9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam Ch
nhánh tỉnh Long An
Kiến nghị Agribank sớm ban hành quy định về tiền gửi, cho vay trên thị trường liên ngân hàng, quy định về chấm điểm, xếp hạng đối với các định chế tài chính để chuẩn hóa hoạt động của Agribank trên thị trường liên ngân hàng. Tăng cường quản lý kế hoạch đối với chi nhánh, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn ngoài kế hoạch; kiên quyết xử lý đối với các chi nhánh nhận vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế ẩn...Mặt khác Agribank cần rà soát lại quy trình, thủ tục, chứng từ giao dịch, chương trình liên quan trong giao dịch tiền gửi tiết kiệm. Hoàn thiện quy trình giao dịch tiền gửi tiết kiệm; chương trình cảnh báo; giám sát trên hệ thống về các giao dịch tiền gửi, huy động vốn...
Xây dựng chính sách huy động vốn đúng với cơ chế chính sách của Nhà nước, phù hợp diễn biến thị trường, nhu cầu khách hàng và định hướng chiến lược kinh doanh của Agribank. Bên cạnh đó, thực hiện cơ chế điều hành lãi suất theo hướng linh hoạt, tạo quyền tự chủ cho các chi nhánh. Nghiên cứu thị trường nguồn vốn huy động để đưa ra chính sách lãi suất huy động mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với diễn biến lãi suất thị trường trong từng thời kỳ kết hợp với các chương trình khuyến mại hấp dẫn để thu hút khách hàng ...
Kiểm tra, kiểm soát là hoạt động vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh cơ chế thị trường, một mặt nó giúp sửa chữa các sai sót kịp thời, mặt khác nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên. Vì thế, phải coi trọng kiểm
tra, kiểm soát nhằm phát hiện ngăn ngừa kịp thời những sai sót trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, thể lệ chế độ, từ đó đưa hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đi vào đúng luật, nề nếp.
Phải tăng cường số cuộc kiểm tra trong năm, nội dung kiểm tra phải toàn diện từ quyết toán niên độ năm, kiểm tra hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, kiểm tra xử lý rủi ro, kiểm tra nợ quá hạn, đảm bảo an toàn kho quỹ, kiểm tra kế toán, thu chi tài chính.... Phải xây dựng và thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch kiểm tra theo đinh kỳ và đột xuất đối với hoạt động huy động vốn. Đồng thời phải kiên quyết chỉ đạo phúc tra, chỉnh sửa lại các sai sót ngay sau khi kiểm tra. Tổ chức tốt tiếp dân và giải quyết kịp thời, tại chỗ mọi đơn thư khiếu nại của công dân, không để đơn thư vượt cấp. Đồng thời tăng cường lực lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra, đặc biệt là vấn đề chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kinh nghiệm và ý thức trách nhiệm trong kiểm tra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận của Chương 1, nghiên cứu thực trạng quản lý huy động vốn Chương 2, nội dung chính trong Chương 3 được tác giả tập trung vào việc đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý huy động vốn tại Agribank Thủ Thừa thời gian tới. Sau khi trình bày định hướng hoạt động kinh doanh và mục tiêu thực hiện tại Agribank Thủ Thừa, luận văn đã nêu các giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý huy động vốn tại Agribank Thủ Thừa giai đoạn 2020 - 2025.
KẾT LUẬN
Nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu, rộng với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, muốn làm được điều đó trước hết chúng ta phải có vốn. Ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn, trong những năm qua, cũng như các NHTM khác trên địa bàn, Agribank chi nhánh Thủ Thừa đã huy động được một lượng vốn đáng kể, là cơ sở để mở rộng đầu tư tín dụng, cung cấp vốn cho đông đảo khách hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Từ kết quả nghiên cứu được kết hợp chặt chẽ trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn, luận văn đã hoàn thành những nội dung cơ bản sau:
Phân tích các nghiệp vụ của NHTM từ đó nêu bật tầm quan trọng của quản lý huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đồng thời chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý huy động vốn và làm sáng tỏ sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả quản lý huy động vốn đối với các NHTM trong nền kinh tế thị trường.
Trên cơ sở đánh giá hoạt động kinh doanh mà trọng tâm là quản lý huy động vốn giai đoạn 2017 - 2019 tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa để thấy được những kết quả và những mặt còn hạn chế cần phải khắc phục, góp phần làm cho quản lý huy động vốn ngày càng chất lượng và hiệu quả.
Đề xuất những giải pháp cùng những kiến nghị phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Thủ Thừa nhằm khai thác tối đa tiềm năng về vốn trong xã hội để phục vụ cho phát triển kinh tế địa phương trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do trình độ và kiến thức còn nhiều hạn chế, nội dung luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy/Cô, cơ quan chủ quản và các bạn đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài, đem lại tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tiễn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Chính Phủ (2017), Quyết định 21/QĐ – TTg ngày 15 tháng 6 năm 2017 “Về hạn mức trả tiền bảo hiểm”.
[2]. Nguyễn Đăng Dờn (2014), giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[3]. Nguyễn Đăng Dờn (2016), giáo trình “Quản trị kinh doanh ngân hàng II”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[4]. Nguyễn Đăng Dờn, (2017), giáo trình “Tài chính tiền tệ”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[5]. Đoàn Thị Hồng (2017), tài liệu bài giảng “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Thủ Thừa.
[6]. Nguyễn Thị Thu Hằng (2015),“Quản trị nguồn vốn huy động tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên”. Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
[7]. Võ Quốc Khánh (2016),“Quản trị nguồn vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Ninh”. Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[8]. Nguyễn Kim Minh (2019),“Quản lý huy động vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Long An”. Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.
[9]. Nguyễn Thị Quỳnh Như (2015),“Giải pháp phát triển huy động vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[10]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Đề án phát triển ngành ngân hàng đến 2010 và định hướng đến 2020.
[11]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Thủ Thừa, Báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 2017 - 2019.
[12]. Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (2018). Quyết định số 797/QĐ-HĐTV-KHNV ngày 17 tháng 10 năm 2014 “Về ban hành
quy định về tiền gửi tiết kiệm trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam”.
[13]. Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (2018). Quyết định số 105/QĐ-HĐTV-KHNV ngày 25 tháng 01 năm 2018 “Sửa đổi một số nội dung của Quy định về tiền gửi tiết kiệm trong hệ thống Agribank ban hành kèm theo Quyết định số 797/QĐ-HĐTV-KHNV ngày 17/10/2014”. [14]. Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (2018). Quyết
định 333/QĐ-NHNo-TTKH ngày 08 tháng 3 năm 2018 “Ban hành Quy định về giao dịch gửi, rút tiền nhiều nơi đối với khách hàng có tài khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi tiết kiệm trong hệ thống Agribank”.
[15]. Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (2015). Quyết định 726/QĐ-NHNo-NCPT ngày 09 tháng 6 năm 2015 “Ban hành quy định về Một số Sản phẩm tiết kiệm trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam”.
[16]. Quốc hội (2010), “Luật các tổ chức tín dụng”, số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.
[17]. Quốc hội (2013), Luật bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012.