1.2.1. Thu nhập của ngân hàng
Thu nhập của NHTM bao gồm 06 khoản mục lớn, được phân loại theo hệ
thống tài khoản kế toán của các TCTD theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/7/2004 và Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/7/2006:
1.2.1.1. Thu nhập từ hoạt động tín dụng: bao gồm thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay, thu lãi từđầu tư chứng khoán, thu lãi cho thuê tài chính, thu khác từ hoạt động tín dụng.
1.2.1.2. Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ: bao gồm thu từ dịch vụ thanh toán, thu từng nghiệp vụ bảo lãnh, thu từ dịch vụ ngân quỹ, thu từ nghiệp vụủy thác và đại lý, thu từ dịch vụ tư vấn, thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm, thu phí nghiệp vụ chiết khấu, thu từ cung ứng dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ két, thu khác.
1.2.1.3. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối: bao gồm thu về kinh doanh ngoại tệ, thu về kinh doanh vàng, thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.
1.2.1.4. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác: bao gồm thu về kinh doanh chứng khoán, thu từ nghiệp vụ mua bán nợ, thu từ các công cụ tài chính phái sinh khác.
1.2.1.5. Thu lãi góp vốn mua cổ phần 1.2.1.6. Thu nhập khác
1.2.2. Chi phí của ngân hàng
Chi phí của NHTM bao gồm 10 khoản mục lớn, được phân loại theo hệ thống tài khoản kế toán của các TCTD theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 và Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/7/2006:
1.2.2.1. Chi về hoạt động tín dụng: bao gồm trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, trả
lãi phát hành giấy tờ có giá, trả lãi tiền thuê tài chính, chi phí khác.
1.2.2.2. Chi phí hoạt động dịch vụ: bao gồm chi về dịch vụ thanh toán, cước phí bưu điện về mạng viễn thông, chi về ngân quỹ (vận chuyển, bốc xếp tiền, kiểm
đếm, phân loại và đóng gói tiền, bảo vệ tiền, chi khác), chi về nghiệp vụ ủy thác và
đại lý, chi về dịch vụ tư vấn, chi phí hoa hồng môi giới, chi khác.
1.2.2.3. Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối: bao gồm chi về kinh doanh ngoại tệ, chi về kinh doanh vàng, chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.
1.2.2.4. Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí: bao gồm chi nộp thuế, chi nộp các khoản phí, lệ phí, chi thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.2.2.5. Chi phí hoạt động kinh doanh khác: bao gồm chi về kinh doanh chứng khoán, chi phí liên quan nghiệp vụ cho thuê tài chính, chi về các công cụ tài chính phái sinh khác, chi về hoạt động kinh doanh khác.
1.2.2.6. Chi phí cho nhân viên: bao gồm lương và phụ cấp, chi trang phục giao dịch và phương tiện bảo hộ lao động, các khoản chi để đóng góp theo lương, chi trợ
cấp, chi công tác xã hội, chi ăn ca cho cán bộ, nhân viên các TCTD.
1.2.2.7. Chi cho hoạt động quản lý và công cụ: bao gồm chi về vật liệu và giấy tờ in, công tác phí, chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, sáng kiến, cải tiến, chi bưu phí và điện thoại, chi xuất bản tài liệu, tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi, chi mua tài liệu, sách báo, chi về
1.2.2.8. Chi về tài sản: bao gồm khấu hao cơ bản tài sản cố định, bảo dưỡng và sửa chữa tài sản, mua sắm công cụ lao động, chi bảo hiểm tài sản, chi thuê tài sản.
1.2.2.9. Chi phí dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng: bao gồm chi dự phòng, chi phí nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng.
1.2.2.10. Chi phí khác
1.2.3. Lợi nhuận của ngân hàng
Lợi nhuận của NHTM là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu phải thu trừ đi tổng các khoản chi phí phải trả hợp lý. Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của NHTM bao gồm lợi nhuận hoạt động nghiệp vụ và lợi nhuận các hoạt động khác.
Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu – Tổng chi phí Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp – Thuế thu nhập
Thuế suất thuế thu nhập đối với các NHTM hiện nay là 25%.
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại hàng thương mại
Các NHTM hoạt động đều nhằm mục tiêu lợi nhuận, dưới áp lực phải hạ thấp chi phí trong điều kiện cạnh tranh với những định chế tài chính khác. Hiệu quảđược xem xét trên quan điểm biến đổi đầu vào thành đầu ra.
Phân tích hiệu quả là một giai đoạn quan trọng của công tác quản trị ngân hàng, là cơ sởđánh giá quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh, xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh và kiến nghị những giải pháp xử lý, là cơ sở cho những quyết định kịp thời và đúng đắn. Các chỉ tiêu trong nhóm này giúp cho ngân hàng đánh giá được hiệu quả của quá trình kinh doanh bằng cách so sánh kết quả kinh doanh đạt được với chi phí bỏ ra đểđạt được kết quảđó.
