9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.3.2. Mục tiêu của quản lý huy động vốn
Giữ vững sự ổn định của vốn huy động, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh tiền tệ: Đây là mục tiêu quan trọng nhất và là mục tiêu có tính cạnh tranh
nhất trong toàn bộ hoạt động ngân hàng. Trong điều kiện hệ thống ngân hàng thương mại phát triển rầm rộ về số lượng như hiện nay, thì vấn đề về cạnh tranh trong huy động vốn là rất gay gắt, thậm chí còn mang ý nghĩa sống còn, chính vì vậy việc giữ vững sự ổn định của vốn huy động có ý nghĩa rất quan trọng.
Gia tăng vốn huy động để mở rộng quy mô huy động: Các ngân hàng thương mại đều có chiến lược không ngừng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, muốn vậy trước hết phải mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh tiền tệ, từ đó mới có thể mở rộng các mặt hoạt động kinh doanh khác, gia tăng vốn huy động là mục tiêu mà bất kỳ ngân hàng nào cũng phải huớng đến
Duy trì khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả kinh doanh: Song song với hai mục tiêu nói trên, quản trị vốn huy động còn phải đảm bảo duy trì khả năng thanh toán. Đây không những là mục tiêu mà còn là yêu cầu có tính bắt buộc trong quản lý nguồn vốn của ngân hàng. Đảm bảo duy trì khả năng thanh toán của ngân hàng sẽ tạo dựng niềm tin cho khách hàng, đó cũng là điều kiện để thu hút tiền gửi ngày càng nhiều hơn, ổn định hơn. Bên cạnh đó, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn luôn phải được thấu suốt trong toàn bộ quá trình quản lý và sử dụng vốn huy động của ngân hàng.
Ba mục tiêu nêu trên phải được thực hiện đồng thời, tuy nhiên, tùy từng tình hình cụ thể mà nhấn mạnh được mục tiêu này hay mục tiêu khác. Đây chính là sự linh hoạt trong quản lý huy động vốn, sự linh hoạt này sẽ giúp ngân hàng đạt được hiệu quả tối ưu trong hoạt động kinh doanh.