Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện ba tri tỉnh bến tre (Trang 62 - 64)

Một là, tình hình cạnh tranh trên địa bàn ngày càng diễn ra gay gắt. Các NHTM liên tục mở rộng thị trường, thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch trên

địa bàn huyện, qua đó chi nhánh bị chia sẻ thị phần, khách hàng có thêm nhiều lựa chọn, chuyển qua các NHTM khác quan hệ, giao dịch.

Hai là, tình hình kinh tế xã hội của địa phương trong các năm qua gặp nhiều khó khăn như dịch bệnh trên vật nuôi: bò bị lở mồm long móng, dịch tả lợn Châu Phi, dịch đốm trắng trên tôm công nghiệp,… tình hình khai thác thủy hải sản không thuận lợi do biển thất mùa, giá dầu tăng, giá thủy sản giảm đã làm ảnh hưởng lớn

đến sức đầu tư tín dụng của chi nhánh, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng, suy yếu tài chính, nguy cơ phát sinh nợ xấu.

Ba là, công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng chưa được quan tâm hàng

đầu nên chi phí đầu tư cho công nghệ của các ngân hàng rất lớn bởi vì phát triển công nghệ sẽ mang lại nhiều tiện tích trong các sản phẩm dịch vụ. Hiện tại, Agribank chưa phát huy được hết thế mạnh do đó chưa thu hút được hết khách hàng

đến với ngân hàng cũng làm ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh. Cụ thể như, dịch vụ Internet Banking tại hệ thống Agribank chỉ dừng lại

ở việc vấn tin số dư tài khoản, chưa cập nhật được các chức năng chính của nó là giao dịch qua mạng.

Khách hàng của Agribank chủ yếu là nông dân ít có kiến thức về công nghệ

nên mức độ sử dụng sản phẩm dịch vụ còn thấp. Chi nhánh cần tăng cường công tác tiếp thị, cũng như truyền bá, hướng dẫn, tổ chức các chương trình tặng quà khi khách hàng giới thiệu cho khách hàng khác sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng để thấy được tiện ích từđó tham gia sử dụng sản phẩm dịch vụ.

Bốn là, hoạt động tín dụng chủ yếu là cho vay phục vụ sản suất nông nghiệp nên hoạt động kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của Cán bộ tín dụng gặp nhiều khó khăn khi các chứng từ chứng minh không phải là hóa đơn giá trị gia tăng mà chủ yếu là bảng kê thu mua nông sản. Bên cạnh đó, lượng khách hàng nhỏ lẻ nhiều nhưng số lượng cán bộ tín dụng hạn chế gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trực tiếp

đi kiểm tra sử dụng mục đích vay những món dư nợ ít.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ cơ sở lý luận của Chương 1, tác giảđã phân tích hoạt động kinh doanh tại Agribank Chi nhánh huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2017 – 2019. Qua

đó, đánh giá được những thành công đạt được như: dư nợ cho vay, huy động vốn, thu phí dịch vụ, các chỉ số tăng trưởng, cơ cấu thu nhập, chi phí tăng trưởng qua các năm, hình ảnh và thương hiệu của Agribank Chi nhánh huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre về quy mô, chất lượng, nhiệt tình, thân thiện được đi vào lòng người nhiều hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, thì cũng vẫn còn một số tồn tại hạn chế

như: thu phí dịch vụ còn thấp, thị phần liên tục giảm, tốc độ tăng trưởng dư nợ

giảm, nợ xấu có nguy cơ tăng cao,…Đó chính là những hạn chếđòi hỏi Agribank Chi nhánh huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre cần có giải pháp khắc phục trong chương 3.

CHƯƠNG 3

GII PHÁP NÂNG CAO HIU QU KINH DOANH TI

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG

THÔN VIT NAM - CHI NHÁNH HUYN BA TRI TNH BN TRE

3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện ba tri tỉnh bến tre (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)