Các hoạt động chủ yếu của NHTM gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, đầu tư và cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Do vậy, các nhà quản trị ngân hàng cần phải đo lường hiệu quả cho từng hoạt động. Thông thường, các NHTM
dùng các chỉ tiêu sau:
1.2.4.1. Tốc động tăng trưởng nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng tín dụng:
Nguồn vốn tạo lập từ hệ thống ngân hàng là chủ yếu, chủ yếu là từ nguồn vốn huy động tiền gửi của các cá nhân và tổ chức kinh tế. Nếu lấy vốn huy động cho vay quá lớn thì dễ dẫn đến nguy cơẩn chứa nhiều rủi ro cho ngân hàng. Các ngân hàng có thể gặp nguy cơ bị rủi ro thanh khoản do kỳ hạn các khoản cho vay chưa phù hợp với cơ cấu và kỳ hạn vốn huy động. Tuy nhiên, nếu quản lý tốt và đảm bảo đúng các tỉ lệ quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động, NHTM có thểđạt
được lợi nhuận rất lớn từng nguồn vốn huy động này. Vì vậy, công tác huy động vốn tiền gửi luôn đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn luôn phải tương
ứng với tốc độ tăng trưởng tín dụng và ngược lại. Các NHTM cần cẩn trọng khi tốc
độ tăng trưởng của tín dụng quá cao so với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động vì như vậy sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản cho ngân hàng hoặc nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thì NHTM cũng không tối đa hóa được lợi nhuận từ hoạt động tín dụng.
1.2.4.2. Hiệu suất sử dụng vốn:
Hiệu suất sử dụng vốn được tính theo công thức:
Hiệu suất sử dụng vốn =
Tổng dư nợ
(1.1)
Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn của ngân hàng. Thông thường theo cách nhìn của nhiều người, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn huy động được
để cho vay. Tuy nhiên, ngoài kênh tín dụng trực tiếp cho khách hàng của mình, ngân hàng còn nhiều kênh kinh doanh khác như kinh doanh ngoại hối, hoạt động trên thị trường tiền tệ ngân hàng, đầu tư vốn,… Do đó, chỉ tiêu này chỉ mang tính tương đối giúp chúng ta so sánh khả năng cho vay và huy động vốn của một ngân hàng.
1.2.4.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin – NIM)
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là chênh lệch giữa thu nhập và chi phí lãi, tất cả
chia cho tích sản sinh lãi. NIM được các chủ ngân hàng quan tâm theo dõi vì nó giúp cho ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lãi của ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và việc tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất. NIM cũng được sử dụng để do lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất.
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên =
Thu nhập lãi – Chi phí lãi
(1.2)
Tài sản có sinh lãi
1.2.4.4. Chênh lệch lãi suất bình quân
Đây là chỉ tiêu dùng đểđánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn và cho vay trong NHTM.Chỉ tiêu này có thể dùng để so sánh, đểđo lường mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thị trường tiền tệ.
Chênh lệch LSBQ = - (1.3)
1.2.4.5. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản – (Hệ số ROA – Return On Assets)
Chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận thuần (lãi ròng) với tổng tài sản Có trung bình gọi là hệ số ROA (Return On Assets)
ROA = Lợi nhuận thuần
(1.4)
Tổng tài sản (Tài sản Có bình quân)
Ý nghĩa: Một đồng tài sản Có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản Có (tích sản). Tài sản Có sinh lời càng lớn thì hệ số nói trên càng lớn.
1.2.4.5. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE
Là chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận thuần với vốn tự có bình quân của ngân hàng. Chỉ tiêu này được phản ánh qua hệ số ROE (Return on Equity)
ROE = Lợi nhuận thuần
(1.5)
Ý nghĩa: một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khả năng sinh lời trên một đồng vốn của ngân hàng. Hệ số càng lớn, khả năng sinh lời tài chính càng lớn.
1.3. Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại thương mại
1.3.1. Nhân tố bên trong
1.3.1.1. Năng lực tài chính
Năng lực tài chính mạnh thì khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro của ngân hàng cao, khả năng tài chính cho phép sử dụng để bù đắp tổn thất có thể xảy ra như
bù đắp nợ xấu. Ngược lại, nếu nợ xấu tăng nhưng dự phòng rủi ro không đủ để bù
đắp có nghĩa là tình trạng tài chính xấu và năng lực tài chính để bù đắp cho các khoản chi phí này bị thu hẹp.
1.3.1.2. Năng lực quản trị, điều hành
Năng lực quản trị điều hành trước hết phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng phó tốt trước những diễn biến của thị trường. Năng lực quản trị điều hành còn được phản ánh bằng khả năng giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất sử dụng các đầu vào để có thể tạo ra được một đầu ra cực đại.
