Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần bao bì dầu thực vật (Trang 34 - 36)

9. Bố cục luận văn

1.3.1 Các yếu tố khách quan

Yếu tố kinh tế.

Yếu tố kinh tế thuộc môi trường vĩ mô, bao gồm các các yếu tố, như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia; Tỷ lệ lạm phát; Tỷ lệ thất nghiệp; Lãi suất của ngân hàng. Các yếu tố này tác động rất lớn đến tốc độ tăng trưởng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp.

Yếu tố pháp lý

Đó là hệ thống về chủ trương, chính sách, pháp luật do nhà nước đặt ra, nhằm điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Bắt buộc các doanh nghiệp phải tuân theo các quy định của pháp luật, như: các khoản thuế, quy định trong sử dụng lao động, về việc bảo vệ môi trường, tài nguyên,... Những quy định tác động này trực tiếp và gián tiếp đến tính hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp. Chính phủ cũng có những chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh các ngành nghề và lĩnh vực mang lại lợi ích lâu dài, bền vững. Đồng thời cũng nghiêm cấm và bắt phạt những ngành nghề gây phương hại đến quốc gia dân tộc. Chính phủ cho phép chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp cũng được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật. Chính phủ luôn tạo ra một môi trường và hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp

thuận tiện trong hoạt động kinh doanh, hướng các hoạt động của các doanh nghiệp thông qua các chính sách vĩ mô của Chính phủ. Do đó, có sự thay đổi trong cơ chế quản lý Nhà nước, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp. Chính phủ cần phải tạo ra một cơ chế chặt chẽ, có tính đồng bộ và luôn giữ ổn định, giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Yếu tố công nghệ

Công nghệ, là yếu tố mà hầu hết các doanh nghiệp đều quan tâm và phải phụ thuộc vào đó để có những bước phát triển. Công nghệ luôn thay đổi, nhiều công nghệ tiên tiến nối tiếp và liên tục ra đời. Công nghệ đã tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng gây không ít nguy cơ, đối với tất cả các ngành công nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nói riêng của các quốc gia. Công nghệ mới ra đời làm lạc hậu các máy móc của doanh nghiệp đã đầu tư với lượng vốn lớn. Công nghệ cũ đòi hỏi chi phí bỏ ra cao hơn công nghệ mới, nhưng hiệu quả lại thấp hơn. Từ đó gây ra sức cạnh tranh của doanh nghiệp giảm và yếu đi so với đối thủ, tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh hay hiệu quả trong sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ thấp. Chính vì thế, các doanh nghiệp luôn phải cần đầu tư thêm vào công nghệ mới, để mang lại lợi nhuận tốt hơn. Hiện nay, với thời đại công nghệ 4.0, sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, tạo ra những thời cơ thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, mặt khác cũng đưa đến những nguy cơ, thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp, nếu các doanh nghiệp không bắt kịp được tốc độ phát triển của nền khoa học kỹ thuật. Lúc đó, hiện tượng hao mòn vô hình đối với tài sản của các doanh nghiệp sẽ xảy ra và doanh nghiệp sẽ bị mất dần vốn kinh doanh.

Yếu tố khách hàng

Khách hàng, bao gồm những người có nhu cầu mua nhưng phải có khả năng thanh toán được khoản phí để mua. Số lượng khách hàng và sức mua của khách hàng sẽ cho thấy tính hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp thực hiện công tác quảng bá tốt, thu lại được nhiều lợi nhuận,

thông qua sự thoả mãn tốt các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, bán ra lượng hàng hóa được nhiều hơn với sản phẩm có thương hiệu tốt, có uy tín cao. Tuy nhiên khách hàng cũng có thể làm giảm đi lợi nhuận của các doanh nghiệp bằng cách ép giá, trả giá thấp xuống, hoặc yêu cầu phục vụ tốt hơn, đòi hỏi chất lượng sản phẩm, dịch vụ cao hơn, hậu mãi tốt hơn,... làm cho chi phí tăng cao.

Yếu tố giá cả

Yếu tố giá cả, nhằm biểu hiện mối quan hệ cung cầu trên thị trường, nó tác động đến sự hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, biểu hiện trên hai khía cạnh:

- Đối với giá cả của các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, như: giá vật tư, tiền công lao động,… nếu biến động sẽ làm thay đổi chi phí sản xuất; - Đối với giá cả sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp, nếu có biến động

trên thị trường thì sẽ làm thay đổi số lượng tiêu thụ và dẫn đến doanh thu thay đổi. Sự thay đổi này làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi theo.

Vì thế, tính hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi theo. Sự cạnh tranh trên thị trường là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần bao bì dầu thực vật (Trang 34 - 36)