9. Bố cục luận văn
2.2.4 Quản lý và sử dụng nguồn vốn của công ty cổ phần bao bì Dầu thực vật
Quản lý và sử dụng nguồn vốn cố định
Để đánh giá nguồn vốn cố định của công ty, chúng ta cần đánh giá qua tài sản cố định, vì tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định.
Công tác đầu tư dài hạn của doanh nghiệp được hiểu thông qua cơ cấu tài sản cố định, thể hiện qua việc bảo đảm an toàn và phát triển khả năng sản xuất của hệ thống máy móc, thiết bị của một công ty. Cần đánh giá cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản dài hạn của công ty, cụ thể như sau:
Bảng 4: Bảng tổng hợp cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản dài hạn của công ty cổ phần bao bì Dầu thực vật Giai đoạn (2014-2018)
Chỉ tiêu
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng I. Các khoản phải thu dài hạn 0 0% 0 0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%
II. Tài sản cố định 91,146 100% 113,164 100% 96,845 61.9% 84,150 26.1% 277,719 89.4%
III. Bất động sản đầu tƣ 0 0% 0 0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%
IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 0 0% 0 0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%
V. Tài sản dở dang dài hạn 0 0% 0 0% 33,794 21.6% 206,183 63.9% 1,713 0.6%
VI. Tài sản dài hạn khác 0 0% 0 0% 25,855 16.5% 32,275 10.0% 31,053 10.0%
Tổng tài sản dài hạn 91,146 113,164 156,494 322,608 310,485
Năm 2018 Năm 2016
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2017
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần bao bì Dầu thực vật qua các năm)
Qua bảng số liệu cho thấy các khoản phải thu dài hạn qua các năm là bằng không, vì thế không có các khoản nợ xấu nào của công ty, đây là một vấn đề tốt đối với việc quản lý nguồn vốn của công ty, vốn công ty hoàn toàn không bị các đối tác chiếm dụng. Tài sản cố định chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản dài hạn, duy chỉ có năm 2017 thì tài sản cố định chiếm 26,1%, bởi tài sản dở dang dài hạn chiếm 63,9% do đầu tư xây dựng cơ bản đang dở dang. Năm 2018 thì tài sản cố định đã tăng lên và chiếm 89,4% trên tổng tài sản dài hạn.
Vốn lưu động là vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động, mục đích nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của công ty được thực hiện thường xuyên và liên tục. Vốn lưu động được chuyển toàn bộ giá trị vào quá trình lưu thông và từ trong lưu thông toàn bộ giá trị của chúng được hoàn lại một lần, sau một chu kỳ kinh doanh của công ty. Cần xem xét vốn lưu động của công ty qua bảng tổng hợp các năm như sau:
Bảng 5: Bảng tổng hợp cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản ngắn hạn (TS lưu động) của công ty cổ phần bao bì Dầu thực vật Giai đoạn (2014-2018)
Các chỉ tiêu
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 54,832 43.7% 37,126 30.3% 20,147 14.1% 3,854 4.5% 5,061 7.8%
II. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn 0 0.0% 0 0.0% 0 0% 0 0.0% 0 0.0%
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 32,682 26.0% 53,850 44.0% 82,902 57.9% 33,543 39.5% 28,101 43.5%
IV. Hàng tồn kho 37,835 30.1% 31,208 25.5% 34,404 24.0% 42,037 49.5% 25,063 38.8%
V. Tài sản ngắn hạn khác 226 0.2% 215 0.2% 5,770 4.0% 5,542 6.5% 6,328 9.8%
Tổng tài sản ngắn hạn 125,575 122,399 143,223 84,976 64,553
