Nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện ba tri tỉnh bến tre (Trang 31 - 33)

1.3.1.1. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính mạnh thì khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro của ngân hàng cao, khả năng tài chính cho phép sử dụng để bù đắp tổn thất có thể xảy ra như

bù đắp nợ xấu. Ngược lại, nếu nợ xấu tăng nhưng dự phòng rủi ro không đủ để bù

đắp có nghĩa là tình trạng tài chính xấu và năng lực tài chính để bù đắp cho các khoản chi phí này bị thu hẹp.

1.3.1.2. Năng lực quản trị, điều hành

Năng lực quản trị điều hành trước hết phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng phó tốt trước những diễn biến của thị trường. Năng lực quản trị điều hành còn được phản ánh bằng khả năng giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất sử dụng các đầu vào để có thể tạo ra được một đầu ra cực đại.

Nhiều nhà phân tích chuyên nghiệp coi quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động ngân hàng, bởi vì quản lý đóng vai trò quyết định đến thành công trong hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, các quyết định của người quản lý sẽảnh hưởng trực tiếp đến những yếu tố như: chất lượng tài sản có, mức độ tăng trưởng của tài sản có và mức độ thu nhập.

Thực tế chứng minh, nhiều NHTM tuy có được những nguồn lực và giá trị mà

đối thủ cạnh tranh không có như vị trí kinh doanh, vốn tự có lớn, nguồn nhân lực chất lượng… Song do năng lực của cán bộ điều hành hạn chế dẫn đến lãng phí các nguồn lựcsẵn có, làm giảm hiệu quả chi phí, tất nhiên hạ thấp đi hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Sự yếu kém trong việc quản trị, điều hành và kiểm soát là nhân tố quan trọng góp phần làm cho hoạt động của NHTM kém hiệu quả. Năng lực quản trị phản ánh khả năng đề ra và lựa chọn những chiến lược kinh doanh phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất như các chiến lược về hoạt động huy động vốn, cấp tín dụng, hoạt

động thanh toán, dịch vụ, tổ chức bộ máy,… Các quy trình về quản lý như: quản lý tài sản có, quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất,…Từđó tạo nên một chuẩn mực cho hoạt động ngân hàng thích nghi dần với phương thức quản trị hiện đại.

1.3.1.3. Khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ

Khả năng ứng dụng công nghệ phản ánh năng lực công nghệ thông tin của một ngân hàng, là một ngân hàng hiện đại, giao dịch nhanh gọn, ít thủ tục. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và ứng dụng sâu rộng của nó vào cuộc sống xã hội như ngày nay thì ngành ngân hàng khó có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình nếu vẫn cung ứng các dịch vụ truyền thống. Năng lực công nghệ của ngân hàng thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới gồm thiết bị và con người, tính liên kết công nghệ giữa các ngân hàng và tính độc đáo về công nghệ của mỗi ngân hàng. Ngày nay, các ngân hàng đang mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ tài chính mà họ

cung cấp cho khách hàng. Quá trình mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ đã tăng tốc trong những năm gần đây dứới áp lực cạnh tranh, từ sự phát triển công nghệ từ

các tổ chức tài chính khác, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng.

Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ tư vấn như tư vấn tín dụng, kế hoạch tiết kiệm, dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là những dịch vụđang phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ các ngân hàng khác, các công ty tài chính. Áp lực cạnh tranh đóng vai trò như

một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụ cho tương lai.

1.3.1.4. Trình độ, chất lượng người lao động

Nhân tố con người là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong bất kỳ hoạt động nào của các NHTM. Xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi các ngân hàng phải cung cấp nhiều dịch vụ mới và có chất lượng. Chính điều này đòi hỏi chất lượng của nguồn nhân lực cũng phải được nâng cao để đáp ứng kịp thời đối với

những thay đổi của thị trường, xã hội. Việc sử dụng nhân lực có đạo đức nghề

nghiệp, giỏi về chuyên môn sẽ giúp cho ngân hàng tạo lập được những khách hàng trung thành, ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, đầu tư; và đây cũng là nhân tố giúp các ngân hàng giảm thiểu được chi phí hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nguồn nhân lực ngân hàng luôn phải chú trọng việc gắn phát triển nhân lực với công nghệ mới.

1.3.1.5. Thương hiệu Ngân hàng

Thương hiệu Thương hiệu hiểu một cách đơn giản, là một cái tên gắn với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuất. Thương hiệu ngày nay đang ngày càng trở nên một thành tố quan trọng trong văn hóa và trong nền kinh kế.

Ngân hàng có thể thu hút thêm được những khách hàng mới thông qua các chương trình tiếp thị. Một ví dụ là khi có một chương trình khuyến mãi nhằm khuyến khích mọi người sử dụng thì số người tiêu dùng hưởng ứng sẽđông hơn khi họ thấy đây là một thương hiệu quen thuộc. Lý do chính là người tiêu dùng đã tin tưởng vào uy tín và chất lượng của sảnphẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện ba tri tỉnh bến tre (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)