Các chỉ tiêu đánh giá quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thủ thừa, tỉnh long an (Trang 28 - 31)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại

Tốc độ tăng vốn huy động

Quy mô vốn huy động là một chỉ tiêu rất có ý nghĩa đối với hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng muốn mở rộng hoạt động cần có một quy mô vốn lớn, tuy nhiên để hoạt động của ngân hàng thực sự an toàn thì nguồn vốn huy động phải có một tốc độ tăng trưởng ổn định. Nếu như ngân hàng không dự báo trước được

xu hướng biến động của dòng tiền gửi vào, rút ra thì sẽ rất khó khăn trong việc cho vay và đầu tư.

Trong đó: Số dư vốn huy động bao gồm tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế (ngoại trừ tiền gửi, tiền vay của các Tổ chức tín dụng đang hoạt động kinh doanh ở trong nước), phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác. Cách xếp loại:

- Tốc độ tăng từ 10% trở lên: Xếp loại A - Tốc độ tăng từ 0% đến dưới 10%: Xếp loại B - Tốc độ tăng từ dưới 0% trở xuống: Xếp loại C

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động huy động vốn càng có hiệu quả, chi phí huy động thấp thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cao, lợi nhuận ngân hàng tăng.

Chênh lệch lãi suất bình quân

Chỉ tiêu chênh lệch lãi suất bình quân đo lường hiệu quả đối với hoạt động trung gian của ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay. Đồng thời nó cũng đo lường cường độ cạnh tranh trong thị trường của ngân hàng.

Xu hướng biến đổi cơ cấu huy động

Mỗi loại nguồn vốn có điểm mạnh điểm yếu trong việc huy động và khai thác. Do đó sự biến đổi mạnh về cơ cấu vốn sẽ kéo theo sự biến đổi trong cơ cấu cho vay và đầu tư… kéo theo sự thay đổi lợi nhuận, rủi ro hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xu thế biến đổi cơ cấu vốn huy động một phần phụ thuộc vào kế hoạch chủ quan của ngân hàng nhưng nó cũng chịu rất nhiều yếu tố bên ngoài, điều này đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên nghiên cứu và tiếp cận thị trường.

Sự đa dạng của các hình thức huy động về thời hạn và các loại tiền

Tuỳ theo đặc điểm kinh doanh mà mỗi ngân hàng sẽ áp dụng một hệ thống các sản phẩm khác nhau trong quá trình huy động vốn. Số lượng các sản phẩm này tuỳ thuộc vào mục tiêu chính sách, vào tình hình tài chính của từng ngân hàng trong mỗi thời kỳ và cũng là một yếu tố phản ánh khả năng quản lý của ngân hàng. Chỉ những ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng, phong phú, nhân viên có trình độ cao, có trình độ quản lý tốt mới có điều kiện phát triển nhiều loại công cụ huy động vốn khác nhau. Việc đa dạng các sản phẩm huy động về kỳ hạn và loại tiền với lãi suất khác biệt là nhằm đáp ứng, thoả mãn các nhu cầu khác nhau của KH, từ đó giúp ngân hàng tìm kiếm cơ cấu nguồn vốn có chi phí thấp và phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Tính ổn định của nguồn vốn

Tính ổn định ở đây bao gồm ổn định về khối lượng, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu nguồn vốn. Thật vậy, công tác huy động vốn không thể có hiệu quả khi mà nguồn vốn huy động được lại không đạt được quy mô nhất định theo kế hoạch huy động của ngân hàng hay không đáp ứng nổi nhu cầu về khối lượng vốn cho kinh doanh; cơ cấu vốn huy động được lại không có sự hợp lý giữa các nguồn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn hay giữa vốn nội tệ và ngoại tệ. Đối với ngân hàng do mỗi nguồn vốn có những điểm mạnh, điểm yếu riêng trong việc khai thác và huy động nên nếu cơ cấu nguồn vốn huy động thay đổi sẽ dẫn đến sự biến đổi trong cơ cấu “đầu ra” : cho vay, đầu tư, bảo lãnh và kéo theo sự thay đổi trong lợi nhuận cũng như rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Cơ cấu nguồn vốn huy động phụ thuộc không chỉ vào một phần kế hoạch của ngân hàng mà còn chịu sự tác động của các nhân tố bên ngoài vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên nghiên cứu, tiếp cận

thị trường. Khối lượng vốn huy động được phản ánh quy mô vốn. Quy mô vốn lớn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì quy mô vốn huy động là một bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất và có vai trò quan trọng hơn cả. Sau khi huy động được khối lượng vốn lớn thì cái mà ngân hàng quan tâm lúc này là tốc độ tăng trưởng ổn định của nó vì có thể lúc này quy mô vốn lớn nhưng sẽ là khó khăn cho ngân hàng khi quyết định cho vay hay đầu tư trong khi ngân hàng không dự đoán, kiểm soát được dòng tiền rút ra và dòng tiền gửi vào.

Sự phù hợp kỳ hạn huy động vốn với kỳ hạn sử dụng vốn

Thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đẩy mạnh phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn với lãi suất cao, thậm chí lên tới hơn 9%/năm, cao hơn nhiều so với lãi suất huy động thông thường, nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi trong dân. Tuy nhiên, lãi suất huy động từ chứng chỉ tiền gửi cao đang làm dấy lên lo ngại về lãi suất cho vay có thể tăng theo, đặc biệt là lãi suất trung, dài hạn. Một ngân hàng có các hình thức và kỳ hạn huy động vốn phong phú, linh hoạt, thuận tiện hơn sẽ có sức hấp dẫn thu hút khách hàng mới và duy trì những khách hàng hiện có hơn những ngân hàng khác. Khi hình thức huy động vốn đa dạng và hấp dẫn thì sẽ làm cho số lượng người gửi tiền tăng lên và khi đó chi phí huy động sẽ giảm xuống.

Sự cân đối về hình thức lãi suất huy động với hình thức lãi suất sử dụng

Đây là một trong những chính sách quan trọng nhất trong số các chính sách hỗ trợ cho công tác huy động vốn của các ngân hàng hiện nay. Ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất như là một công cụ quan trọng trong việc huy động và thay đổi quy mô nguồn vốn thu hút vào ngân hàng, đặc biệt là quy mô tiền gửi. Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn, ngân hàng cần phải ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện ưu đãi về lãi suất cho khách hàng lớn, gửi tiền thường xuyên…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thủ thừa, tỉnh long an (Trang 28 - 31)