Công tác soạn thảo và ban hành văn bản

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả công tác văn thư tại bộ khoa học và công nghệ (Trang 47 - 49)

7. Cấu trúc đề tài

2.2.1. Công tác soạn thảo và ban hành văn bản

Trình tự ban hành văn bản là các bước mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhất thiết phải tiến hành trong công tác xây dựng và ban hành văn bản theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động cả mình. Trình tự soạn thảo và ban hành văn bản còn được gọi là quy trình xây dựng văn bản hoặc kế hoạch thực hành xây dựng văn bản.

Tùy theo tính chất, nội dung và hiệu lực pháp lý của từng loại văn bản có thể xây dựng một trình tự ban hành tương ứng. Tuy nhiên, việc xác định một trình tự chuẩn là hết sức cần thiết nhằm trật tự hóa công tác này. Cho đến nay mới có một trình tự chuẩn trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản thi hành luật, còn các loại văn bản khác hầu hết được xây dựng và ban hành theo các quy tắc bởi hoạt động thực tiễn trong từng cơ quan, đơn vị cụ thể. Tại Bộ Khoa học và Công nghệ việc soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo Quy chế soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Khoa học và Công nghệ, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc soạn thảo văn bản khác được thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định hình thức, nội dung và độ mật, độ khẩn, nơi nhận văn bản; Bước 2: Thu thập, xử lý thông tin có liên quan;

Bước 3: Soạn thảo văn bản;

Bước 4: Trong trường hợp cần thiết, đề xuất với Lãnh đạo Bộ hoặc Thủ trưởng đơn vị việc tham khảo ý kiến của các đơn vị, cá nhân có liên quan; nghiên cứu tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh bản thảo;

Bước 5: Trình duyệt dự thảo văn bản theo quy định của Quy chế làm việc của Bộ Khoa học và Công nghệ. Phiếu trình giải quyết công việc theo mẫu (Phụ lục).

Các bước soạn thảo được sơ đồ hóa như sau:

(Phụ lục số 01)

Văn bản của Bộ Khoa học và Công nghệ được ban hành theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Văn bản thuộc lĩnh vực nghiệp vụ của đơn vị nào thì do đơn vị đó soạn thảo riêng văn bản chung của Bộ do Bộ trưởng ủy quyền cho đơn vị nào soạn thảo thì đơn vị đó phải làm.

Văn bản sau khi soạn thảo xong, do thủ trưởng đơn vị sửa chữa cho đánh máy vi tính, sau khi đánh máy vi tính xong người soạn thảo văn bản phải xem xét, sửa chữa kỹ càng, văn thư đơn vị xin chữ ký nháy của thủ trưởng đơn vị, văn bản được chuyển về văn phòng, phó phòng hành chính kiểm tra, xem xét một lần nữa mới trình bộ trưởng ký chính thức. Nhiệm vụ của người đánh máy khi đánh máy xong phải sửa chữa, xem xét sửa lỗi trước khi đưa cho người soạn thảo văn bản.

Ngoài ra những văn bản thuộc về lĩnh vực của đơn vị có thẩm quyền ký thì đánh máy, sửa chữa xong đưa cho người soạn thảo văn bản xem xét sửa chữa một lần nữa người soạn thảo văn bản phải ký nháy vào đó sau đó trình thủ trưởng đơn vị ký chính thức thì văn thư mới được đóng dấu ban hành.

Nhìn chung công tác soạn thảo ban hành văn bản của Bộ thực hiện tương đối tốt. Đối với văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo Quy chế soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Khoa học và Công nghệ, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với văn bản khác được thực hiện theo quy trình đã quy định. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế như: văn bản do các đơn vị soạn thảo vẫn còn sai như: sai về kỹ thuật trình bày văn bản ( khổ giấy, định lề trang văn bản, vị trí trình bày); sai về thẩm quyền ký văn bản như: ký thay mặt, ký thừa lệnh, thừa ủy quyền, chức vụ (chức danh) của người ký văn bản

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả công tác văn thư tại bộ khoa học và công nghệ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)