Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần bao bì dầu thực vật (Trang 26 - 28)

9. Bố cục luận văn

1.2.3 Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng trong việc phân tích xác định xu hướng và mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này được tiến hành thông qua việc đối chiếu các chỉ tiêu, đối chiếu các hiện tượng kinh tế, nhằm xác định được xu hướng biến động chung của chỉ tiêu phân tích. Để áp dụng phương pháp so sánh, cần phải đảm bảo các vấn đề: số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu so sánh.

 Các điều kiện phải giống nhau khi dùng phương pháp so sánh - Nội dung kinh tế của các chỉ tiêu

- Đơn vị tính của các chỉ tiêu - Phương pháp tính các chỉ tiêu - Thời gian tính các chỉ tiêu

 Mục tiêu so sánh

Mục tiêu so sánh là xác định mức độ biến động, xem mức độ biến động tương đối hay mức độ biến động tuyệt đối.

- Mức độ biến động tuyệt đối: so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ

- Mức độ biến động tương đối: so sánh trị số của chỉ tiêu thực tế với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu liên quan.

 Nội dung của phương pháp so sánh

- Tiến hành so sánh các số liệu của kỳ thực hiện này với số liệu của kỳ thực hiện trước, nhằm xác định được xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp.

- Tiến hành so sánh các số liệu thực hiện với các số liệu của kế hoạch, đồng thời so sánh các số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành, cũng như của các doanh nghiệp khác, để xác định mức độ phát triển hay sa sút của doanh nghiệp.

- Tiến hành so sánh theo chiều dọc, xác định tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với mức tổng thể. So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ, để thấy được sự thay đổi về lượng, cũng như về tỷ lệ của các khoản mục theo thời gian.

 Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp thực hiện lần lượt việc thay thế từng nhân tố theo một trình tự nhất định, nhằm xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích, theo cách cố định các nhân tố khác nhau trong mỗi lần thay thế.

Điều kiện và nội dung để thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:

- Biết được số lượng các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ của chúng với chỉ tiêu phân tích, các nhân tố ảnh hưởng phải có mối quan hệ tích số, thương số (hoặc kết hợp) với chỉ tiêu phân tích

- Cần sắp xếp thứ tự các nhân tố theo trình tự nhất định: phải tuân theo quy luật nhân tố số lượng xếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau

- Tiến hành thay thế từng nhân tố một theo trình tự trên, nhân tố nào được thay thế sẽ lấy giá trị thực tế từ đó, các nhân tố chưa thay thế phải được giữ nguyên giá trị kỳ gốc hoặc kỳ kế hoạch. Thay thế xong một nhân tố thì tính ra kết quả cụ thể của lần thay thế đó, lấy kết quả này so sánh với kết quả của bước trước, chênh lệch tính được chính là kết quả do ảnh hưởng của nhân tố vừa được thay thế.

- Có mấy nhân tố thì phải thực hiện hết bấy nhiêu lần thay thế, tổng hợp ảnh hưởng các nhân tố phải bằng với đối tượng cụ thể của phân tích

 Phương pháp cân đối

Dùng phương pháp cân đối để tính mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố khi các nhân tố có quan hệ tổng với chỉ tiêu phân tích, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố là độc lập với nhau. Khi tính mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó chỉ cần tính ra độ chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch của nhân tố đó. Phương pháp này cũng thường được kết hợp với phương pháp so sánh để đánh giá mang tính toàn diện hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phương pháp cân đối

thường dựa trên sự cân bằng về lượng giữa tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn, giữa việc huy động vốn với tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

 Phương pháp phân tích chi tiết

Phương pháp phân tích chi tiết là dựa trên tỷ lệ các đại lượng tài chính. Với phương pháp này, cần phải xác định các mức để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Khi phân tích, các tỷ lệ tài chính được phân thành nhóm đặc trưng, những nhóm này phản ánh được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể như các nhóm: Tỷ lệ về đòn bẩy tài chính; Tỷ lệ về khả năng thanh toán; Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh; Tỷ lệ về khả năng sinh lời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần bao bì dầu thực vật (Trang 26 - 28)