Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự liên hệ giữa động cơ làm việc đến năng suất lao động của công nhân xây dựng trên địa bàn tỉnh long an (Trang 30)

3.3.1. Quy trình nghiên cứu:

Thu thập số liệu thực tế trên công trường được thự hiện bằng bảng câu hỏi khảo sát gửi đến đối tượng khảo sát.

Đối tượng khảo sát bao gồm: Tổ đội khoán, Chỉ huy công trường, Quản lý xây dựng, Nhân viên kỹ thuật.

Dữ liệu phân tích trong nghiên cứu bao gồm dữ liệu khảo sát bảng câu hỏi và dữ liệu thực tế công trình. Việc khảo sát bằng câu hỏi được tiến hành với đối tượng trả lời là các công nhân xây dựng và cai trưởng và cán bộ kỹ thuật đang tham gia vào công tác xây dựng tại công trình. Qua đó, đánh giá thực trạng năng suất lao động và năng suất lao động của công nhân xây dựng trên địa bàn.

Đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng với dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi. Việc phân tích dữ liệu được tiến hành với sự trợ giúp của phần mềm SPSS trên máy tính. Phương pháp phân tích sử dụng là thống kê mô tả và phân tích nhân tố. Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề nghị những giải pháp nâng cao năng suất.

3.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính:

Nghiên cứu định tính là một phương pháp điều tra được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, không chỉ trong các ngành khoa học truyền thống mà còn trong nghiên cứu thị trường và các bối cảnh khác. [21]

Nghiên cứu định tính thường phân loại dữ liệu vào mô hình như là cơ sở ban đầu cho việc tổ chức và báo cáo kết quả. Nghiên cứu định tính thường dựa vào các

phương pháp sau đây để thu thập thông tin: tham gia vào các quan sát, không tham gia quan sát, ghi chép hiện trường, phản ứng của các ghi chép, phỏng vấn có câu trúc, phỏng vấn không cấu trúc và phân tích các tài liệu và các tư liệu. [22]

3.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Nghiên cứu định lượng là điều tra thực nghiệm có hệ thống về các hiện tượng quan sát được qua số liệu thống kê, toán học hoặc số hoặc kỹ thuật vi tính [23]. Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là phát triển và sử dụng mô hình toán học, lý thuyết hoặc các giả thuyết liên quan tới các hiện tượng. Quá trình đo lường là trung tâm của nghiên cứu định lượng bởi vì nó cung cấp các kết nối cơ bản giữa quan sát thực nghiệm và biểu thức toán học của các mối quan hệ định lượng. Số liệu định lượng là bất kỳ dữ liệu ở dạng số như số liệu thống kê, tỷ lệ phần trăm, v.v...[23]. Trong điều kiện thường, điều này có nghĩa là các nhà nghiên cứu định lượng yêu cầu một câu hỏi cụ thể và thu thập một mẫu dữ liệu số từ hiện tượng quan sát hay từ nghiên cứu người tham gia trả lời các câu hỏi. Các nhà nghiên cứu phân tích các dữ liệu với sự giúp đỡ của các số liệu thống kê. Các nhà nghiên cứu hy vọng con số sẽ mang lại một kết quả không thiên vị mà có thể được khái quát hóa cho một số lượng dân số lớn hơn. Ngược lại, nghiên cứu định tính là đặt câu hỏi rộng và thu thập dữ liệu từ hiện tượng hoặc người tham gia. Các nhà nghiên cứu tìm kiếm các chủ đề và mô tả các thông tin trong các chủ đề và các xu hướng đặc thù của tập hợp các thành viên tham gia.

- Quy trình thu thập dữ liệu: + Xác định vấn đề nghiên cứu. + Thành lập bảng khảo sát

+ Xác định dự án và đối tượng sẽ khảo sát + Phân phát bảng câu hỏi lần sơ khảo + Phân phát bảng câu hỏi lần sơ khảo

+ Kiểm tra kết quả bảng câu hỏi lần sơ khảo: * Nếu đạt yêu cầu:

- Phân phát đại trà - Thu thập số liệu

- Điều chỉnh bảng câu hỏi và tiến hành lại.

- Cách thức lấy mẫu:

+ Bảng câu hỏi đã duyệt cuối cùng được phân phát đến các đối tượng. + Thu thập bảng câu hỏi đã phân phát.

+ Tổng hợp kết quả của bảng câu hỏi. - Cách thức phân phối bảng câu hỏi:

+ Bảng câu hỏi đã duyệt

+ Gửi trực tiếp đến đối tượng khảo sát + Thu lại bảng câu hỏi

Hình thành nên bảng khảo sát dựa trên ý kiến của các chuyên gia từ đó tiến hành thu thập dữ liệu với các đối tượng đã nêu trên phương pháp nghiên cứu.

3.3.2. Thiết kế lấy mẫu khảo sát:

Các phương pháp lấy mẫu xác suất dựa trên nguyên tắc lựa chọn ngẫu nhiên như lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản, lấy mẫu hệ thống, lấy mẫu được phân tầng, lấy mẫu cụm hay lấy mẫu nhiều giai đoạn. Tuy nhiên, các phương pháp trên khó thực hiện được một cách chính xác, đúng đắn trong bối cảnh nghiên cứu với những hạn chế về thời gian, chi phí… Vì vậy, phương pháp lấy mẫu phi xác suất – thuận tiện được sử dụng trong nghiên cứu. Phương pháp lấy mẫu này tuy khó đại diện đề ước lượng cho toàn bộ tổng thể, nhưng dễ thực hiện và được chấp nhận trong nghiên cứu khám phá.

Kích thước mẫu chịu ảnh hưởng của các yếu tố như : phương pháp chọn mẫu, phạm vi sai số có thể chấp nhận được (e), độ tin cậy muốn có trong ước lượng, hệ số tin cậy z từ độ tin cậy mong muốn, ước tính độ lệch tiêu chuẩn của tổng thể và kinh phí dành cho cuộc điều tra mẫu. Thông thường, kích thước mẫu càng lớn thì việc ước lượng các tham số quần thể càng chính xác. Các nghiên cứu thường không nêu lên số lượng mẫu cụ thể, họ quyết định số lượng mẫu dựa trên mức độ chính xác của việc ước lượng và qui mô, mức độ phân tích toàn diện nghiên cứu mong muốn đạt được. Trong đề tài nghiên cứu, do giới hạn về thời gian, tài chính, …nên mẫu kích thước không ấn định số lượng cụ thể. Điều quan trọng là các bảng câu hỏi do đối tượng trả lời phù hợp để có được những dữ liệu có giá trị cho vấn đề nghiên cứu.

3.3.3. Điều tra thử, kiểm tra và sửa chữa:

Trước khi dùng bảng câu hỏi để điều tra, bảng câu hỏi phải được điều tra và đánh giá qua việc test thử. Test thử không giải quyết được hết những lỗi, sai số nhưng nó rất cần thiết để giảm thiểu những lỗi sai trong quá trình thu thập dữ liệu. Sau khi điều tra thử, dữ liệu sẽ được mã hóa và lập thành danh bạ để tiết kiệm tổng thời gian của dự án nghiên cứu. Đồng thời, phân tích và xử lý số liệu trong điều tra thử giúp cho người nghiên cứu sử dụng tốt tất cả các dữ liệu được thu thập từ bảng câu hỏi.

Để hoàn chỉnh những thiếu sót và chuẩn xác các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc của công nhân xây dựng trong bảng câu hỏi, tác giả đã tiến hành khảo sát thử nghiệm. Bảng câu hỏi thử nghiệm này chưa được phát đại trà, tác giả chỉ gửi cho những cá nhân có kinh nghiệm để tiếp nhận thông tin phản hồi nhằm kiểm tra sơ lược các nhân tố ảnh hưởng và hoàn thiện các tiêu chí nêu trong bảng câu hỏi. Vì vậy, giai đoạn thí điểm ban đầu rất quan trọng, không những câu hỏi đặt ra sẽ không phù hợp và những câu trả lời có thể sẽ không liên quan gì với suy nghĩ của người trả lời.

Đợt khảo sát giai đoạn 1 tác giả đã gửi trực tiếp và thu thập được 20/20 bảng câu hỏi phản hồi lợp lệ, các cá nhân tham gia phỏng vấn thử nghiệm để hoàn chỉnh bảng câu hỏi khảo sát lần này là các chuyên gia, kỹ sư xây dựng có thâm niên kinh nghiệm trong ngành xây dựng và giữ vai trò là chủ đầu tư (Ban quản lý dự án), đơn vị thi công (nhà thầu hoặc chỉ huy trưởng công trình) và đơn vị tư vấn giám sát.

Bước 1: Xác định cụ thể các dữ liệu cần thu thập. Ở đây cần tập trung những

yếu tố ảnh hưởng động cơ làm việc của công nhân xây dựng.

Bước 2: Xác định loại câu hỏi và cách thức triển khai: gồm câu hỏi có cấu

trúc hay phi cấu trúc, câu hỏi trực tiếp hay gián tiếp và phương pháp triển khai qua phỏng vấn trực tiếp, Email hoặc điện thoại.

Bước 3: Xác định nội dung của từng câu hỏi, căn cứ vào hai bước đã thực

hiện ở trên, ta cần quan tâm giải quyết các vấn đề sau:

- Cần một hay nhiều câu hỏi để thu thập một thông tin cần hỏi. - Người được hỏi có biết vấn đề không.

Bước 4: Xác định hình thức trả lời: Dạng câu hỏi mở hay đóng? Bao nhiêu

lựa chọn? Dùng thang đo?

Bước 5: Đặt câu chữ cho từng câu hỏi, nhằm bảo đảm rằng từng câu hỏi có

một nghĩa duy nhất, từ ngữ đơn giản, tránh câu hỏi mập mờ, câu hỏi dẫn, câu hỏi hai nội dung, tiếng lóng, viết tắt, biện ngữ, phủ định, giả định….

Bước 6: Xác định thứ tự câu hỏi: Bắt đầu từ những câu hỏi đơn giản, từ tổng

quát đến chi tiết, cẩn thận với những câu hỏi rẽ nhánh hay điều kiện, các câu hỏi cơ bản, câu hỏi sàn lọc để ở trước và câu hỏi xếp loại, câu hỏi khó để sau.

Bước 7: Xác định hình thức cho bảng câu hỏi:

- Ảnh hưởng đến sự chấp nhận trả lời và sự chính xác của các loại câu hỏi. - Trình bày các phần mục và câu hỏi rõ ràng, dễ theo dõi, không gây nhàm chán, nếu có nhánh rẽ hay có điều kiện thì có hướng dẫn cụ thể.

- Hạn chế chiều dài bảng câu hỏi, số câu hỏi và khoảng thời gian để trả lời. - Chất lượng giấy, khổ giấy, cở chữ, kiểu chữ, chất lượng in/copy và phần giới thiệu hướng dẫn phải được chuẩn bị cẩn thận.

Bước 8: Triển khai thử và hoàn chỉnh câu hỏi:

- Hỏi ý kiến của các chuyên gia và người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực nghiên cứu thiết kế bảng câu hỏi.

- Triển khai thử một vài người để kiểm tra về từ ngữ sử dụng, ý nghĩa, chiều dài, hình thức trình bày và các hướng dẫn trả lời chưa lường trước được. Sau đó chỉnh sửa, rà soát lại toàn bộ câu hỏi về sự phù hợp so với mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp phân tích số liệu.

- Kiểm tra về thang đo, cách dùng từ ngữ, câu văn kiểm tra thứ tự sắp xếp các câu hỏi cũng như hình thức trình bày câu hỏi.

3.3.4. Thiết kế bảng câu hỏi:

Bảng câu hỏi là một trong những phương pháp thường được dùng để khảo sát, thu thập dữ liệu cho việc nghiên cứu. Chính vì vậy, việc thiết kế bảng câu hỏi sẽ ảnh hưởng rất đáng kể đến kết quả nghiên cứu. Việc thiết kế bảng câu hỏi không tốt có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu bị sai lệch hưởng đến kết quả nghiên cứu bị sai lệch khá nhiều so với điều kiện thực tế, đôi khi gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Người nghiên cứu không nên áp đặt bất kỳ một ý kiến nào của riêng mình cho người khác trả lời mà phải cố gắng khích lệ người trả lời nói lên những suy nghĩ của họ, bảng câu hỏi thiết kế sao cho những người trả lời quan tâm đến và sẳn sàng chia sẻ thông tin, kết quả nghiên cứu với họ để khuyến khích họ trả lời tận tình và đầy đủ hơn.

Ngoài ra khi thiết kế bảng câu hỏi cần lưu ý những vấn đề sau:

- Cách tổ chức bảng câu hỏi: cách tổ chức có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tỷ lệ trả lời và tác động rất nhiều đến chất lượng thu thập thông tin.

- Cách sử dụng câu hỏi, đặt câu hỏi ảnh hưởng đến chất lượng thông tin. - Thang đo lường dùng trong câu hỏi, điều này ấn định dạng thông tin mà ta thu thập.

* Các bước tiến hành xây dựng bảng câu hỏi:

- Nhận dạng các vấn đề cần khảo sát từ các nguồn thông tin: phỏng vấn các chuyên gia trong ngành, kết quả của các nghiên cứu trước, tra cứu thông tin và tài liệu tham khảo qua các nghiên cứu trước đó, sách báo, tạp chí và internet.