Năm 2018 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Nhìn vào bảng kết quả trên, cho thấy ở những năm 2014 -2015, công ty sử dụng vốn bằng tiền mặt chiếm tỷ trọng trên 30% so với tổng tài sản ngắn hạn, tuy nhiên từ 2016 đến 2018 tỷ trọng lượng tiền chỉ còn ở mức trung bình dưới 10% dùng cho việc chi thường xuyên trong duy trì hoạt động của công ty, có thể xem là mức chi phù hợp trong cách sử dụng vốn lưu động. Công ty không chọn lựa đầu tư vào tài chính ngắn hạn như chứng khoán, công ty tập trung đầu tư ngành nghề chính. Đặc biệt, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng trung bình trên 35%, điều này chứng tỏ công ty bị chiếm dụng vốn với tỷ trọng khá lớn, công ty cần quan tâm và điều chỉnh vấn đề này. Hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng tương đối cao ở các năm 2017, 2018, chứng tỏ việc tiêu thụ giảm sút, doanh thu sụt giảm ở những thời điểm này do cạnh tranh trên thị trường. 2.2.5 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty cổ phần bao bì Dầu thực vật
Hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn
Bảng 6: Bảng tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn
của công ty cổ phần bao bì Dầu thực vật Giai đoạn (2014-2018)
1. Doanh thu thuần (triệu) 378,869 298,310 294,613 201,742 161,566 (80,559) (3,697) (92,871) (40,176)
2. Giá vốn hàng bán (triệu) 294,711 247,978 235,722 172,782 165,367 (46,733) (12,256) (62,940) (7,415)
3.Chi phí bán hàng (triệu) 14,497 13,333 15,341 11,126 10,078 (1,164) 2,008 (4,215) (1,048)
4. Chi phí quản lý (triệu) 14,436 11,094 13,387 11,844 12,840 (3,342) 2,293 (1,543) 996
5.Lợi nhuận sau thuế (triệu) 47,015 23,486 24,706 1,673 (39,331) (23,529) 1,220 (23,033) (41,004)
6.Tổng vốn bình quân (triệu) 201,849 226,142 267,640 353,652 391,312 24,293 41,498 86,012 37,660
7. Vốn chủ sở hữu bình quân (triệu) 150,790 166,688 168,566 163,871 139,661 15,898 1,878 (4,695) (24,210)
8. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn - ROA (%) 23.3% 10.4% 9.2% 0.5% -10.1% -12.9% -1.2% -8.8% -10.5%
9. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu - ROE (%) 31.2% 14.1% 14.7% 1.0% -28.2% -17.1% 0.6% -13.6% -29.2%
10. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - ROS (%) 12.4% 7.9% 8.4% 0.8% -24.3% -4.5% 0.5% -7.6% -25.2%
11. Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu (%) 77.8% 83.1% 80.0% 85.6% 102.4% 5.3% -3.1% 5.6% 16.7%
12. Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu (%) 3.8% 4.5% 5.2% 5.5% 6.2% 0.6% 0.7% 0.3% 0.7%
13. Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu (%) 3.8% 3.7% 4.5% 5.9% 7.9% -0.1% 0.8% 1.3% 2.1%
14. Hiệu suất sử dụng vốn (%) 187.7% 131.9% 110.1% 57.0% 41.3% -55.8% -21.8% -53.0% -15.8% Tăng/Giảm (2018/2017) Các chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tăng/Giảm (2015/2014) Tăng/Giảm (2016/2015) Tăng/Giảm (2017/2016)
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần bao bì Dầu thực vật qua các năm)
Với kết quả tổng kết trên, cho thấy doanh thu của công ty giảm dần qua các năm, lợi nhuận giảm dần qua các năm. Vì thế tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là giảm và thậm chí ở mức âm vào năm 2018. Trong khi đó tổng vốn bình quân
tăng dần và vốn chủ sở hữu cũng tăng, chỉ năm 2018 có giảm đi một phần. Do đó tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn (tổng tài sản) và trên vốn chủ sở hữu giảm thấp, đặc biệt vào các năm 2017 và âm vào 2018. Ở năm 2018, công ty tập trung chi phí cho xây dựng cơ bản, cũng trong năm này theo báo cáo chung trong chiến lược kinh doanh cho thấy công ty giảm sút doanh thu cũng bởi thị trường cạnh tranh gay gắt, nhiều yếu tố khác ảnh hưởng rất lớn đến công ty. Đồng thời, tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu và tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu cũng tăng theo, khiến công ty thua lỗ trầm trọng. Điều này cho thấy việc quản lý vốn của công ty là kém hiệu quả.
