Điều tra thử, kiểm tra và sửa chữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự liên hệ giữa động cơ làm việc đến năng suất lao động của công nhân xây dựng trên địa bàn tỉnh long an (Trang 33 - 34)

Trước khi dùng bảng câu hỏi để điều tra, bảng câu hỏi phải được điều tra và đánh giá qua việc test thử. Test thử không giải quyết được hết những lỗi, sai số nhưng nó rất cần thiết để giảm thiểu những lỗi sai trong quá trình thu thập dữ liệu. Sau khi điều tra thử, dữ liệu sẽ được mã hóa và lập thành danh bạ để tiết kiệm tổng thời gian của dự án nghiên cứu. Đồng thời, phân tích và xử lý số liệu trong điều tra thử giúp cho người nghiên cứu sử dụng tốt tất cả các dữ liệu được thu thập từ bảng câu hỏi.

Để hoàn chỉnh những thiếu sót và chuẩn xác các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc của công nhân xây dựng trong bảng câu hỏi, tác giả đã tiến hành khảo sát thử nghiệm. Bảng câu hỏi thử nghiệm này chưa được phát đại trà, tác giả chỉ gửi cho những cá nhân có kinh nghiệm để tiếp nhận thông tin phản hồi nhằm kiểm tra sơ lược các nhân tố ảnh hưởng và hoàn thiện các tiêu chí nêu trong bảng câu hỏi. Vì vậy, giai đoạn thí điểm ban đầu rất quan trọng, không những câu hỏi đặt ra sẽ không phù hợp và những câu trả lời có thể sẽ không liên quan gì với suy nghĩ của người trả lời.

Đợt khảo sát giai đoạn 1 tác giả đã gửi trực tiếp và thu thập được 20/20 bảng câu hỏi phản hồi lợp lệ, các cá nhân tham gia phỏng vấn thử nghiệm để hoàn chỉnh bảng câu hỏi khảo sát lần này là các chuyên gia, kỹ sư xây dựng có thâm niên kinh nghiệm trong ngành xây dựng và giữ vai trò là chủ đầu tư (Ban quản lý dự án), đơn vị thi công (nhà thầu hoặc chỉ huy trưởng công trình) và đơn vị tư vấn giám sát.

Bước 1: Xác định cụ thể các dữ liệu cần thu thập. Ở đây cần tập trung những

yếu tố ảnh hưởng động cơ làm việc của công nhân xây dựng.

Bước 2: Xác định loại câu hỏi và cách thức triển khai: gồm câu hỏi có cấu

trúc hay phi cấu trúc, câu hỏi trực tiếp hay gián tiếp và phương pháp triển khai qua phỏng vấn trực tiếp, Email hoặc điện thoại.

Bước 3: Xác định nội dung của từng câu hỏi, căn cứ vào hai bước đã thực

hiện ở trên, ta cần quan tâm giải quyết các vấn đề sau:

- Cần một hay nhiều câu hỏi để thu thập một thông tin cần hỏi. - Người được hỏi có biết vấn đề không.

Bước 4: Xác định hình thức trả lời: Dạng câu hỏi mở hay đóng? Bao nhiêu

lựa chọn? Dùng thang đo?

Bước 5: Đặt câu chữ cho từng câu hỏi, nhằm bảo đảm rằng từng câu hỏi có

một nghĩa duy nhất, từ ngữ đơn giản, tránh câu hỏi mập mờ, câu hỏi dẫn, câu hỏi hai nội dung, tiếng lóng, viết tắt, biện ngữ, phủ định, giả định….

Bước 6: Xác định thứ tự câu hỏi: Bắt đầu từ những câu hỏi đơn giản, từ tổng

quát đến chi tiết, cẩn thận với những câu hỏi rẽ nhánh hay điều kiện, các câu hỏi cơ bản, câu hỏi sàn lọc để ở trước và câu hỏi xếp loại, câu hỏi khó để sau.

Bước 7: Xác định hình thức cho bảng câu hỏi:

- Ảnh hưởng đến sự chấp nhận trả lời và sự chính xác của các loại câu hỏi. - Trình bày các phần mục và câu hỏi rõ ràng, dễ theo dõi, không gây nhàm chán, nếu có nhánh rẽ hay có điều kiện thì có hướng dẫn cụ thể.

- Hạn chế chiều dài bảng câu hỏi, số câu hỏi và khoảng thời gian để trả lời. - Chất lượng giấy, khổ giấy, cở chữ, kiểu chữ, chất lượng in/copy và phần giới thiệu hướng dẫn phải được chuẩn bị cẩn thận.

Bước 8: Triển khai thử và hoàn chỉnh câu hỏi:

- Hỏi ý kiến của các chuyên gia và người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực nghiên cứu thiết kế bảng câu hỏi.

- Triển khai thử một vài người để kiểm tra về từ ngữ sử dụng, ý nghĩa, chiều dài, hình thức trình bày và các hướng dẫn trả lời chưa lường trước được. Sau đó chỉnh sửa, rà soát lại toàn bộ câu hỏi về sự phù hợp so với mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp phân tích số liệu.

- Kiểm tra về thang đo, cách dùng từ ngữ, câu văn kiểm tra thứ tự sắp xếp các câu hỏi cũng như hình thức trình bày câu hỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự liên hệ giữa động cơ làm việc đến năng suất lao động của công nhân xây dựng trên địa bàn tỉnh long an (Trang 33 - 34)