- Lựa chọn hình thức câu hỏi và thang đo: ta có thể chọn thang đo 05 mức độ như sau: (1): Không ảnh hưởng. (2): Ảnh hưởng ít. (3): Ảnh hưởng trung bình. (4): Ảnh hưởng nhiều. (5): Ảnh hưởng rất nhiều.

- Xây dựng cấu trúc bảng câu hỏi, nội dung chủ yếu tuân theo các tiêu chí đã nghiên cứu ở bước trên.

- Tiến hành khảo sát thử nghiệm: bước này nhằm thăm dò ý kiến phản hồi từ phía người trả lời, chỉnh sửa các sai sót, hoàn thiện bảng câu hỏi cuối cùng.

- Tiến hành phát bảng câu hỏi để thu thập số liệu nghiên cứu.

3.3.5. Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng trong bảng câu hỏi khảo sát:

Qua tham khảo lý thuyết, các nghiên cứu trước, đọc sách báo, hỏi ý kiến của giáo viên hướng dẫn và lấy ý kiến của một số chuyên gia, những người có nhiều

kinh nghiệm từng tham gia nhiều dự án lớn tác đã nhận dạng và chia các yếu tố ảnh hưởng thành năm nhóm như bảng bên dưới.

Nội dung bảng câu hỏi gồm 3 phần: Phần một: Tóm tắt nội dung bảng câu hỏi;

Phần hai: Khảo sát mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng động cơ làm việc của công nhân xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An. Bảng câu hỏi được phân thành 04 nhóm nhân tố chính với 27 nhân tố ảnh hưởng sau:

* Nhóm 1: Nhóm yếu tố liên quan đến bản thân người lao động * Nhóm 2. Nhóm yếu tố liên quan đến tổ chức lao động

* Nhóm 3: Nhóm yếu tố thuộc về môi trường lao động * Nhóm 4: Nhóm yếu tố khác

Phần ba: Các thông tin tổng quát về đối tượng được khảo sát như: vị trí công tác, đơn vị công tác, số năm kinh nghiệm.

3.3.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng:

3.3.6.1. Nhóm yếu tố liên quan đến bản thân người lao động: (07 nhân tố)

- Trình độ văn hóa - Trình độ chuyên môn - Tình trạng sức khỏe - Thái độ làm việc - Tinh thần trách nhiệm

- Hài lòng với công việc đang làm - Sự gắn bó với doanh nghiệp

3.3.6.2. Nhóm yếu tố liên quan đến tổ chức lao động: (10 nhân tố)

- Trang thiết bị, dụng cụ lao động

- Quản lý và phân công lao động phù hợp

- Mức độ chuyên môn hóa - Tổ chức phục vụ nơi làm việc

- Đánh giá đúng năng lực - Tài chính (tiền lương)

- Khích lệ người lao động hoạt động cải tiến - Chính sách khen thưởng và phúc lợi

- Công việc bền vững - Thương hiệu công ty

3.3.6.3. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường lao động: (07 nhân tố)

- Các đồng nghiệp phối hợp tốt với nhau

- Không khí trong tập thể lao động

- Cường độ lao động hợp lý

- Thái độ người quản lý

- An toàn lao động

- Cấp trên hiểu sự khó khăn trong công việc

- Đồng nghiệp chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ trong công việc

3.3.6.4. Nhóm yếu tố khác: (03 yếu tố)

- Điều kiện thời tiết không thuận lợi (mưa, bão, lũ lụt…) - Phương tiện sản xuất không phù hợp

- Gia đình

3.3.6.5. Bảng tổng hợp các nhân tố khảo sát:

Để thuận tiện trong việc đưa ra dữ liệu thu thập vào phần mềm SPSS phân tích các nhân tố ảnh hưởng ảnh hưởng động cơ làm việc của công nhân xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An đã được tổng hợp và mã hóa theo bảng dưới đây.

Bảng 3.1 - Các nhóm nhân tố chính ảnh hưởng động cơ làm việc của công

nhân xây dựng: Nhóm yếu tố Stt Tiêu chí Mã hoá N1

1 Trình độ văn hóa I.1

2 Trình độ chuyên môn I.2

3 Tình trạng sức khỏe I.3

4 Thái độ làm việc I.4

5 Tinh thần trách nhiệm I.5

6 Hài lòng với công việc đang làm I.6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự liên hệ giữa động cơ làm việc đến năng suất lao động của công nhân xây dựng trên địa bàn tỉnh long an (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)