1.3.2.1. Các yếu tố kinh tế
Quy định về dự trữ bắt buộc: việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽảnh hưởng trực tiếp đến số nhân tiền tệ trong cơ chế tạo tiền của các ngân hàng thương mại, tạo ra những thay đổi trong khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng. Khi tăng tỷ lệ
dự trữ bắt buộc đồng nghĩa với quy mô nguồn vốn khả dụng để cho vay của NHTM sẽ giảm, mặt khác các ngân hàng lại phải tốn nhiều chi phí để duy trì tỷ lệ dự trữ
này.
Chính sách quản lý lãi suất: Ngân hàng trung ương đưa ra một khung lãi suất hay ấn định một trần lãi suất cho vay, lãi suất huy động để hướng các NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó, từđó sẽảnh hưởng tới quy mô vốn trong nền kinh tế
và Ngân hàng trung ương có thểđạt được mục tiêu quản lý mức cung tiền của mình. Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽảnh hưởng trực tiếp tới quy mô huy động và cho vay của các NHTM, dễ làm cho các NHTM rơi vào thế bị
động, tốn kém trong hoạt động kinh doanh của mình. Hơn nữa, sự thay đổi này còn dễ dẫn tới khả năng các NHTM gặp phải các loại rủi ro như rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất.
Chính sách chiết khấu: Ngân hàng Trung ương cho các NHTM vay bằng cách chiết khấu, tái chiết khấn các loại giấy tờ có giá với mục đích cung cấp vốn cho nền kinh tế, cũng có nghĩa là thực hiện việc cung ứng tiền vào lưu thông thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng, cứu nguy cho hệ thống NHTM nhằm đáp ứng những thiếu hụt tạm thời trong nhu cầu vốn, giúp các NHTM vượt qua giai đoạn khó khăn và duy trì được hoạt động kinh doanh.
Hơn nữa, hiện nay quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ
trên thế giới. Nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng phụ thuộc vào nhau, luồng vốn quốc tế đã và đang dồn vào khu vực Châu Á mạnh mẽ, điều này tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng nhiều cơ hội mới như có thể tranh thủ được các nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ
các nền kinh tế phát triển để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả cao nhất
1.3.2.2. Các yếu tố chính trị, chính sách và pháp luật
Nếu hệ thống pháp luật minh bạch, rõ ràng, kịp thời, đồng bộ và hiệu lực sẽ có
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM, từ đó các NHTM mới phát huy được quyền chủ động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh và yên tâm rằng mình đã thực hiện đúng pháp luật. Mặt khác, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động của các NHTM cũng đa dạng, biến đổi và phát triển không ngừng. Vì vậy hệ thống pháp lý định kỳ phải bổ sung, điều chỉnh một cách kịp thời cho phù hợp với thực tiễn.
1.3.2.3. Các yếu tố văn hóa xã hội
Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như
trình độ dân trí, thói quen sử dụng tiền mặt và sự hiểu biết của người dân về hệ
thống ngân hàng. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh đều tìm hiểu phong tục tập quán, các yếu tố văn hóa đặc trưng của dân tộc đó, và hoạt động
kinh doanh của ngân hàng cũng vậy, đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
kinh doanh của ngân hàng.
1.3.2.4. Sự cạnh tranh của các Ngân hàng trong khu vực
Tác động của áp lực cạnh tranh làm gia tăng chi phí vốn cho các ngân hàng do nguồn vốn ngày càng khan hiếm đã khiến lợi nhuận của ngân hàng bị sụt giảm. Hơn nữa, do sức ép từ sự gia tăng trong chi phí huy động vốn buộc các ngân hàng phải mở rộng tín dụng nhằm thu được lợi nhuận để bù đắp khoản chi phí bỏ ra, trong khi thị phần hoạt động ngày càng bị chia sẻ dẫn đến một số ngân hàng phải hạ chuẩn chất lượng tín dụng để thu hút khách hàng. Do đó, hoạt động của ngân hàng ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng, nguy cơ nợ xấu gia tăng dẫn đến mất khả năng thanh khoản.
Hình thức cạnh tranh không đa dạng như các ngành khác làm cho tính cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng cao và mức độ ngày càng phức tạp. Môi trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt đã làm nảy sinh những kiểu cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng, ảnh hưởng tới hoạt động của khối ngân hàng đồng thời gia tăng nguy cơ gây hại cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, môi trường cạnh tranh cũng là một động lực tốt để từng ngân hàng ngày càng hoàn thiện trong hoạt động hơn. Vì để có thể đứng vững và phát triển
được trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt thì bản thân từng ngân hàng luôn phải cố gắng không để mình tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh, phải tìm cách đa dạng sản phẩm dịch vụ, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.3.2.5. Khách hàng
Ngân hàng cần đáp ứng các nhu cầu chủ yếu như sau:
- Mức độ đáp ứng nhu cầu khách hang: Mức độ đáp ứng nhu cầu được đo lường bằng khả năng thỏa mãn, mức độ hài lòng của khách hàng đối với cơ cấu sản phẩm DVNH của ngân hàng. Nếu như chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng hoàn hảo, có chất lượng cao thì khách hàng sẽ gắn bó lâu dài và chấp nhận ngân hàng. Không những vậy, những lời khen, sự chấp thuận thỏa mãn về chất
lượng của khách hàng hiện hữu sẽ thông tin tới những người khác có nhu cầu sử
dụng dịch vụ tìm đến ngân hàng để giao dịch. Sự hoàn hảo của dịch vụđược hiểu là dịch vụ với những tiện ích cao, giảm đến mức thấp nhất các sai sót và rủi ro trong kinh doanh dịch vụ. Chất lượng dịch vụ của ngân hàng ngày càng hoàn hảo càng làm cho khách hàng yên tâm và tin tưởng ngân hàng.
- Sự hài lòng của khách hang: Sự hài lòng của khách hàng là điều cần thiết cho sự sống còn của một doanh nghiệp cũng như sự phát triển của các dịch vụ. Thông qua khảo sát sự hài lòng của khách hàng, các NHTM sẽ hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, tạo ra các sản phẩm thân thiện hơn. Cách tốt nhất để nhận được phản hồi từ người tiêu dùng về sản phẩm là tiến hành một cuộc khảo sát về sự hài lòng của khách hàng. Hiện nay, việc khảo sát về ý kiến khách hàng cũng như chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng trở nên phổ biến. Các NHTM thường thực hiện các cuộc khảo sát này thông qua các công ty (tổ chức) chuyên nghiệp về dịch vụ khách hàng hoặc tự tiến hành thông qua các phiếu điều tra đến từng khách hàng với các bảng câu hỏi trực tiếp hoặc thăm dò ý kiến khách hàng qua thưđiện tử, điện thoại… Kết quả các cuộc điều tra sẽ giúp các NHTM tìm hiểu rõ cảm nhận và đánh giá của khách hàng, hoàn thiện hơn nữa dịch vụ của mình dựa trên hành vi, thói quen tiêu dùng và những phản hồi của khách hàng mục tiêu với dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giảđã hệ thống hóa lý thuyết liên quan đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM, từ đó thấy được sự cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.Mặt khác, luận văn đã trình bày các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM để làm nền tảng cho việc phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh trong chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK CHI
NHÁNH HUYỆN BA TRI TỈNH BẾN TRE
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Chi nhánh huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre