Áp lực từ nhà cung cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần bao bì dầu thực vật (Trang 61)

9. Bố cục luận văn

2.4.1 Áp lực từ nhà cung cấp

Quá trình sản xuất kinh doanh, công ty phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu cho sản xuất dầu. Tất cả nguồn nguyên liệu nhập đã làm mất tính chủ động, mất khả năng kiểm soát về giá và số lượng, khó đảm bảo cho tiến độ và sự phát huy hết công suất hoạt động của toàn bộ hệ thống nhà máy mới xây dựng. Đây cũng được xem là nguyên nhân chính dẫn đến việc xây dựng nhà máy mới của công ty kém hiệu quả. Đồng vốn đầu tư của công ty không được quay vòng tốt nhất có thể, theo tính toán ban đầu. Mặt khác, giá nguyên liệu tăng, tỷ lệ cho phép trả chậm không còn ưu đãi, sự đòi hỏi về nguồn tiền mặt trong thanh toán nguyên vật liệu, tất cả đã dẫn đến sự khó khăn đối với công ty trong suốt thời gian sau khi xây dựng nhà máy. Điều này bắt buộc công ty phải

sắp xếp sản xuất theo kiểu cầm chừng và chờ đợi, vì thế thị phần của công ty cũng dần mất đi, áp lực ngày càng đè nặng lên công ty, hiệu quả kém dần. 2.4.2 Áp lực từ sản phẩm thay thế

Giai đoạn công ty tiến hành xây dựng nhà máy và củng cố khả năng để nhằm sản xuất với quy mô lớn, nhưng vấp phải những khó khăn nhất định. Trong khi đó các đối thủ lại tiếp tục có những sự phát triển và đưa ra nhiều dòng sản phẩm tốt hơn, hợp lý về giá cả. Bên cạnh hàng nhập cũng phong phú và hấp dẫn khách hàng hơn. Nhiều sản phẩm được xem là sự thay thế tốt cho các sản phẩm dầu từ trước đến nay. Điều này đã phần nào tạo ra một áp lực cần cải tiến về sản phẩm, cần có biện pháp Marketing cho sản phẩm để có được một thương hiệu tốt tung ra thị trường, nhằm cạnh tranh. Tuy nhiên đúng vào giai đoạn này thì công ty không thể có những khoản tài chính để tiến hành những biện pháp thay đổi, điều chỉnh đối phó với áp lực này từ nhiều đối thủ, cũng như nhiều nhu cầu thay thế từ khách hàng.

2.4.3 Áp lực từ khách hàng

Khách hàng của bất kỳ sản phẩm nào cũng luôn có những yêu cầu khắt khe đối với các nhà sản xuất, mặt hàng thực phẩm lại là điều hết sức nhạy cảm với sự thay đổi và lựa chọn từ khách hàng. Khách hàng luôn mong muốn tìm đến sự tốt nhất từ thực phẩm, nhất là giai đoạn có quá nhiều thông tin bủa vây về chất lượng các loại thực phẩm, với nhu cầu sản phẩm an toàn, sản phẩm sạch, sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, giá hợp lý,...Sản phẩm làm ra tiêu thụ khó khăn, chậm thu hồi vốn, đại lý bán buôn, bán lẻ đều trì trệ, nợ khó đòi, đòi hỏi quyền lợi, cho dù công suất nhà máy chưa hoạt động hết. Tất cả từ nguyên nhân khách hàng khó tính, khách hàng không tiêu thụ, khách hàng tìm sản phẩm mới, khách hàng đòi hỏi khuyến mại, khách hàng đòi hỏi thay đổi hương vị, độ béo, đòi hỏi chứng minh sự an toàn,...áp lực này không dừng lại mà có thể làm mất đi thương hiệu của công ty, nếu không có biện pháp khắc phục nhanh chóng.

2.4.4 Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn

Tuy ngành sản xuất dầu không phải không có rào cản, và có thể nói không ít những thách thức và đầy khó khăn, như công ty đang gặp phải. Tuy nhiên những rào cản và khó khăn đó lại có thể là động lực để các nhà đầu tư tiềm năng đang tìm mọi cách tham gia vào ngành này. Thường những lĩnh vực khó khăn thì được đánh giá là tiềm năng và lợi nhuận cao, chính vì thế mà không ít những nhà đầu tư, những đối thủ tiềm ẩn của công ty và của ngành nói chung, luôn rình rập và chực chờ cơ hội để đánh cướp thị phần bất cứ lúc nào, kể cả những đối thủ là các nhà đầu tư ngoại. Điều này, công ty cổ phần Bao bì Dầu thực vật và các công ty hiện hữu khác cũng khó tránh khỏi làn sóng cạnh tranh.

2.4.5 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Đối với áp lực từ đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành, đã luôn có và sẵn sàng thường trực trên thị trường, luôn thay đổi những chiến thuật và điều chỉnh chiến lược để giành giật thị phần từng ngày một. Các đối thủ luôn khoét sâu vào những điểm yếu của công ty, như: Nguồn vốn yếu, thiếu tiền mặt; Thiếu lực lượng nhân sự cho Marketing; Thiếu nguyên vật liệu; Thiếu độ phong phú và sự hấp dẫn của sản phẩm; Thiếu khả năng hấp dẫn khách hàng; Nợ vốn vay Ngân hàng lớn; Nợ khó đòi cao;...Đối thủ luôn biết tranh thủ những lúc khó khăn này của công ty để có biện pháp chiếm lĩnh thị trường, thông qua hệ thống phân phối của công ty. Các đại lý bán buôn của công ty có thể là cánh tay tiếp sức cho đối thủ, làm thay đổi thị phần trên thị trường kinh doanh mặt hàng thực phẩm này. Công ty dần mất đi những hệ thống phân phối và Marketing của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Kết luận chƣơng 2

Trong chương này, tác giả thực hiện việc tổng hợp số liệu thông qua các báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của công ty, đồng thời tiến hành phân tích đánh giá thực trạng nguồn vốn của công ty,

đánh giá các cơ cấu vốn, việc sử dụng và quản lý vốn của công ty cổ phần bao bì Dầu thực vật qua các năm từ 2014 đến 2018. Ngoài ra chương này cũng đưa ra những tổng quát về những áp lực của công ty đang phải đối mặt, những vấn đề trong quản trị điều hành của công ty cần phải nắm bắt và kịp thời điều chỉnh với những chiến lược cạnh tranh rõ ràng và chính xác, nhằm thay đổi hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty.

Với phân tích đánh giá đó, tác giả cũng đã nhận thấy và đưa ra những kết quả đạt được đồng thời chỉ ra những hạn chế về công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty trong thời gian qua. Đặc biệt phát hiện những nguyên nhân chính dẫn đến sự hạn chế, kém hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty. Từ đó có thể đề ra những kiến nghị, biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần bao bì Dầu thực vật, cụ thể thể hiện trong chương thứ 3 của luận văn này.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ DẦU THỰC VẬT

3.1 Định hƣớng phát triển của công ty cổ phần bao bì Dầu thực vật

3.1.1 Hướng phát triển cho Công ty trong tương lai

Mặc dù, công ty gặp rất nhiều khó khăn và liên tiếp thua lỗ trong những năm gần đây, nhưng lãnh đạo Công ty cổ phần bao bì Dầu thực vật tiếp tục định hướng phát triển và khắc phục cho công ty, với những mục tiêu chủ yếu: Không ngừng phát triển các hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực là thế mạnh của công ty, nhằm mang lại lợi nhuận tối đa cho công ty. Với mục tiêu như vậy, lãnh đạo đã đưa ra các chiến lược phát triển cho công ty ở tầm trung và dài hạn, cụ thể như sau:

 Duy trì ổn định, phát triển các sản phẩm hiện có của công ty về chất lượng và sản lượng. Phát triển mọi nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua các thế mạnh và khả năng có thể thực hiện được, đó là:

- Uy tín và thương hiệu của công ty

- Nâng cao và ổn định chất lượng sản phẩm

- Đa dạng hóa các sản phẩm

- Đưa ra giá thành ở mức thấp để cạnh tranh

 Giữ vững thị trường hiện có, đẩy mạnh việc tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường nhằm giải quyết sản lượng của nhà máy mới tại Bình Dương, tạo cho nhà máy hoạt động hết công suất và mang lại hiệu quả trên vốn đã đầu tư.

 Tiếp tục phát triển, mở rộng thị trường, hoàn thiện các công đoạn còn lại cho nhà máy mới tại Bình Dương để làm thế mạnh chiếm lĩnh thị trường.

Tạo sự phát triển bền vững thông qua việc đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng.

 Đầu tư và làm tốt hơn nữa dây chuyền phát triển sản phẩm là loại thùng giấy carton, tự động hóa tất cả các khâu sản xuất, giảm lao động thủ công, tránh hao hụt.

 Chú trọng nâng cao chất lượng đời sống công nhân viên của công ty, đảm bảo các chế độ và quyền lợi, phúc lợi của người lao động và các thành phần tham gia trong tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty.

3.1.2 Kế hoạch và những vấn đề đặt ra trong kinh doanh của công ty

Qua phân tích và đánh giá, từ 2019 và định hướng đến năm 2025 sẽ càng khó khăn, sự cạnh tranh càng quyết liệt hơn trong ngành bao bì này. Tuy nhiên công ty cổ phần bao bì Dầu thực vật cũng tin tưởng sẽ tổ chức quản lý công ty hoạt động khởi sắc và hiệu quả hơn. Dựa vào tình hình chung, với sự hội nhập của quốc gia trong nền kinh tế thế giới, tinh thần chính phủ kiến tạo và luôn quản lý để kinh tế vĩ mô ổn định, kiềm chế lạm phát, giải quyết các khoản nợ xấu, thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cấu trúc hệ thống tài chính, làm tinh gọn bộ máy và các khâu trong hệ thống hành chính, giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong quan hệ và các phương tiện hỗ trợ kinh doanh. Đánh giá nhu cầu về sản phẩm của ngành trên thị trường, nhận biết năng lực của công ty, ban giám đốc quyết định tăng cường khai thác khách hàng truyền thống, mở rộng tìm kiếm khách hàng mới, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty.

Tuy nhiên, sự khó khăn thực tế đã cho thấy công ty bao bì Dầu thực vật tiếp tục thua lỗ, kế hoạch về doanh thu năm 2018 đã đặt ra ở mức thấp hơn năm 2018 là 7%, dự kiến đạt 150 tỷ đồng, dự kiến lợi nhuận sau thuế âm 24 tỷ. Đến nay chưa có báo cáo thường niên chính thức của công ty, nhưng trong báo cáo tài chính quý 4 năm 2018 của công ty cho thấy, công ty lỗ trên 57 tỷ đồng. Như vậy là mức lỗ đã vượt gấp đôi mức dự kiến.

Công ty đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, cụ thể: Nhà máy mà công ty đầu tư với 320 tỷ đồng, trong đó chỉ có 30% vốn đối ứng, như vậy lượng vốn vay là rất lớn, nhưng nhà máy mới đi vào hoạt động từ giữa năm 2017, công suất tính đến giữa năm 2018 chỉ đạt 20% công suất thiết kế. Theo tính toán để đạt điểm hòa vốn thì phải đạt 40% công suất, như vậy cần một lượng khách hàng rất lớn cho công ty. Kế hoạch đặt ra, có thể hết năm 2019 thì công ty mới có thể hòa vốn và bắt đầu lợi nhuận vào năm 2020, với doanh thu phải đạt ít nhất là 240 tỷ đồng.

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần bao bì Dầu thực vật Dầu thực vật

3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

 Đối với vốn cố định

Với phân tích thực trạng việc quản lý và sử dụng vốn cố định của công ty, tác giả đánh giá việc sử dụng vốn cố định qua các năm chỉ hiệu quả trong giai đoạn từ 2014 – 2016, kể từ khi công ty bắt đầu thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản về nhà máy mới và cấu trúc lại máy móc thiết bị trong giai đoạn 2017 – 2018 và tiếp cho đến nay, công ty không còn hiệu quả và dẫn đến thua lỗ trầm trọng. Do đó, cần phải có một giải pháp thích hợp cho việc quản lý và sử dụng vốn cố định một cách hợp lý và hiệu quả hơn. Một số giải pháp cần thiết cho việc quản lý vốn cố định như sau:

- Qua kết quả tổng hợp, thì vốn cố định bình quân là tăng cao trong 2018, tuy nhiên đó chỉ là hình thành qua tài sản cố định từ vốn vay. Cần có sự quản lý và khai thác tài sản cố định này để mang lại hiệu quả cao hơn trong tương lai. Thực hiện việc mở rộng thị trường để tìm kiếm lượng khách hàng đủ lớn, nhằm khai thác hết năng suất của nhà máy mới xây dựng tại Bình Dương.