Bảng 7: Bảng tổng hợp các chỉ số ROA, ROE, ROS (2014-2018)
ROA(%) 23.30% 10.40% 9.20% 0.50% -10.10% -13% -1% -9% -11% ROE(%) 31.20% 14.10% 14.70% 1.00% -28.20% -17% 1% -14% -29% ROS(%) 12.40% 7.90% 8.40% 0.80% -24.30% -5% 1% -8% -25% Các chỉ số Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tăng/Giảm (2015/2014) Tăng/Giảm (2016/2015) Tăng/Giảm (2017/2016) Tăng/Giảm (2018/2017) Năm 2018
Hiệu quả sử dụng nguồn vốn cố định
Nguồn vốn cố định là rất quan trọng trong kết cấu vốn kinh doanh của một công ty. Nhìn vào quy mô vốn cố định, sẽ cho thấy mức độ thực hiện việc mua sắm lượng tài sản cố định cho công ty, chứng tỏ được năng lực sản xuất kinh doanh của một công ty. Nhằm phân tích và đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn cố định qua các năm của công ty, cần xem xét bảng tổng hợp cụ thể như sau:
Bảng 8: Bảng tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần bao bì Dầu thực vật Giai đoạn (2014-2018)
1. Doanh thu thuần (triệu) 378,869 298,310 294,613 201,742 161,566 (80,559) (3,697) (92,871) (40,176)
2. Nguyên giá TSCĐ Hữu hình bình quân (triệu) 138,610 164,841 177,876 174,914 270,138 26,231 13,035 (2,962) 95,224
3.Nguyên giá TSCĐ Vô hình bình quân (triệu) 7,992 7,982 7,971 7,971 7,971 (10) (11) 0 0
4. Nguyên giá TSCĐ bình quân (triệu) 73,301 86,412 92,924 91,443 139,055 13,111 6,512 (1,481) 47,612
5. Khấu hao lũy kế bình quân (triệu) 32,845 37,891 78,933 59,478 47,807 5,046 41,042 (19,455) (11,671)
6.Giá trị còn lại của TSCĐ bình quân (triệu) 40,456 48,521 13,991 31,965 91,248 8,065 (34,530) 17,974 59,283
7. Vốn cố định bình quân (triệu) 40,456 48,521 13,991 31,965 91,248 8,065 (34,530) 17,974 59,283
8. Lợi nhuận sau thuế (triệu) 47,015 23,486 24,706 1,673 (39,331) (23,529) 1,220 (23,033) (41,004)
9. Hệ số hao mòn TSCĐ (lần) 0.45 0.44 0.85 0.65 0.34 (0) 0 (0) (0)
10. Tỷ suất đầu tƣ TSCĐ (lần) 0.55 0.56 0.15 0.35 0.66 0 (0) 0 0
11. Hiệu suất sử dụng VCĐ (lần) 9.36 6.15 21.06 6.31 1.77 (3) 15 (15) (5)
12. Sức sinh lời của TSCĐ (lần) 1.16 0.48 1.77 0.05 -0.43 (1) 1 (2) (0)
13. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (lần) 0.64 0.27 0.27 0.02 -0.28 (0) (0) (0) (0) Tăng/Giảm (2015/2014) Tăng/Giảm (2016/2015) Tăng/Giảm (2017/2016) Tăng/Giảm (2018/2017) Các chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
(Nguồn: Theo báo cáo tài chính của công ty cổ phần bao bì Dầu thực vật qua các năm)
Với bảng tổng kết trên cho thấy:
- Hệ số hao mòn tài sản cố định ở những năm 2014, 2015 là nhỏ hơn 1 rất nhiều, tài sản của công ty thật sự chưa phải cũ kỹ, vì thế công ty chưa cần quan tâm tới việc đầu tư thay thế máy móc thiết bị. Tuy nhiên ở năm 2016 thì hệ số này là 0,85 nhưng 2017 và 2018 hệ số đã giảm xuống rất thấp, chứng tỏ công ty có đầu tư mới tài sản, vì thế tỷ suất đầu tư vào TSCĐ đã tăng lên 0,66 vào năm 2018. Đây là khoản đầu tư nhằm tái cấu trúc song song với việc đầu tư xây dựng cơ bản của công ty trong giai đoạn này, nhằm củng cố năng lực của công ty.
