chính phủ quản lý thống nhất về KH&CN trong phạm vi cả nước, và đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Đó là kết quả của một quá trình là sự kết nối xuyên suốt từ Sắc lệnh số 016-SL ngày 4/3/1959 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đến Nghị quyết Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XI và là sự phấn đấu bền bỉ, lâu dài của tập thể Lãnh đạo và đội ngũ các cán bộ, công chức của Bộ.
a) Vị trí, chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ
Vị trí , chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ được quy định rõ tại Điều 1 Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ trong đó Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và
công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Bộ quản lý theo quy định của phápluật.
(phụ lục)
b) Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Khoa học và Công nghệ
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Khoa học và Công nghệ được quy định đầy đủ và rõ ràng trong Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ.
(Phụ lục)
c) Cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
Cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ được quy định trong Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013. Theo Nghị định Bộ Khoa học và Công nghệ gồm có 22 tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước cụ thể là các tổ chức sau:
1. Vụ Khoa học Xã hội và Tự nhiên;
2. Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật; 3. Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ;
4. Vụ Công nghệ cao; 5. Vụ Kế hoạch - Tổng hợp; 6. Vụ Tài chính; 7. Vụ Pháp chế; 8. Vụ Tổ chức cán bộ; 9. Vụ Hợp tác quốc tế;
10. Vụ Thi đua - Khen thưởng;
11. Vụ Phát triển khoa học và công nghệ địa phương; 12. Văn phòng Bộ;
13. Thanh tra Bộ;
14. Cục Công tác phía Nam;
15. Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ; 16. Cục Năng lượng nguyên tử;
17. Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia;
18. Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ; 19. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân;
20. Cục Sở hữu trí tuệ;
21. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; 22. Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc;
Ngoài ra Bộ Khoa học và Công nghệ còn có 6 đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
1. Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ; 2. Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước; 3. Báo Khoa học và Phát triển;
4. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam; 5. Trung tâm Tin học;
6. Trường Quản lý khoa học và công nghệ. Trong đó số các phòng ban được quy định là: Vụ Khoa học Xã hội và Tự nhiên: 02 phòng
Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế-kỹ thuật: 03 phòng Vụ Tổ chức cán bộ: 03 phòng
Vụ Hợp tác quốc tế: 04 phòng Vụ Kế hoạch - Tổng hợp:03 phòng Vụ Tài chính: 03 phòng
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc và danh sách các đơn vị sự nghiệp khác hiện có thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bộ Khoa học và Công nghệ ngày càng ổn định về tổ chức và biên chế. Các cán bộ tại Bộ Khoa học và Công nghệ đều có trình độ chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học trở lên.