9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.2. Thực trạng quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An
2.2.1. Sự biến động nguồn vốn huy động thời gian qua
Nguồn vốn của Agribank chi nhánh Thủ Thừa cũng như các ngân hàng khác chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là vốn huy động từ bên ngoài. Agribank chi nhánh Thủ Thừa chủ yếu huy động vốn thông qua hình thức như sau:
+ Tiền gửi của khách hàng: bao gồm tiền gửi của các tầng lớp dân cư và của các TCKT khác.
Để đạt được mục tiêu kinh doanh mà trực tiếp là tối đa hoá lợi nhuận, chỉ tiêu được xác định trên cơ sở nguồn thu nhập và chi phí, Agribank chi nhánh Thủ Thừa đã khai thác tối đa vốn huy động từ bên ngoài và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn nhằm tăng cường quy mô tài sản sinh lời. Để thấy được điều này, ta xét biến động nguồn vốn của Agribank chi nhánh Thủ Thừa trong thời gian qua:
Nhìn vào hình 2.2 ta thấy được cơ cấu huy động vốn Agribank chi nhánh Thủ Thừa. Chủ yếu vẫn là tiền gửi tiết kiệm của dân cư, đạt 559,674 triệu đồng vào năm
2017 2018 2019 79,652 85,403 93,442 63,409 66,014 76,785 16,243 19,389 16,657
2017 và đạt 684,315 triệu đồng vào cuối năm 2019, nguồn này vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu huy động (trên 82%), đạt tốc độ tăng trưởng xếp loại A. Tuy nhiên cùng với việc tăng lên của tiết kiệm dân cư, các món tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng có xu hướng gia tăng nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn còn thấp và có xu hướng giảm chỉ xếp loại B.
Hình 2.3. Các hình thức huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa giai đoạn 2017 - 2019
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Agribank chi nhánh Thủ Thừa
Vốn huy động tiền gửi của Agribank chi nhánh Thủ Thừa luôn duy trì mức tăng trưởng ổn định trong những năm qua. Điều này thể hiện qua tốc độ tăng trưởng tốt, ổn định từ năm 2017 đến nay. Quy mô vốn huy động từ 679,959 triệu đồng năm 2017 đã tăng gần 1.5 lần lên 829,473 triệu đồng năm 2019. Qua phân tích số liệu tại bảng 2.3 ta thấy sự tăng trưởng ổn định và vững chắc của huy động vốn tiền gửi tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Giai đoạn 2017- 2019, nền kinh tế trong nước đã có những dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, xuất khẩu giảm mạnh, tỷ giá liên tục biến động … đã tác động tiêu cực đến hoạt động SXKD của các doanh nghiệp và các hộ sản xuất cũng như thu nhập của người dân. Do đó hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Việc giữ vững được thị
0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000
Tiền gửi dân cư Tiền gửi các TCKT
Tiền gửi TCTC Tiền gửi các TCTD
Năm 2017 559,674 83,023 20,399 16,863
Năm 2018 593,042 87,670 28,580 5,216
phần trong thời gian qua là kết quả đáng khích lệ của Agribank chi nhánh Thủ Thừa trong huy động vốn.
Bảng 2.3. Phân tích các hình thức huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2018/2017 Năm 2019/2018 ± % ± %
Tiền gửi dân cư 559,674 593,042 684,315 33,368 5.96 91,273 15.39
Tiền gửi các TCKT 83,023 87,670 114,799 4,647 5.60 27,129 30.94
Tiền gửi TCTC 20,399 28,580 24,884 8,182 40.11 -3,696 -12.93
Tiền gửi các TCTD 16,863 5,216 5,475 -11,647 -69.07 259 4.96
Tổng cộng 679,959 714,509 829,473 34,550 5.08 114,964 16.09
Nguồn: Agribank chi nhánh Thủ Thừa
Với định hướng phát triển theo hướng thị trường, tập trung các nguồn vốn huy động để cho vay đối với các thành phần kinh tế, Agribank chi nhánh Thủ Thừa đã không ngừng điều chỉnh lãi suất, hình thức, phương thức và các dịch vụ huy động vốn. Bên cạnh việc huy động vốn từ các TCKT và dân cư thì Agribank chi nhánh Thủ Thừa còn sử dụng các hình thức vay vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá, vay từ TCTC khác. Trong đó, Agribank chi nhánh Thủ Thừa xác định việc phát hành giấy tờ có giá là một kênh hiệu quả để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn huy động từ tiền gửi vẫn chiếm vai trò lớn trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Điều này chứng tỏ hoạt động huy động vốn từ tiền gửi vẫn là một hoạt động rất quan trọng đòi hỏi phải có nhiều đầu tư cả về chất lẫn về lượng.
