9. Kết cấu luận văn
3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định năng lực của khách hàng, hiệu quả của dự
án
- Đối với năng lực của khách hàng: cán bộ thẩm định cần làm rõ mục đích vay của khách hàng có hợp pháp, có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành không, xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng. Đối với lịc sử quan hệ tín dụng của khách hàng cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC), Chính quyền địa phương sở tại, các khách hàng truyền thống cùng nơi cư trú để nắm bắt được năng lực tài chính của khách hàng.
- Đối với thẩm định hiệu quả dự án đầu tư: phân tích tính khả thi, logic của các số liệu do khách hàng cung cấp, có sự so sánh số liệu của dự án được thẩm định với
64
các dự án có liên quan đang triển khai đầu tư, so sánh sản phẩm của dự án với sản phẩm thay thế khi có biến động của thị trường. Phân tích tình hình tài chính của dự
án mà khách hàng vay vốn thông qua các tỷ số tài chính như NPV, IRR.
- Về xác minh thu nhập của cá nhân vay tiền: cán bộ tín dụng phải xác định
được nguồn trả nợ của cá nhân vay tiền như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ
thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản. Theo dõi dòng tiền của dự án bằng cách đề
nghị khách hàng thực hiện thanh toán thông qua tài khoản ngân hàng để nắm bắt kịp thời hiệu quả của dự án cũng như khả năng trả nợ.
- Các biện pháp bảo đảm tiền vay là điều kiện rất quan trọng để ngân hàng cấp tín dụng ngoài việc thẩm địch tính khả thi của dự án đầu tư và là nguồn tài sản dùng
để trả nợ vay cho ngân hàng. Vì vậy, việc thẩm định tính pháp lý, giá trị, thời gian khấu hao, tính thanh khoản của tài sản bảo đảm là vô cùng cần thiết trước khi quyết
định cho vay.
3.2.4. Nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng cho vay đánh bắt thủy sản
Theo kết quả nghiên cứu trong Chương 2, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng cũng ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro trong cho vay đánh bắt thủy sản. Vì vậy, đội ngũ
cán bộ tín dụng cần phải được đào tạo thêm kinh nghiệm về cho vay lĩnh vực đánh bắt thủy sản thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn, đi thực tế tại địa phương cũng như
các địa bàn khác có cùng lĩnh vực đầu tư.
Việc có được các kinh nghiệm trong thẩm định cho vay lĩnh vực khai thác thủy sản không thể học tập trong thời gian ngắn mà phải trải qua quá trình công tác lâu dài đúc kết được. Chính vì vậy, các lãnh đạo, cán bộ làm việc lâu năm, có kinh nghiệm cần phải hướng dẫn cho những cán bộ trẻ nắm rõ các khâu trong quy trình thẩm định cho vay. Hơn thế nữa, các khâu trong quy trình thẩm định cần có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽđể hạn chếđến mức tối thiểu rủi ro có thể xảy ra.
Một điều chúng ta có thể dễ nhận thấy đó là quy trình nghiệp vụ có chặt chẽ đến đâu nhưng những con người thực hiện quy trình ấy không có đạo đức nghề
nghiệp thì quy trình đó sẽ bị phá vỡ. Chính vì vật, việc hoàn thiện con người là một vấn đề hết sức quan trọng. Trước hết, việc tuyển chọn nhân sựđầu vào kỹ lưỡng là
65
trọng đến. Ngoài ra, trong quá trình tác nghiệp, bộ phận giám sát cần chú ý theo dõi diễn biến, nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của đội ngũ trực tiếp làm công tác tín dụng để có bước hướng dẫn, hỗ trợ, xử lý kịp thời các tiêu cực có thể xảy ra gây
ảnh hưởng đến quy trình tín dụng dẫn đến rủi ro.