Các nguyên tắc quản lý huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thủ thừa, tỉnh long an (Trang 26 - 28)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.3.3. Các nguyên tắc quản lý huy động vốn

1.3.3.1. Tuân thủ pháp luật trong hoạt động huy động vốn

+ Không được che giấu các khoản tiền bất thường (chống rửa tiền); + Giữ gin bí mật tài khoản và hoạt động trên TK của khách hàng; + Tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định;

+ Hoàn trả gốc và lãi cho khách hàng theo thời hạn đi cam kết; + Không được cạnh tranh bất hợp pháp (thông tin giả, đầu cơ...).

1.3.3.2. Thỏa mãn yêu cầu kinh doanh với chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhất

Yêu cầu kinh doanh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng thương mại là đảm bảo kinh doanh ổn định liên tục và tăng trưởng hợp lý với hiệu

quả cao nhất. Để đáp ứng yêu cầu này, trước hết phải hợp bảo huy động nguồn vốn một cách ổn định cả về dư lượng và kỳ hạn, chỉ có như vậy kinh doanh mới phát triển bình thường.

1.3.3.3. Phải đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản

Nhu cầu thanh khoản là nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng và các nhu cầu thanh khoản khác để thỏa mãn các giao dịch thanh toán. Nhu cầu thanh khoản phát sinh một cách thường xuyên, hàng ngày và vì vậy, nó luôn tạo áp lực rất lớn cho các ngân hàng. Ngân hàng nào không đáp ứng đủ nhu cầu thanh khoản, ngân hàng đó sẽ mất lòng tin đối với khách hàng, uy tín và thương hiệu của ngân hàng này sẽ bị giảm sút nghiêm trọng, nguy cơ xảy ra sụt giảm nguồn vốn là điều khó tránh khỏi. Đáp ứng nhu cầu thanh khoản là vấn đề sống còn và phải được ưu tiên hàng đầu trong quản trị kinh doanh nói chung và trong quản trị tài sản nợ nói riêng. Để đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản, cần sử dụng chi tiêu tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ này được xác đinh như sau:

Tỷ lệ khả năng chi trả = TS "Có" có thể là thanh toán ngay / TS "Nợ" phải thanh toán ngay. Trong đó:

- Tài sản "Có" có thể thanh toán ngay, gồm có:

 Tiền; Vàng; Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước; Số chênh lệch lớn hơn giữa tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng khác, và tiền gửi không kỳ hạn nhận của tổ chức tín dụng đó;

 Tiền gửi có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng khác đến hạn thanh toán;

 Các loại chứng khoán do Chính phủ Việt Nam phát hành hoặc được Chính phủ Việt Nam bảo lãnh;

 Các loại chứng khoán do tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phát hành hoặc bảo lãnh;

 Các loại chứng khoán do Chính phủ các nước thuộc khối OECD phát hành;

 Các loại chứng khoán do các ngân hàng của các nước thuộc khối OECD phát hành;

 Các hối phiếu của bộ chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu đã được ngân hàng nước ngoài chấp nhận thanh toán, có thời hạn còn lại từ một tháng trở xuống:

100% số tiền ghi trên hối phiếu;

 80% các khoản cho vay có bảo đảm, cho thuê tài chính, sẽ đến hạn thanh toán (gốc, lãi) trong thời gian một tháng;

 75% các khoản cho vay không có bảo đảm, đến hạn thanh toán;  Các loại chứgn khoáng khác;

 Các khoản khác đến hạn phải thu. - Tài sản "Nợ" phải thanh toán bao gồm:

 Số chênh lệch lớn hơn giữa tiền gửi nhận của tổ chức tín dụgn khác và tiền gửi tại tổ chức tín dụng đó đến hạn thanh toán;

 15% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức (trừ tiền gửi của tổ chức tín dụng khác), cá nhân;

 Giá trị các cam kết cho vay của tổ chức tín dụng đến hạn thực hiện;  Tất cả các tài sản "Nợ" khác sẽ đến hạn thanh toán;

Theo quy định của NH Nhà nước Việt Nam, các TCTD phải đảm bảo duy trì tỷ lệ khả năng chi trả như sau:

- Tỷ lệ khả năng chi trả được xác định trong thời hạn bảy ngày phải >= 100%, nghĩa là TS "Có" có thể thanh toán ngay ít nhất cũng phải bằng TS "Nợ" phải thanh toán ngay, tức là đáp ứng đủ hoặc cao hơn nhu cầu dự kiến.

- Tỷ lệ khả năng chi trả được xác định trong thời hạn một tháng tiếp theo phải >= 25%, tức phải đảm bảo đáp ứng tối thiểu một phần tư nhu cầu dự kiến.

1.3.3.4. Ngăn chặn sự sụt giảm bất thường về nguồn vốn

Đây là mục tiêu ít quan trọng trong quản lý huy động vốn, vì sự sụt giảm bất thường về nguồn vốn có tần suất xuất hiện rất thấp, và chỉ xảy ra khi có những biến cố đặc biệt. Tuy nhiên trong quản lý huy động vốn cần xem đây là một mục tiêu, để có giải pháp khi có sự cố xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thủ thừa, tỉnh long an (Trang 26 - 28)