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa giai đoạn 2017 - 2019
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) 2.45% 2.56% 2.84% Chênh lệch lãi suất bình quân 2.57% 2.21% 2.08%
Tỷ lệ thanh khoản 1.38 1.45 1.65
Tỷ lệ thanh khoản nhanh 1.24 1.15 1.32
Nguồn: Agribank chi nhánh Thủ Thừa
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tăng dần theo các năm, năm 2017 là 2.45%, năm 2019 là 2.84%. Có nghĩa là mức lợi nhuận trên một đồng
vốn huy động tăng thêm tăng dần. Chỉ tiêu này phản ánh vốn huy động của Agribank chi nhánh Thủ Thừa tương đối tốt, chi phí huy động vốn có giảm dẫn tới lợi nhuận của ngân hàng tăng. Chênh lệch lãi suất bình quân giảm, từ 2.57% ở năm 2017 xuống 2.08% trong năm 2019. Điều này chứng tỏ ngân hàng đang thu hẹp dần mức độ chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Điều này có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng nhưng ngược lại nó sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh của ngân hàng so với các ngân hàng khác. Mức dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng là một minh chứng cho việc sụt giảm của chỉ tiêu này. Việc ngân hàng sẵn sàng giảm mức lợi nhuận để gia tăng các khoản tín dụng cho nền kinh tế là một biện pháp tốt để nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của ngân hàng trong toàn hệ thống.
Tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng lớn hơn 1, ở mức khá an toàn, có nghĩa là phần lớn tài sản của ngân hàng đều có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền nhằm đáp ứng khả năng thanh toán một cách tốt nhất cho các khoản nợ. Năm 2017 là 1.38 lần, năm 2019 là 1.65 lần. Tỷ lệ thanh khoản của NH lớn hơn 1, ở mức khá an toàn, có nghĩa là ngân hàng đáp ứng khả năng thanh toán một cách tốt nhất cho các khoản nợ hoặc các khoảng rút tiền bất ngờ. Năm 2017 là 1.24 lần, năm 2019 là 1.32 lần.
2.2.2. Tình hình tăng trưởng nguồn vốn huy động
Những năm qua, cùng với việc mở rộng mạng lưới chi nhánh và sự đa dạng các kênh phân phối SPDV, nguồn vốn của Agribank chi nhánh Thủ Thừa tăng trưởng vượt bậc và ổn định. Bảng số liệu dưới đây phản ánh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn từ năm 2017 đến 31/12/2019 đã chứng minh điều đó.
Nguồn vốn huy động: Qua bảng số 2.5 cho thấy, trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh thì nguồn vốn huy động tại địa phương chiếm tỷ trọng lớn và có tốc độ tăng trưởng qua các năm: Năm 2013 tăng 97.25% và tăng lên 98.97% năm 2017 trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Nguồn vốn huy động tại địa phương là nguồn vốn tự lực của chi nhánh, thể hiện thực lực và quy mô cũng như sức mạnh về thương hiệu của Agribank chi nhánh Thủ Thừa.
