Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện ba tri tỉnh bến tre (Trang 27)

9. Kết cấu luận văn

1.4.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Có 3 nhóm nguyên nhân dẫn đến rủi ro

- Các nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng:

+ Do không quản lý chặt chẽ thanh khoản dẫn đến thiếu khả năng chi trả. + Cho vay và đầu tư quá liều lĩnh, trong cho vay ngân hàng tập trung nguồn vốn quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế nào đó, trong đầu tư

ngân hàng chú trọng đầu tư vào một loại chứng khoán có rủi ro cao.

+ Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không

đầy đủ dẫn đến cho vay hoặc đầu tư không hợp lý.

14

+ Do cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trình độ

nghiệp vụ.

- Các nguyên nhân thuộc về phía khách hàng:

+ Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý. + Sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả.

+ Do sản xuất kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụđược. + Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản.

+ Chủ doanh nghiệp, công ty, cá nhân vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo,…

+ Do mất đoàn kết trong nội bộ ban quản trị điều hành.

- Các nguyên nhân khách quan có liên quan đến môi trường hoạt động kinh doanh:

+ Do thiên tai, hỏa hoạn, sự kiện bất ngờ xảy đến.

+ Tình hình an ninh, chính trị trong nước, cũng như trong khu vực không ổn

định.

+ Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế dẫn đến tỷ giá hối đoái biến động bất thường.

+ Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô. 1.4.4. Lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng

1.4.4.1. Lượng hóa rủi ro tín dụng

Là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từđó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng nhưđể trích lập dự phòng rủi ro. Sau đây là các mô hình được áp dụng tương đối phổ biến:

* Mô hình chất lượng 6C:

(1) Tư cách người vay (Character)

Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng hay không, đồng thời xem

15

thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như từ Trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ ngân hàng bạn, từ các cơ quan thông tin đại chúng…

(2) Năng lực của người vay (Capacity)

Tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia. Đòi hỏi người đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

(3) Thu nhập của người vay (Cash)

Trước hết, phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ

doanh thu bán hàng hay thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán…

(4) Bảo đảm tiền vay (Collateral)

Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể

dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.

(5) Các điều kiện (Conditions)

Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng theo từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thâu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương theo từng thời kỳ.

(6) Kiểm soát (Control)

Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp có liên quan và quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không? [9]

* Mô hình điểm số Z (Z – Credit scoring model):

Đây là mô hình do E.I. Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người đi vay và phụ thuộc vào:

- Trị số của các chỉ số tài chính của người vay.

- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.

Từđó Altman đã xây dựng mô hình điểm như sau: Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5 Trong đó:

16

X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản

X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản

X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạch toán của nợ

X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản

Trị số Z càng cao, thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp. Ngược lại, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có

điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao. [9]

* Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:

Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở

hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác. Bảng dưới đây là những hạng mục và điểm thường được sử dụng tại các ngân hàng

ở Mỹ.

- Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:

Số Thứ Tự Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm

1

Ngh nghip ca người vay

- Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh 10

- Công nhân có kinh nghiệm 8

- Nhân viên văn phòng 7

- Sinh viên 5

- Công nhân không có kinh nghiệm 4

- Công nhân bán thất nghiệp 2

2

Trng thái nhà

- Nhà riêng 6

- Nhà thuê hay căn hộ 4

- Sống cùng bạn hay người thân 2

3 Xếp hng tín dng

17

- Trung bình 5

- Không có hồ sơ 2

- Tồi 0

4

Kinh nghim ngh nghip

- Nhiều hơn 1 năm 5 - Từ 1 năm trở xuống 2 5 Thi gian sng ti địa ch hin hành - Nhiều hơn 1 năm 2 - Từ 1 năm trở xuống 1 6 Đin thoi cđịnh - Có 2 - Không có 0 7 S người sng cùng (ph thuc) - Không 3 - Một 3 - Hai 4 - Ba 4 - Nhiều hơn ba 2 8

Các tài khon ti ngân hàng

- Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành séc 4

- Chỉ tài khoản tiết kiệm 3

- Chỉ tài khoản phát hành séc 2

- Không có 0

Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 mục tiêu trên là 43

điểm, thấp nhất là 9 điểm. Giả sử ngân hàng biết mức 28 điểm là ranh giới giữa khách hàng có tín dụng tốt và khách hàng có tín dụng xấu, từ đó ngân hàng hình thành khung chính sách tín dụng theo mô hình điểm số như sau:

Tổng sốđiểm của khách hàng Quyết định tín dụng

18

29 – 30 điểm Cho vay đến 500 USD 31 – 33 điểm Cho vay đến 1.000 USD 34 – 36 điểm Cho vay đến 2.500 USD 37 – 38 điểm Cho vay đến 3.500 USD 39 – 40 điểm Cho vay đến 5.000 USD 41 – 43 điểm Cho vay đến 8.000 USD [9]

1.4.4.2. Đánh giá rủi ro tín dụng

Các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng là: a) Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn Dư nợ quá hạn

Tổng dư nợ cho vay 100%

Quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước cho phép dư nợ quá hạn của các Ngân hàng thương mại không được vượt quá 3%, nghĩa là trong 100 đồng vốn ngân hàng bỏ ra cho vay thì nợ quá hạn tối đa chỉđược phép là 03 đồng.

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi

đã quá hạn.

Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Đểđảm bảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được phân loại theo thời gian và được phân chia theo thời hạn thành 3 nhóm:

+ Nợ quá hạn dưới 90 ngày: Nợ cần chú ý.

+ Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày: Nợ dưới tiêu chuẩn. + Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày: Nợ nghi ngờ. + Nợ quá hạn trên 361 ngày: Nợ có khả năng mất vốn.

Do việc phân loại chất lượng tín dụng được tính theo thời gian như vậy, nên những khoản tín dụng ở Việt Nam tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì rằng những khoản nợ đã quá hạn do khách hàng không còn khả năng thanh toán, nhưng vì một lý do nào

đó được Ngân hàng gia hạn nợ, thì khoản nợ trên sẽ trở thành nợ trong hạn và không được trích dự phòng, khách hàng không được xếp vào diện cần theo dõi.

19

khả năng trả nợ mong manh, nhưng vẫn chưa được xếp vào loại nợ xấu để tiến hành những biện pháp phòng ngừa. (Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng

để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).[25]

b) Tỷ trọng nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay

Nợ xấu: là những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày mà không có khả năng thu hồi và không được tái cơ cấu.

Tại Việt Nam, nợ xấu bao gồm những khoản nợ quá hạn có hoặc không thể

thu hồi, nợ liên quan đến các vụ án chờ xử lý và những khoản nợ quá hạn không

được Chính phủ xử lý rủi ro.

Nợ xấu (hay các tên gọi khác của chúng như nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không thểđòi…) là khoản nợ mang các đặc trưng sau:

- Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn.

- Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.

- Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trãi nợ gốc và lãi.

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, nợ xấu của tổ chức tín dụng bao gồm các nhóm nợ như sau:

Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ

chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn

đã cơ cấu lại.

Nhóm nợ nghi ngờ: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả

năng tổn thất cao. Bao gồm:

20

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

Nhóm nợ có khả năng mất vốn: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; + Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý;

+ Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại.

Theo quy định hiện nay, tỷ lệ này phải dưới 3%.[16] c) Hệ số rủi ro tín dụng

Hệsốrủirotíndụng Tổngsưnợchovay

Tổngtàisảncó 100%

Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia thành ba nhóm:

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: Là những khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng.

Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. - Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: Là những khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng. Đây cũng là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: Là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư

nợ cho vay của ngân hàng nên ta có công thức sau:

Hệsốrủirotíndụng

Tổngdưnợcủacáckhoảnchovay cóchấtlượngtrungbình

21

1.5. Đặc điểm của cho vay đánh bắt thủy sản

1.5.1. Đặc điểm của khách hàng vay vốn đánh bắt thủy sản

Khách hàng vay vốn đánh bắt thủy sản có những đặc điểm như sau:

- Là người dân tại địa phương, có kinh nghiệm nhiều năm trong lãnh vực đánh bắt thủy sản.

- Địa điểm hoạt động đánh bắt thủy sản rộng lớn. - Hoạt động dựa trên kinh nghiệm dân gian là chủ yếu.

- Nhân công lao động chủ yếu từ người lao động tại địa phương và các tỉnh giáp biển như Cà Mau, Kiên Giang, An Giang,…

- Vốn dùng để hoạt động khai thác thủy sản khá lớn như chi phí đóng tàu, lương thuyền viên, dầu, nước đá,….

1.5.2. Đặc điểm của cho vay đánh bắt thủy sản

- Thông thường là cho vay trung, dài hạn vì thời gian hoàn vốn vaycủa một dự án đóng tàu dao động từ 05 năm đến 10 năm.

- Vốn tự có của khác hàng thường chiếm tỷ lệ trung bình từ 25% đến 30% so với tổng nhu cầu về vốn.

- Tàu cá khai thác thủy sản đa số là tàu vỏ gỗ nên được tu sửa thường xuyên hàng năm do môi trường hoạt động trong điều kiện nước biển.

- Tài sản bảo đảm của khách hàng thường là tàu cá chiếm tỷ lệ lớn, phần còn lại là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

1.6. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản sản

1.6.1. Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định

- Giá cả các mặt hàng thủy sản biến động do thị trường xuất khẩu chậm lại. - Chất lượng các mặt hàng thủy sản không đủ bảo đảm để người tiêu dùng lựa chọn.

- Giá các nguyên vật liệu đầu vào biến động tăng như: giá dầu, nhớt, nước

đá,…làm giảm lợi nhuận gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ. 1.6.2. Rủi ro do điều kiện tự nhiên chưa thuận lợi

22

- Mưa bão nhiều gây ảnh hưởng đến khả năng khai thác cũng như gây rủi ro hư hỏng tàu cá. Khi tàu cá bị hư hỏng hoặc chìm sẽ không có khả năng tạo ra thu nhập để trả nợ vay.

- Lượng thủy sản giảm do nhiều nguyên nhân: ô nhiễm, khai thác quá mức, môi trường, nhiệt độ nước biển thay đổi sẽ làm giảm doanh thu đồng thời ảnh hưởng đến nguồn tiền trả nợ vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện ba tri tỉnh bến tre (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)