Nhiều nhà phân tích chuyên nghiệp coi quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động ngân hàng, bởi vì quản lý đóng vai trò quyết định đến thành công trong hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, các quyết định của người quản lý sẽảnh hưởng trực tiếp đến những yếu tố như: chất lượng tài sản có, mức độ tăng trưởng của tài sản có và mức độ thu nhập.
Thực tế chứng minh, nhiều NHTM tuy có được những nguồn lực và giá trị mà
đối thủ cạnh tranh không có như vị trí kinh doanh, vốn tự có lớn, nguồn nhân lực chất lượng… Song do năng lực của cán bộ điều hành hạn chế dẫn đến lãng phí các nguồn lựcsẵn có, làm giảm hiệu quả chi phí, tất nhiên hạ thấp đi hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Sự yếu kém trong việc quản trị, điều hành và kiểm soát là nhân tố quan trọng góp phần làm cho hoạt động của NHTM kém hiệu quả. Năng lực quản trị phản ánh khả năng đề ra và lựa chọn những chiến lược kinh doanh phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất như các chiến lược về hoạt động huy động vốn, cấp tín dụng, hoạt
động thanh toán, dịch vụ, tổ chức bộ máy,… Các quy trình về quản lý như: quản lý tài sản có, quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất,…Từđó tạo nên một chuẩn mực cho hoạt động ngân hàng thích nghi dần với phương thức quản trị hiện đại.
1.3.1.3. Khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ
Khả năng ứng dụng công nghệ phản ánh năng lực công nghệ thông tin của một ngân hàng, là một ngân hàng hiện đại, giao dịch nhanh gọn, ít thủ tục. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và ứng dụng sâu rộng của nó vào cuộc sống xã hội như ngày nay thì ngành ngân hàng khó có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình nếu vẫn cung ứng các dịch vụ truyền thống. Năng lực công nghệ của ngân hàng thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới gồm thiết bị và con người, tính liên kết công nghệ giữa các ngân hàng và tính độc đáo về công nghệ của mỗi ngân hàng. Ngày nay, các ngân hàng đang mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ tài chính mà họ
cung cấp cho khách hàng. Quá trình mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ đã tăng tốc trong những năm gần đây dứới áp lực cạnh tranh, từ sự phát triển công nghệ từ
các tổ chức tài chính khác, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ tư vấn như tư vấn tín dụng, kế hoạch tiết kiệm, dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là những dịch vụđang phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ các ngân hàng khác, các công ty tài chính. Áp lực cạnh tranh đóng vai trò như
một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụ cho tương lai.
1.3.1.4. Trình độ, chất lượng người lao động
Nhân tố con người là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong bất kỳ hoạt động nào của các NHTM. Xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi các ngân hàng phải cung cấp nhiều dịch vụ mới và có chất lượng. Chính điều này đòi hỏi chất lượng của nguồn nhân lực cũng phải được nâng cao để đáp ứng kịp thời đối với
những thay đổi của thị trường, xã hội. Việc sử dụng nhân lực có đạo đức nghề
nghiệp, giỏi về chuyên môn sẽ giúp cho ngân hàng tạo lập được những khách hàng trung thành, ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, đầu tư; và đây cũng là nhân tố giúp các ngân hàng giảm thiểu được chi phí hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nguồn nhân lực ngân hàng luôn phải chú trọng việc gắn phát triển nhân lực với công nghệ mới.
1.3.1.5. Thương hiệu Ngân hàng
Thương hiệu Thương hiệu hiểu một cách đơn giản, là một cái tên gắn với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuất. Thương hiệu ngày nay đang ngày càng trở nên một thành tố quan trọng trong văn hóa và trong nền kinh kế.
Ngân hàng có thể thu hút thêm được những khách hàng mới thông qua các chương trình tiếp thị. Một ví dụ là khi có một chương trình khuyến mãi nhằm khuyến khích mọi người sử dụng thì số người tiêu dùng hưởng ứng sẽđông hơn khi họ thấy đây là một thương hiệu quen thuộc. Lý do chính là người tiêu dùng đã tin tưởng vào uy tín và chất lượng của sảnphẩm.
1.3.2. Nhân tố bên ngoài
1.3.2.1. Các yếu tố kinh tế
Quy định về dự trữ bắt buộc: việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽảnh hưởng trực tiếp đến số nhân tiền tệ trong cơ chế tạo tiền của các ngân hàng thương mại, tạo ra những thay đổi trong khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng. Khi tăng tỷ lệ
dự trữ bắt buộc đồng nghĩa với quy mô nguồn vốn khả dụng để cho vay của NHTM sẽ giảm, mặt khác các ngân hàng lại phải tốn nhiều chi phí để duy trì tỷ lệ dự trữ
này.
Chính sách quản lý lãi suất: Ngân hàng trung ương đưa ra một khung lãi suất