Bảng 2.5. Cơ cấu nguồn vốn huy động qua các kênh tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa giai đoạn 2017 - 2019
ĐVT: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nguồn vốn huy động
tại địa phương 666,632 98.04 705,506 98.74 820,929 98.97 Nguồn vốn UTĐT 13,327 1.96 9,003 1.26 8,544 1.03
Nguồn vốn đi vay 0 0 0 0 0 0
Tổng nguồn vốn 679,959 100 714,509 100 829,473 100
Nguồn: Agribank chi nhánh Thủ Thừa Nguồn vốn uỷ thác đầu tư (UTĐT): Trong những năm qua, với phương châm phát triển mạnh mẽ thị trường truyền nên Agribank chi nhánh Thủ Thừa đã tranh thủ tiếp nhận nhiều dự án UTĐT nước ngoài. Khi tiếp nhận thực hiện làm dịch vụ uỷ thác, Agribank chi nhánh Thủ Thừa đã tích cực triển khai, chuyển đổi vốn cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả, không để lãng phí vốn. Đối với vốn của các dự án nước ngoài chủ yếu có thời hạn dài, lãi suất thấp, ổn định trong kinh doanh nên góp phần hỗ trợ cho huy động vốn những lúc khó khăn và giảm lãi suất đầu vào. Đồng thời khi tham gia vào các dự án sẽ giúp cho chi nhánh nâng cao năng lực tiếp thu công nghệ tiên tiến, năng lực tài chính trong cạnh tranh. Tuy nhiên nguồn vốn này ngày càng chiếm tỷ lệ quá nhỏ trong tổng nguồn vốn; Năm 2017 nguồn vốn uỷ thác đầu tư là 13,327 triệu đồng chiếm 1.96%/tổng nguồn vốn nhưng đến ngày 31/12/2019 chỉ còn 8,544 triệu đồng và chỉ chiếm 1.03% tổng nguồn vốn.
2.2.3. Phân tích kết quả huy động vốn theo kỳ hạn
Nghiệp vụ huy động vốn tuy không trực tiếp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nhưng lại là hoạt động quan trọng quyết định sự thành công trong hoạt động ngân hàng. Không có nghiệp vụ huy động vốn thì coi như không có hoạt động của Agribank Thủ Thừa. Nguồn vốn huy động đóng vai trò quyết định trong tổng nguồn vốn hoạt động của chi nhánh, vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn giúp cho chi nhánh chủ động trong hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.6. Cơ cấu huy động vốn thời gian tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tiền gửi KKH 62,148 9.1 74,595 10.4 96,634 11.7 Tiền gửi có kỳ hạn 617,811 90.9 639,914 89.6 732,839 88.4 - Dưới 12 tháng 490,522 72.1 498,227 69.7 565,784 68.2 - Trên 12 tháng 127,288 18.7 141,687 19.8 167,056 20.1 Tổng 679,959 100 714,509 100 829,473 100
Nguồn: Agribank chi nhánh Thủ Thừa
Số liệu bảng 2.6 cho thấy:
- Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn chiếm trên dưới 12% so với tổng huy động vốn, cụ thể: Năm 2017 tiền gửi không kỳ hạn chiếm 9.1%; Năm 2018 tiền gửi không kỳ hạn chiếm 10.4%; và năm 2019 là 11.7%. Xu hướng tăng dần theo thời gian giai đoạn 2017-2019.
- Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng trong khoảng 72.1% - 68.2% , xu hướng giảm dần.
- Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng trong khoảng 18.7% - 20.1%, xu hướng tăng dần.
Như vậy, nguồn vốn huy động chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Nguồn vốn huy động không kỳ hạn, giá rẻ (lãi suất tiền gửi thấp) chỉ chiếm dưới 12%, nhưng xu hướng tăng là điều đáng khích lệ.
Bảng 2.7. Tăng trưởng nguồn vốn huy động tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 ± % ± % Tiền gửi KKH 12,446 20.0 22,039 29.5 Tiền gửi có kỳ hạn 22,104 3.6 92,925 14.5 - Dưới 12 tháng 7,705 1.6 67,556 13.6 - Trên 12 tháng 14,399 11.3 25,369 17.9 Tổng nguồn vốn huy động 34,550 5.1 114,964 16.1
Nguồn: Agribank chi nhánh Thủ Thừa
Số liệu bảng 2.7 cho thấy:
Nguồn vốn huy động, cả tổng số và từng loại cấu thành năm sau so với năm trước đều tăng cả số tuyệt đối (mức tăng tuyệt đối) và số tương đối (tốc độ tăng), cụ thể: Tổng nguồn vốn huy động năm 2018 là 714,509 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2017 là 679,959 triệu đồng tăng 34,550 triệu đồng tương ứng tăng 5.1%. Còn năm 2019 là 829,473 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2018 là 714,509 triệu đồng tăng 114,964 triệu đồng tương ứng tăng 16.1%.
Trong tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng nhiều nhất, năm 2018 so với năm 2017, mức tăng tuyệt đối 14,399 triệu đồng, tốc độ tăng 11.3%, năm 2019 so với năm 2018, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng có mức tăng tuyệt đối 25,369 triệu đồng, tốc độ tăng 17.9%.
2.2.4. Phân tích hoạt động huy động vốn theo loại tiền tệ
Agribank chi nhánh Thủ Thừa rất quan tâm đến hình thức huy động vốn theo loại tiền. Cũng giống các NHTM khác, trong hình thức huy động này, huy động vốn bằng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với huy động vốn ngoại tệ (chủ yếu là USD và EUR). Số liệu cụ thể như sau:
Bảng 2.8. Huy động vốn theo loại tiền tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng - VND 560,762 82.47 612,620 85.74 726,121 87.54 - Ngoại tệ quy VND 119,197 17.53 101,889 14.26 103,352 12.46 Nguồn vốn huy động 679,959 100 714,509 100 829,473 100
Nguồn: Agribank chi nhánh Thủ Thừa
Nhìn vào số liệu trên tỷ trọng huy động nội tệ luôn ở mức cao (từ 82.47% - 87.84%). Cơ cấu này đang được Agribank chi nhánh Thủ Thừa điều chỉnh dần theo hướng tăng dần tỷ trọng nguồn vốn huy động ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế. Diễn biến nguồn huy động này như sau:
Hình 2.4. Tỷ trọng huy động vốn theo loại tiền tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa giai đoạn 2017 - 2019
Nguồn: Agribank chi nhánh Thủ Thừa
Huy động vốn nội tệ
Bảng 2.9. Huy động vốn theo nội tệ tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa giai đoạn 2017 - 2019
ĐVT: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng
Tiền gửi KKH của các
TCKT 43,964 7.84 49,683 8.11 61,720 8.5 Tiền gửi tiết kiệm KKH
của dân cư 32,356 5.77 21,871 3.57 33,111 4.56 Tiền gửi có KH của
TCKT 84,899 15.14 97,223 15.87 92,145 12.69 Tiền gửi tiết kiệm có KH
của dân cư 399,543 71.25 443,843 72.45 539,145 74.25
Tổng 560,762 100 612,620 100 726,121 100
Nguồn: Agribank chi nhánh Thủ Thừa Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của dân cư: Đây là nguồn tiền này có qui mô, cơ cấu lớn nhất trong tổng nguồn huy động nội tệ, tỷ trọng dao động từ 71.25% – 74.25% và có xu hướng tăng về cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn. Việc thu hút được nguồn vốn này làm tăng quy mô và hiệu quả cho Agribank chi nhánh Thủ Thừa. Trong 3 năm trở lại đây tốc độ nguồn tăng nhanh, có được điều này là do Agribank chi nhánh Thủ Thừa đánh giá đây là khách hàng cốt lõi của ngân hàng. Tiền gửi dân cư là nguồn vốn ổn định nhất vì vậy có thể sử dụng để tăng trưởng tín dụng và đầu tư dài hạn. Ngoài ra, việc tăng trưởng tiền gửi dân cư sẽ tạo tiền đề mở rộng thị trường
82.47 85.74 87.54
17.53 14.26 12.46
2017 2018 2019
bán lẻ - là thị trường đang được các NHTM hướng tới. Kỳ hạn tiền gửi danh nghĩa của người dân thường ngắn (kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng) nhưng kỳ hạn thực tế trung bình lại dài, tính ổn định cao, là nguồn chính để ngân hàng cho vay trung và dài hạn và tăng hệ số sử dụng vốn. Cũng như các ngân hàng trên địa bàn có tỷ trọng tiền gửi của dân cư có xu hướng tăng về qui mô, cơ cấu như Vietcombank, sacombank,… Điều này đã làm tăng khả năng sử dụng vốn, khả năng dịch chuyển kỳ hạn dư nợ, kết quả kinh doanh và sức cạnh tranh của Agribank chi nhánh Thủ Thừa.
Tiền gửi có kỳ hạn của các TCKT: Tiền gửi của các TCKT chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn nhưng trong các năm gần đây số huy động này tăng không đều, số tiền huy động VND thì tăng dần trong khi số huy động bằng ngoại tệ lại giảm xuống, điều này chứng tỏ Agribank chi nhánh Thủ Thừa vẫn là một trong những nơi tốt nhất để tiến hành các thủ tục thanh toán quốc tế, tiền ngoại tệ qua ngân hàng chủ