- Đánh giá và chọn lựa giải pháp khấu hao tài sản sao cho xác định được sự hao mòn thực tế của tài sản, tránh trường hợp tính bình quân, nhằm nhanh chóng thu hồi vốn. Đối với tài sản có giá trị lớn và hao mòn vô hình cao, nên áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, sẽ xác định đúng mức khấu hao trong năm.

- Kiểm tra và đánh giá theo định kỳ đối với tài sản cố định, nhằm phản ánh đúng nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định so thực tế. Thực hiện việc này giúp tính toán mức khấu hao chính xác hơn.

 Đối với vốn lưu động

- Thực hiện quản lý thu hồi nợ là công tác quan trọng trong quản lý vốn lưu động, công ty cần phải xây dựng một quy trình và quản lý thật chặt chẽ công nợ của công ty, đảm bảo các khoản phải thu với kỳ thu bình quân không quá lâu, hệ số các khoản phải thu luôn ở mức an toàn.

- Giảm tối đa hàng tồn kho, bằng cách lập các kế hoạch kinh doanh cho các mặt hàng, đặc biệt là mặt hàng carton sản xuất từ nhà máy mới của công ty, nhằm tăng khả năng tiêu thụ để tăng doanh thu cho công ty, theo chỉ tiêu cho nhà máy hoạt động ở mức tối thiểu phải đạt 40% công suất trên thiết kế của nhà máy.

- Thực hiện các biện pháp giảm tối đa các chi phí, trong đó các chi phí quản lý, chi phí bán hàng cần phải được điều chỉnh cho hợp lý. Các khoản chi đào tạo đội ngũ công nhân viên phải được quản lý chặt chẽ, không vì lý do tăng khả năng và trình độ vận hành nhà máy mới mà chi tiêu quá mức cho phép. Chi phí bán hàng cũng tăng cao, cần xem xét và điều chỉnh, vấn đề mở rộng thị trường là tất yếu nhưng phải có kế hoạch và dự toán để kiểm soát các khoản chi bất hợp lý.

- Hiện công ty đang phải gánh chịu một khoản vay rất lớn tại Ngân hàng, để thực hiện việc xây dựng cơ bản nhà máy mới và cấu trúc lại máy móc thiết bị. Khoản vay này hàng năm công ty phải trả một lượng tiền gồm vốn và lãi rất lớn, luôn tăng dần, trong khi việc khai thác công suất nhà máy là chưa cao, chưa hiệu quả trong các sản phẩm mới, đó là gánh nặng cần giải quyết ngay. Hiện các công ty mẹ là cổ đông lớn, chưa có các bước hỗ trợ đầu tư cho công ty để giảm đi gánh nặng này. Như vậy việc huy động nguồn lực từ các công ty mẹ là giải pháp tốt nhất, để giúp công ty giảm đi gánh nặng này trong thời gian sớm nhất có thể.

- Công ty cần có những biện pháp đề nghị giãn nợ, giảm lãi suất từ Ngân hàng, nhằm giúp công ty có được khoản thời gian mở rộng thị trường, bớt áp lực về việc công nợ ở khoản vay. Thương thảo các nhà cung cấp về các giá cả, thời gian thanh toán đối với các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, nhằm củng cố giá thành hợp lý hơn trong cạnh tranh với đối thủ.

- Tạm thời không chia cổ tức cho các cổ đông, thông qua hội nghị đại hội cổ đông, nhằm tranh thủ các khoản thu nhập để giải quyết các vấn đề tồn đọng từ các khoản nợ, tránh áp lực về lãi suất và uy tín của công ty, tăng cường đầu tư để mở rộng thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần bao bì dầu thực vật (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)