Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thủ thừa, tỉnh long an (Trang 59 - 61)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.8. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Huy động vốn và sử dụng vốn là hai nghiệp vụ chủ yếu của NHTM và giữa chúng có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại lẫn nhau. Việc tăng trưởng nguồn vốn là điều kiện tiên quyết để mở rộng cho vay, để chủ động đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng. Huy động vốn là khâu mua vào, còn sử dụng vốn chính là khâu bán ra, là khâu nối tiếp, quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Do đó, sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa hai nghiệp vụ này luôn là cơ sở vững chắc để hoạt động ngân hàng diễn ra thuận lợi, hiệu quả và ngược lại sự phối hợp thiếu đồng bộ là nguyên nhân dẫn đến đình trệ và ách tắc. Vì vậy Agribank chi nhánh Thủ Thừa luôn đặc biệt quan tâm đến việc cân đối giữa hoạt động tạo lập và sử dụng nguồn vốn cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình.

Như ở chương 1 đã trình bày, huy động vốn và sử dụng vốn là có mối liên hệ mật thiết với nhau. NHTM không những chỉ huy động thật nhiều vốn với lãi suất thích hợp mà còn phải tìm kiếm nơi để cho vay và đầu tư có hiệu quả. Nếu ngân hàng chỉ chú trọng tới huy động vốn mà không cho vay và đầu tư hết thì sẽ bị ứ đọng vốn, làm giảm lợi nhuận. Ngược lại, nếu ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay và đầu tư, ngân hàng sẽ mất cơ hội mở rộng khách hàng, làm giảm uy tín của mình trên thị trường. Điều quan trọng là huy động vốn có nhịp nhàng với sử dụng vốn hay không. Do vậy việc xem xét mối quan hệ giữa huy động và sử dụng vốn có phù hợp cũng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mở rộng HĐV.

A. Phân tích mối quan hệ giữa huy động vốn, sử dụng vốn ngắn hạn

Bảng 2.14. Tình hình huy động, sử dụng vốn ngắn hạn tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa giai đoạn 2017 - 2019

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Nguồn vốn ngắn hạn 490,522 498,227 565,784

Sử dụng vốn ngắn hạn 537,215 530,973 565,249

Phần dư nguồn vốn ngắn hạn -46,693 -32,746 535

Nguồn vốn ngắn hạn của Agribank chi nhánh Thủ Thừa tăng nhanh và tương đối ổn định trong thời gian qua. Với quy mô nguồn vốn ngắn hạn thiếu năm 2017 và 2018, Agribank chi nhánh Thủ Thừa sử dụng phần dư nguồn vốn ngắn hạn năm 2019 để thực hiện cho vay trung-dài hạn đáp ứng nhu cầu của các dự án đầu tư. Với sự dồi dào nguồn vốn ngắn hạn cho phép Agribank chi nhánh Thủ Thừa tránh được rủi ro trong thanh khoản khi khách hàng rút tiền đột xuất, đảm bảo thực hiện các dịch vụ của ngân hàng, nó cũng cho phép ngân hàng dễ dàng chuyển đổi một phần nguồn vốn này để cho vay trung, dài hạn, tạo điều kiện cho ngân hàng thay đổi kết cấu dư nợ: từ chỗ chỉ tập trung cho các đơn vị quốc doanh đến việc phục vụ cho tất cả các thành phần kinh tế.

B. Phân tích mối quan hệ giữa huy động vốn, sử dụng vốn trung, dài hạn

Bảng 2.15. Tình hình huy động, sử dụng vốn trung - dài hạn tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa giai đoạn 2017 - 2019

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Nguồn vốn trung và dài hạn 189,437 216,282 263,689 Sử dụng vốn trung, dài hạn 213,295 241,801 348,358

Phần dư nguồn vốn trung, dài hạn -23,858 -25,519 -84,669

Nguồn: Agribank chi nhánh Thủ Thừa

Tính cân đối giữa các kỳ hạn huy động vốn và kỳ hạn cho vay ra có bảo đảm không cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn. Nếu huy động vốn ngắn hạn nhiều để cho vay dài hạn sẽ có rủi ro nhiều như mất khả năng thanh toán, hơn nữa về mặt kinh tế chưa chắc đã hiệu quả vì huy động ngắn hạn phải có dự trữ bắt buộc, mà khoản này không sinh lời, trong khi huy động dài hạn thì không phải dự trữ bắt buộc mà có thể được phép sử dụng 100%. Là ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực tam nông, việc huy động vốn trung dài hạn chưa gắn với việc sử dụng vốn. Qua các năm, phần thiếu nguồn vốn trung, dài hạn tăng dần, tuy nhiên, nhiều lúc Agribank chi nhánh Thủ Thừa vẫn phải chuyển hoán nguồn vốn (phần này lại không đáng kể) để bù đắp sự thiếu hụt này.

Từ năm 2017 đến năm 2019, mặc dù nguồn vốn huy động trung và dài hạn có tăng trưởng khá tốt (từ 189,437 triệu đồng năm 2017 lên 263,689 triệu đồng năm

2019) tuy nhiên nguồn vốn này mới chỉ đáp ứng được khoảng trên dưới 62% - 68% nhu cầu vốn trung dài hạn do nhu cầu vay vốn luôn ở mức tăng trưởng cao qua thời gian vừa qua (từ 38,5 - 45,6%).

Bảng 2.16. Số liệu tính toán thu chi lãi cho vay và huy động tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa giai đoạn 2017 - 2019

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Lãi tín dụng nhận về 86,309 88,869 105,065 Lãi huy động phải trả 51,997 53,588 62,210

Chênh lệch 34,312 35,281 42,854

% tăng tương đối 12.42% 2.82% 21.47%

Số tăng tuyệt đối 3,791 969 7,573

Nguồn: Agribank chi nhánh Thủ Thừa

Điều này phản ánh tình trạng vĩ mô của nền kinh tế có nhiều thay đổi, Agribank chi nhánh Thủ Thừa cũng chịu sự điều chỉnh của NHNN về mức lãi suất huy động tăng. Mức tăng lãi suất tín dụng cao hơn so với mức tăng lãi suất huy động, do đó đã đưa đến cho Agribank chi nhánh Thủ Thừa một khoản lợi nhuận tăng đáng kể.

Tóm lại, qua sự phân tích trên ta thấy, việc huy động và sử dụng vốn của Agribank chi nhánh Thủ Thừa chưa thực sự hợp lý: huy động vốn tăng nhưng chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn, huy động vốn trung dài hạn có tăng về cơ cấu, qui mô nhưng nhìn chung vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ.

Về sử dụng vốn: qui mô, tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất kế đến là cho vay trung - dài hạn. Điều này buộc ngân hàng phải chuyển hoán một phần nguồn ngắn hạn để cho vay trung - dài hạn. Nếu việc quản trị danh mục tài sản, nguồn vốn không tốt thì ngân hàng phải đối đầu với nhiều loại rủi ro. Như vậy, hiệu quả quản lý huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thủ Thừa nhìn chung tương đối tốt, tuy nhiên cần phải phát huy hơn nữa trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thủ thừa, tỉnh long an (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)