9. Kết cấu luận văn
1.7.2. Hậu quả đối với nền kinh tế xã hội
Hoạt động của ngân hàng liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế - xã hội, đến các ngành nghề sản xuất kinh doanh và dân chúng. Do đó, khi rủi ro tín dụng làm ngân hàng bị phá sản thì tiền gửi ngân hàng của dân chúng, của các doanh nghiệp, công ty sẽ bị mất. Từ đó, sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, công ty và dân chúng. Họ có thể bị phá sản và làm cho người lao động mất việc làm.
Mặt khác, khi một ngân hàng bị phá sản sẽ tạo tâm lý hoang mang, lo sợ
trong dân chúng. Họ có thể đua nhau đến rút tiền trước thời hạn ở các ngân hàng khác, gây khó khăn cho các ngân hàng này. Từđó có thể dẫn đến phá sản các ngân hàng theo dây chuyền, gây ra khó khăn cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, rủi ro tín dụng có thể gây ra hậu quả tiêu cực tới mọi đối tượng trong xã hội, làm giảm lòng tin của công chúng vào sự vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính, cũng như hiệu lực của các chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ. Từđó có thể làm sụp đổ hệ thống tài chính của cả quốc gia.
Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, vì trong
điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, mối liên hệ
25
luôn ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan. Thực tế đã chứng minh qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997), cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001-2002), và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008.
1.8. Kinh nghiệm cho vay đánh bắt thủy sản tại một sốđịa phương và bài học cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh