Các nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự liên hệ giữa động cơ làm việc đến năng suất lao động của công nhân xây dựng trên địa bàn tỉnh long an (Trang 27 - 28)

H.R. Thomas và nhóm tác giả (1990) nêu ra hai mô hình năng suất tin cậy dựa trên sự tác động của các nhân tố: mô hình nhân tố (factor model) xét đến các nhân tố liên quan đến dự án, công trường và quản lý ảnh hưởng đến năng suất; mô hình động cơ làm việc mong đợi (expectancy model of motivation)[9], mô tả nguyên nhân công nhân nỗ lực làm việc và sự liên hệ đến năng suất của các nỗ lực này.

Nghiên cứu ảnh hưởng của làm ngoài giờ đến năng suất lao động, sự mất hiệu quả làm việc của công nhân, của số giờ công/ngày và số ngày làm việc/tuần cũng được H.R.Thomas (1992) [11] nghiên cứu và tổng hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu làm việc 10 giờ /ngày sẽ làm mất hiệu quả 4% so với làm việc 9 giờ/ngày và nếu làm việc 6 ngày/tuần hiệu quả hơn 7% nếu làm việc 7 ngày/tuần.

Nguyên nhân làm giảm năng suất lao động trong việc gia công trước các cấu kiện để lắp đặt trong ba trường hợp cụ thể: lắp đặt cửa và mái đón, lắp ghép các tấm panel tường ngoài đóng cừ thép được H.R. Thomas và V.E. Sanvido (2000) [12] nghiên cứu. Kết quả cho thấy, hiệu suất lao động của việc gia công cho công tác lắp đặt cửa và mái đón và công tác lắp ghép các tấm panel tường ngoài là do thiếu hụt vật tư, đối với công tác đóng cừ thép là do số sản phẩm lắp ghép không

Năng suất là việc đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách chuyển đổi đầu vào thành đầu ra ở mức chi phí thấp nhất. Như vậy, năng suất liên quan đến cả hiệu suất và hiệu quả.

(Robbins, 2001)

Năng suất là khả năng thỏa mãn những nhu cầu của thị trường bằng việc sử dụng ít nhất các nguồn lực.

(Moseng & Rolstadas, 2001)

Năng suất = Đầu ra/Đầu vào = Sản phẩm + Dịch vụ)/(Lao động + Nguyên vật liệu)

(Sauian, 2002) Năng suất là sự chú ý đến nhu cầu và

mong muốn của khách hàng để thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn đó.

(McKee, 2003)

Năng suất là hiệu quả của các yếu tố sản xuất, lao động và vốn trong việc tạo ra giá trị.

đáp ứng kịp thời năng suất của tổ lắp ghép. Sự giảm hiệu suất lao động tương ứng là 16,6, 28,4 và 56,8 %.

A.S, Hanna và nhóm tác giả (2007) [13] đã nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sắp xếp và bố trí quá nhiều công nhân thực hiện một công việc. Cụ thể, việc quá nhiều công nhân đến năng suất lao động công nhân điện và cừ . Kết quả nghiên cứu cho thấy, tùy thuộc vào mức độ quá nhiều công nhân và nhân lực tối đa trong dự án thì năng suất giảm 0 - 41%.

Nghiên cứu của William Ibbs và nhóm tác giả (2005) [14] đã tổng hợp các nhân tố tác động lên năng suất lao động: sắp xếp các công việc, đẩy nhanh tiến độ, thay đổi công việc, đặc điểm của quản lý, tinh thần làm việc của công nhân, vị trí /điều kiện bên ngoài của dự án.

Ba yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất các tổ đội: thiếu vật tư, công cụ lao động không phù hợp và sự lặp lại các công việc đã được P.O.Olomolaiye và nhóm tác giả (1987) nghiên cứu ở Nigeria [15]. Nghiên cứu cụ thể của công tác lắp đặt cốp pha, cốt thép và xây tường tại bảy dự án xây dựng để xác định thời gian làm việc thực sự của các tổ đội: 51% của ngày làm việc đối với tổ xây, 44% đối với tổ lắp cốp pha và 56 % đối với tổ lắp đặt cốt thép.

Nghiên cứu các dự án xây dựng nhà cao tầng có nhiều tầng điển hình Khanh, and Kim (2014) [16] kết luận rằng năng suất lao động của công nhân trong công tác cốp pha, cốt thép và bê tông sẽ đạt được sự ổn định sau khi thi công khoảng hơn 4 tầng điển hình của nhà cao tầng.

Các yếu tố: đặc điểm dự án, điều kiện công trường, loại công việc, đặc điểm thiết kế và điều kiện thời tiết cũng được xác định là các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động theo nghiên cứu của Alarcon (1993) [17].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự liên hệ giữa động cơ làm việc đến năng suất lao động của công nhân xây dựng trên địa bàn tỉnh long an (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)