Các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần bao bì dầu thực vật (Trang 28 - 34)

9. Bố cục luận văn

1.2.4 Các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

 Các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn

Chỉ số hiệu quả sử dụng tổng vốn có ý nghĩa rất quan trọng, đánh giá sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, phản ánh trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ số:

Hiệu suất sử dụng vốn:

Doanh thu (thuần) trong kỳ Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh =

Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

Hiệu suất sử dụng vốn cho biết: một đơn vị đầu vào của vốn đầu tư mang lại mấy đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh càng cao thì chứng tỏ công ty sử dụng vốn càng hiệu quả.

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA – Return On Assets):

Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế)

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản = X 100% Tổng tài sản

Chỉ số lợi nhuận trên tài sản (ROA), thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này giúp nhà đầu tư nhìn thấy được doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu tiền lãi trên 1 đồng tài sản. Tỷ số ROA càng cao, thì khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng có hiệu quả.

Lợi nhuận ròng (LN sau thuế)

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = X 100% Doanh thu

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS), phản ánh 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROS phụ thuộc vào đặc tính của từng ngành nghề, vì vậy để đánh giá doanh nghiệp thì nên dựa trên mặt bằng trung bình của ngành. Nếu ROS của doanh nghiệp lớn hơn ROS trung bình ngành, thì doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với trung bình ngành, hay dùng so sánh với các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp đó.

Lợi tức đầu tư (ROI – Return On Investement):

Lợi nhuận sau thuế Lợi tức đầu tư =

Chi phí đầu tư

ROI là tỷ lệ lợi nhuận thu được so với khoản chi phí đầu tư. Có thể hiểu ROI một cách đơn giản đó là: chỉ số đo lường tỷ lệ những gì doanh nghiệp thu về so với những gì doanh nghiệp phải bỏ ra. Chỉ số ROI càng cao thì cho thấy việc đầu tư vốn càng hiệu quả.

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity):

Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH =

Vốn chủ sở hữu

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE), cho biết: cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thì tạo ra được bao nhiều đồng lợi nhuận. Tỷ số này mang giá trị dương thì doanh nghiệp có lãi, nếu tỷ số này mang giá trị âm thì doanh nghiệp thua lỗ.

 Các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn cố định(VCĐ)

Doanh thu (thuần) trong kỳ Hiệu suất sử dụng VCĐ =

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định phản ánh: cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn thì thể hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định(VCĐ)

Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận VCĐ =

Vốn cố định bình quân

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ phản ánh một đồng vốn cố định bỏ ra thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao, thì hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp càng tốt.

 Các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động

Doanh thu (thuần) trong kỳ Số vòng quay vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân

Số vòng quay vốn lưu động hay còn gọi là hệ số luân chuyển vốn lưu động, phản ánh về số vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong 1 kỳ.

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động, phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Kỳ thu tiền bình quân

Các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân =

Doanh thu bình quân ngày

Số dư bình quân các khoản phải thu x 360 Hoặc, Kỳ thu tiền bình quân =

Doanh thu thuần 360

Kỳ thu tiền bình quân cho biết số ngày của một vòng quay các khoản phải thu.

 Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời

Hệ số lợi nhuận vốn lưu động

Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân

Hệ số này phản ánh, cứ một đồng vốn lưu động đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng lớn.

 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động

Doanh thu (thuần) trong kỳ Số vòng quay vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân

Hệ số này phản ánh việc vốn lưu động của doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu lần trong một kỳ. Số vòng quay vốn lưu động càng lớn thì cho thấy doanh nghiệp này sử dụng hiệu quả vốn lưu động.

Thời gian một vòng quay vốn lưu động

360

Thời gian một vòng quay vốn lưu động =

Vòng quay vốn lưu động

Hệ số này phản ánh về thời gian bình quân của một vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp trong kỳ. Thời gian một vòng quay vốn lưu động càng nhỏ càng cho thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp càng nhanh, tính hiệu quả sử dụng vốn càng cao.

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

Vốn lưu động bình quân Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =

Hệ số này phản ánh doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng vốn lưu động để tạo ra được một đồng doanh thu. Tỷ lệ càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.

 Nhóm hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành vốn lưu động

Vòng quay hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho =

Hàng tồn kho bình quân

Hệ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng tốt, chi phí hàng tồn sẽ kho thấp.

Số ngày tồn kho

360 Số ngày tồn kho =

Vòng quay hàng tồn kho

Hệ số này phản ánh số ngày của một vòng quay hàng tồn kho. Cho thấy số vòng quay càng lớn thì số ngày tồn kho của hàng hóa càng ít.

Vòng quay các khoản phải thu

Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu =

Các khoản phải thu bình quân

Hệ số này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu của doanh nghiệp thành tiền mặt trong kỳ. Số vòng quay càng lớn thì cho thấy tốc độ thu hồi nợ càng cao.

Kỳ thu tiền bình quân

360 Kỳ thu tiền bình quân =

Vòng quay các khoản phải thu

 Chỉ số phản ánh khả năng thanh toán

Để phân tích khả năng thanh toán, các chỉ tiêu sau được sử dụng:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:

Tổng tài sản Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =

Tổng nợ

Hệ số này dùng đo lường khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp. Hệ số này lớn hơn 1 thì đảm bảo doanh nghiệp có khả năng thanh toán được các khoản nợ hiện tại.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

Tài sản ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =

Nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh, với tổng tài sản ngắn hạn hiện có doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay không.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số này cho biết doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán nhanh được hay không.

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho (HTK) Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn:

Hệ số này phản anh, với tổng tài sản dài hạn hiện có doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán nợ dài hạn được hay không.

Tài sản dài hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn =

Nợ dài hạn

Hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả:

Hệ số này cao chứng tỏ nhu cầu thanh toán ngay thấp.

Nợ dài hạn Hệ số thanh toán nợ dài hạn so với nợ phải trả =

Nợ phải trả

Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp càng được đảm bảo. Lúc đó doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán lãi vay, ngoài ra còn có khả năng thanh toán cả tiền gốc.

EBIT Hệ số thanh toán lãi vay =

Chi phí lãi vay

EBIT (Earnings Before Interest and Taxes – Lợi nhuận trước lãi vay và thuế)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần bao bì dầu thực vật (Trang 28 - 34)