Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện ba tri tỉnh bến tre (Trang 79 - 88)

9. Kết cấu luận văn

3.3.2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh

trong tỉnh xây dựng, hoàn thiện, phê duyệt quy định về phương tiện khai thác thủy sản, phương thức khai thác, tạo môi trường đầu tư thuận lợi giúp ngân hàng có điều kiện đầu tư.

Tham mưu giúp Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bến Tre hàng năm bố trí kịp thời nguồn vốn đểđầu tư hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển, giảm bớt các quy trình thủ

tục không cần thiết trong việc đăng kiểm tàu cá.

Xây dựng kế hoạch quản lý tàu cá bằng hình thức lắp đặt thiết bị định vị trên tàu cá nhằm giám sát quá trình hoạt động, tránh tình trạng khai thác trái phép trên vùng biển các quốc gia lân cận gây ảnh hưởng đến uy tín quốc gia.

Lập kế hoạch hỗ trợ ngư dân tiêu thụ sản phẩm, tìm đầu ra dễ dàng thông qua việc giới thiệu các công ty chuyên thu mua, chế biến thủy sản biển.

Hàng năm tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn giữa các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan khoa học, chính quyền, đoàn thể địa phương, các doanh nghiệp, hộ

nông dân nhằm thúc đẩy mạnh mối liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm.

3.3.2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Bến Tre Tỉnh Bến Tre

Một là, Agribank Chi nhánh Tỉnh Bến Tre nên sớm ban hành việc thực hiện mô hình tín dụng tập trung, trong đó chia ra ba bộ phận: quan hệ khách hàng, bộ

phận thẩm định tín dụng độc lập và bộ phận hỗ trợ tín dụng để chi nhánh có cơ sở

pháp lý trong việc điều chỉnh mô hình hoạt động tín dụng. Nội dung cụ thể của từng bộ phận như sau:

66

+ Thực hiện nhiệm vụ phát triển khách hàng, phát triển dư nợ tín dụng và các sản phẩm dịch vụ khác.

+ Tư vấn sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu của khách hàng, tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng và các yêu cầu khác của khách hàng, làm đầu mối phối hợp với các bộ phận có liên quan để cung cấp dịch vụ, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

+ Thông tin kịp thời cho khách hàng về tiến trình giải quyết các yêu cầu của khách hàng.

+ Có trách nhiệm chính trong việc theo dõi, đôn đốc khách hàng thực hiện các điều kiện tín dụng, các biện pháp kiểm tra, giám sát vốn vay và trả nợ gốc, lãi của khách hàng theo đúng kỳ hạn.

+ Tổ chức triển khai các chính sách chăm sóc khách hàng. Bộ phận thẩm định tín dụng có nhiệm vụ:

+ Tổ chức thẩm định khách hàng, hồ sơ tín dụng của khách hàng. + Thực hiện công tác thẩm định giá tài sản bảo đảm.

+ Lập báo cáo thẩm định tín dụng, đề xuất việc cấp tín dụng, các điều kiện cấp tín dụng và trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

+ Phối hợp với các bộ phận có liên quan kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ điều kiện tín dụng, việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng

+ Là đầu mối phối hợp với các bộ phận có liên quan đánh giá lại khách hàng sau khi cấp tín dụng.

+ Phối hợp với bộ phận hổ trợ tín dụng kiểm tra, kiểm soát nội dung hợp

đồng, văn bản tín dụng được soạn thảo trước khi trình cấp có thẩm quyền ký. Bộ phận hổ trợ tín dụng có nhiệm vụ:

+ Soạn thảo hợp đồng, văn bản tín dụng trình các cấp có thẩm quyền ký + Thực hiện các thủ tục liên quan đến tài sản bảo đảm.

+ Kiểm soát các điều kiện tín dụng trước khi giải ngân cho khách hàng. + Kiến nghị các bộ phận có liên quan đánh giá lại khách hàng khi khách hàng có dấu hiệu sử dụng vốn sai mục đích, khả năng trả nợ bị suy giảm.

67

+ Thực hiện chức năng thống kê, báo cáo tín dụng.

+ Lưu trữ và quản lý toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng.

- Việc xây dựng được mô hình quản lý tín dụng ba bộ phận sẽ giúp hạn chế được một cách đáng kể những rủi ro tín dụng phát sinh.

Hai là, Agribank Chi nhánh Tỉnh Bến Tre cần hoàn thiện quy chế khen thưởng và xử lý trách nhiệm của cá nhân đối với cán bộ tham gia quy trình tín dụng

để vừa tạo động lực cho họ hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả vừa nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ tham gia vào quy trình tín dụng.

Ba là, Agribank Chi nhánh Tỉnh Bến Tre cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra giám sát, kiểm toán nội bộ theo hướng chủ động phát hiện, ngăn ngừa, phòng ngừa và sửa chữa kịp thời những thiếu sót, vi phạm nếu có để tránh hậu quả

thiệt hại cả về tài chính và con người khi đã trở thành vụ án.

Bốn là, định kỳ hàng tháng các chi nhánh Huyện đều phải báo cáo thông tin về dư nợ theo thời gian, theo mục đích vay vốn, nhóm nợ, dịch vụ, huy động vốn,…., về cho Agribank Chi nhánh Tỉnh Bến Tre để tổng hợp theo dõi. Do đó, Agribank Chi nhánh Tỉnh Bến Tre có đầy đủ thông tin về tình hình nợ xấu của các chi nhánh trong toàn Tỉnh Bến Tre. Agribank Chi nhánh Tỉnh Bến Tre nên đưa ra thông tin cảnh báo về những ngành nghề, lĩnh vực đang có tỷ lệ phát sinh nợ xấu cao để các chi nhánh xem xét, đánh giá lại các khách hàng đang hoạt động trong ngành có cảnh báo nhằm có các bước xử lý kịp thời hoặc hạn chếđầu tư tránh phát sinh rủi ro tín dụng.

Năm là, kiến nghị lên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cần hoàn thiện và đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, không ngừng hiện đại hóa các khâu nghiệp vụ, tăng nhanh nguồn vốn cho đầu tư phát triển, góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với nhiều kỳ hạn khác nhau theo hướng gia tăng vốn huy động có thời hạn dài, áp dụng linh hoạt lãi suất huy động để mở rộng quy mô đầu tư trung và dài hạn phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tếở địa phương.

68

* Kết luận Chương 3

Trên đây là những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay

đánh bắt thủy sản tại Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre. Việc tìm ra những giải pháp trên hết sức cần thiết vì cho vay đánh bắt thủy sản tại Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay, việc tập trung cho vay lĩnh vực này sẽ không tránh khỏi xảy ra rủi ro tín dụng. Mặc khác, khai thác thủy sản vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của Huyện Ba Tri nói riêng mà của các địa phương giáp biển nói chung. Việc tăng cường đầu tư vốn hỗ

trợ cho ngư dân vươn khơi bám biển theo chủ trương của Chính Phủ sẽ giúp ngành nghề này phát triển có hiệu quả hơn, bền vững hơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Quốc gia.

69

KẾT LUẬN

Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre nằm trên địa bàn Huyện Ba Tri với đa số dân cư sống chủ yếu dựa vào môi trường nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Nhu cầu về vốn phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, thủy sản là rất lớn nên vai trò của chi nhánh để đáp ứng nhu cầu đó là rất quan trọng. Hiệu quả từ đồng vốn tín dụng đã thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của huyện ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre không thể tránh khỏi những rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản.

Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã thực hiện được một số nội dung sau:

1. Hệ thống hoá các loại rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng và những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản.

2. Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre.

3. Với những số liệu thực tiễn, luận văn đã đề xuất những giải pháp hạn chế

rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre.

4. Luận văn đã trình bày cụ thể các giải pháp về bám sát quy trình tín dụng, nâng cao năng lực thẩm định trong lĩnh vực khai thác thủy sản cũng nêu lên các khuyến nghị, đề xuất với các đơn vị có liên quan. Có như vậy mới góp phần nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời trở thành động lực cho chi nhánh hoàn thành chỉ

tiêu kế hoạch kinh doanh đã đề ra, đảm bảo an toàn vốn. Những mặt hạn chế của nghiên cứu :

Thứ nhất, Đề Tài đã tìm hiểu những lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng trong ngân hàng và kinh nghiệm của một số ngân hàng, tập

70

đánh bắt thủy sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre. Những tài liệu nghiên cứu chỉ mang tính cục bộ xung quanh huyện Ba Tri.

Thứ hai, Thông qua việc đánh gi á cục bộ n hữn g ưu điểm cũng như các hạn chế cùng với các nguyên nhân của nó trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng của trong cho vay đánh bắt thủy sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre.

Trong quá trình thực hiện luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả

rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy Cô, Quý Ban lãnh đạo Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre và những ai quan tâm đến đề tài luận văn này.

71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Tuấn Anh (2012), “Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế

Quốc dân, Hà Nội.

2. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về

chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

3. Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 07 năm 2014 của Chính phủ về

một số chính sách phát triển thủy sản.

4. Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về

chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

5. Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2019 của Chính phủ quy

định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

6. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2014), Giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

7. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2016), Giáo trình “Quản trị kinh doanh ngân hàng II”, Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

8. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2017), Tài liệu bài giảng “Quản trị kinh doanh ngân hàng ”.

9. Hoàng Huy Hà (2012), “Việc áp dụng những tiêu chuẩn an toàn hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành 2012, NHNN Việt Nam, Hà Nội.

10. TS. Đoàn Thị Hồng (2017), Tài liệu bài giảng “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

11. TS. Trần Thị Kỳ “Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại Việt Nam”.

12. Nguyễn Hùng Tiến (2016), “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

72

13. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2016-2017-2018 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Bến Tre. 14. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2016-2017-2018 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre.

15. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng

đối với khách hàng.

16. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập và sử

dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

17. Quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về việc ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

18. Quyết định số 888/QĐ-NHNo-HSX ngày 29 tháng 08 năm 2014 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về việc ban hành Quy định cho vay vốn theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 07 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

19. Quyết định số 317/QĐ-NHNo-HSX ngày 17 tháng 03 năm 2015 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Quyết định số 888/QĐ-NHNo-HSX.

20. Quyết định số 515/QĐ-HĐTV-HSX ngày 31 tháng 07 năm 2015 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về việc ban hành Quy chế cấp tín dụng phục vụ chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số

55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ .

21. Quyết định số 220/QĐ-NHNo-HSX ngày 03 tháng 03 năm 2016 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về việc ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng vay vốn theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07

73

tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

22. Quyết định số 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09 tháng 03 năm 2017 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay

đối với khách hàng trong hệ thống Agribank.

23. Quyết định số 838/QĐ-NHNo-KHL ngày 25 tháng 05 năm 2017 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về việc ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng pháp nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

24. Quyết định số 839/QĐ-NHNo-HSX ngày 25 tháng 05 năm 2017 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về việc ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

25. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ

chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

26. Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 03 năm 2014 của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện ba tri tỉnh bến tre (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)