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định phản ánh về việc sử dụng 1 đồng vốn cố định bình quân thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Với kết quả trên cho thấy các năm 2014, 2015, 2016, 2017 tỷ suất này tương đối cao, năm 2016 lên đến hơn 21 lần, chứng tỏ 1 đồng vốn cố định tạo ra được 21 đồng doanh thu thuần. Tuy nhiên tỷ lệ này đã giảm rất thấp ngay trong năm 2018, vì tất cả tập trung xây dựng và đầu tư tái cấu trúc.
- Sức sinh lời của TSCĐ cũng đạt tương đối ở các năm từ 2014 đến 2016, năm 2017 và 2018 thì tỷ lệ này giảm và thậm chí còn âm. Vấn đề này thấy rõ qua hiệu suất sử dụng vốn cố định ở các năm.
Bảng 9: Bảng tổng hợp tài sản cố định
của công ty cổ phần bao bì Dầu thực vật Giai đoạn (2014-2018)
1. Tài sản cố định hữu hình 84,838 106,944 90,942 78,426 272,114 126.06% 85.04% 86.24% 346.97%
- Nguyên giá 148,843 180,838 174,914 174,914 365,362 121.50% 96.72% 100.00% 208.88%
- Giá trị hao mòn lũy kế (64,005) (73,894) (83,971) (96,488) (93,249) 115.45% 113.64% 114.91% 96.64%
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0 136 33,794 206,183 1,712 #DIV/0! 24848.53% 610.12% 0.83%
Tỷ lệ % (2015/2014) Tỷ lệ % (2016/2015) Tỷ lệ % (2017/2016) Tỷ lệ % (2018/2017) Tài sản cố định Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
(Nguồn: Theo báo cáo tài chính của công ty cổ phần bao bì Dầu thực vật qua các năm)
Kết quả tổng hợp cho thấy tài sản cố định hữu hình được tăng qua các năm, năm 2018 công ty đầu tư vào xây dựng nhà xưởng, mở rộng quy mô, do đó tài sản hữu hình cũng như tài sản cố định hữu hình tăng cao so với các năm trước đó. Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình tăng rất cao trong năm 2018, thể hiện sự đầu tư vốn rất nhiều để hình thành tài sản hữu hình, ngoài việc tăng vốn cho xây dựng cơ bản công ty còn đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ mới.
Hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu động
Bảng 10: Bảng tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần bao bì Dầu thực vật Giai đoạn (2014-2018)
1. Doanh thu thuần (triệu) 378,869 298,310 294,613 201,742 161,566 (80,559) (3,697) (92,871) (40,176)
2. Lợi nhuận sau thuế (triệu) 47,015 23,486 24,706 1,673 (39,331) (23,529) 1,220 (23,033) (41,004)
3. Vốn lƣu động bình quân (triệu) 73,431 55,635 73,149 (17,676) (45,483) (17,796) 17,514 (90,825) (27,807)
4. Hiệu suất sử dụng vốn lƣu động (lần) 5.16 5.36 4.03 (11.41) (3.55) 0 (1) (15) 8
5. Số ngày bình quân một vòng quay vốn lƣu động (ngày) 70 67 89 (32) (101) (3) 22 (121) (70)
6. Mức đảm nhiệm vốn lƣu động (lần) 0.19 0.19 0.25 (0.09) (0.28) (0) 0 (0) (0)
7. Sức sinh lời vốn lƣu động (lần) 0.64 0.42 0.34 (0.09) 0.86 (0) (0) (0) 1
Tăng/Giảm (2015/2014) Tăng/Giảm (2016/2015) Tăng/Giảm (2017/2016) Tăng/Giảm (2018/2017) Các chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở các năm 2014, 2015, 2016 là tốt, nhưng đến 2017 và 2018 thì việc sử dụng vốn lưu động là kém hiệu quả. Như vậy cho thấy việc quản lý vốn ngắn hạn của công ty ở những năm 2017, 2018 là không hợp lý. Số vòng quay vốn lưu động ở những năm 2014, 2015, 2016 là tương đối, nhưng 2017 và 2018 thì hầu như không có quay vòng nổi trong một năm. Các hệ số đảm nhiệm vốn hay sức sinh lời cũng chỉ ở những năm 2014 đến 2016, năm 2017 và 2018 lại ở mức âm.
Vốn bằng tiền và các tài sản tương đương tiền thể hiện khả năng thanh toán của các công ty, đó là những yếu tố quan trọng tạo niềm tin cho các đối tác của công ty khi tiến hành hợp tác kinh doanh.
Bảng 11: Bảng tổng hợp hệ số khả năng thanh toán
của công ty cổ phần bao bì Dầu thực vật Giai đoạn (2014-2018)
1. Vốn bằng tiền (triệu) 54,832 37,126 20,147 3,854 5,061 2. Hàng tồn kho (triệu) 37,835 31,208 34,404 42,037 25,063 3. Tổng tài sản (triệu) 216,721 235,563 299,718 405,585 375,038 4. Tổng nợ phải trả (triệu) 52,144 66,763 131,385 248,175 255,127 5. Tài sản ngắn hạn (triệu) 125,575 122,398 143,224 84,976 64,553 6. Tổng nợ ngắn hạn (triệu) 52,144 55,816 70,075 102,653 110,036
7. Hệ số thanh toán tổng quát (lần) 4.16 3.53 2.28 1.63 1.47
8. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (lần) 2.41 2.19 2.04 0.83 0.59
9. Hệ số thanh toán nhanh (lần) 1.7 1.6 1.6 0.4 0.4
Năm 2018 Các chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
(Nguồn: Theo báo cáo tài chính của công ty cổ phần bao bì Dầu thực vật qua các năm)
Qua bảng tổng hợp trên cho thấy, hệ số thanh toán tổng quát thể hiện được mức độ đảm bảo việc thanh toán tổng nợ qua tổng tài sản của công ty. Tuy ở những năm 2017, 2018 hệ số này dần về 1, nhưng vẫn đảm bảo. Đối với hệ số thanh toán nợ ngắn hạn ở những năm 2017 và 2018 là nhỏ hơn 1, đó là điều đáng lo ngại các khoản nợ ngắn hạn với tổng tài sản ngắn hạn của công ty. Đồng thời hệ số thanh toán nhanh ở 2017 và 2018 cũng khá thấp. Công ty cần quan
tâm chú ý việc thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn, đặc biệt thanh toán nhanh. Hệ số thanh toán nhanh quá thấp, chứng tỏ việc thanh toán của công ty với các tài sản lưu động dễ chuyển đổi thành tiền là khó đáp ứng nhu cầu thanh toán khi cần thiết.
Bảng 12: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả với khoản phải thu của công ty cổ phần bao bì Dầu thực vật Giai đoạn (2014-2018)
1. Doanh thu thuần (triệu) 378,929 298,330 294,650 201,845 161,605
2. Các khoản phải thu bình quân (triệu) 32,682 53,850 82,902 33,543 28,101
3. Tổng tài sản (triệu) 261,721 235,563 299,718 407,585 375,038
4. Vòng quay các khoản phải thu (lần) 11.6 5.5 3.6 6.0 5.8
5. Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 31 65 101 60 63
6. Hệ số các khoản phải thu (lần) 0.12 0.23 0.28 0.08 0.07
Năm 2018 Các chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
(Nguồn: Theo báo cáo tài chính của công ty cổ phần bao bì Dầu thực vật qua các năm)
Cần xem xét các khoản phải thu của công ty, thường tỷ lệ các khoản phải thu ở mức trung bình là 15-20% trên tài sản của công ty. Nhìn vào hệ số các khoản phải thu cho thấy tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản là cao ở các năm 2015, 2016. Nhưng vào 2017 và 2018 thì hệ số này là rất thấp, như vậy các khoản phải thu của khách hàng là không lớn. Tuy nhiên số ngày thu bình quân là trên 60 ngày kể từ 2015, do đó việc thu nợ còn chậm.
Xét đến hàng tồn kho của công ty là điều không thể thiếu, vì hàng tồn kho là một lượng vốn trong khâu dự trữ của một công ty. Giá trị loại tài sản là hàng tồn kho chiếm độ từ 10-30% giá trị tài sản công ty. Ở một công ty có lượng hàng tồn kho hợp lý sẽ giúp công ty duy trì hoạt động sản xuất được liên tục và hiệu quả, phản ánh việc sử dụng vốn ngắn hạn một cách hợp lý và cũng đảm bảo không thiếu nguyên vật liệu cho sản xuất.
Bảng 13: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hàng tồn kho