9. Kết cấu luận văn
2.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội Huyện Ba Tr
2.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre Tỉnh Bến Tre
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Bến Tre là một trong 13 tỉnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long, được hợp thành bởi ba dãy cù lao lớn là: cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh. Do phù sa của bốn nhánh sông bồi đắp là: sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên. Bến Tre có tám huyện và một thành phố bao gồm : Huyện Châu Thành, Huyện Chợ Lách, Huyện Thạnh Phú, Huyện Mỏ Cày Nam, Huyện Mỏ Cày Bắc, Huyện Giồng Trôm, Huyện Ba Tri, Huyện Bình Đại và Thành phố Bến Tre.
Huyện Ba Tri có diện tích tự nhiên là 355km2, nằm ở phía đông cù lao Bảo, phía bắc giáp uyện Bình Đại, có chung ranh giới con sông Ba Lai, phía nam giáp Huyện Thạnh Phú, có chung ranh giới con sông Hàm Luông, phía đông giáp biển với chiều dài bờ biển gần 22km, phía tây giáp Huyện Giồng Trôm.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Tính đến năm 2018, dân số của Huyện Ba Tri khoảng 250.000 người, bao gồm 24 xã và một thị trấn. Mật độ dân số vào khoảng 694 người/ km2. Đây là một yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế của Huyện.
Cơ cấu kinh tế của huyện gồm có 3 khu vực: khu vực 1 (nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản), khu vực 2 (công nghiệp - xây dựng), khu vực 3 (dịch vụ). Trong
đó, khu vực 1 chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hai mũi nhọn kinh tế trọng điểm là chăn nuôi bò và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
Tính đa dạng phong phú của các loại cây trồng, vật nuôi, các ngành nghề
khác đã tạo ra khả năng sản xuất và thu nhập thường xuyên ở các tháng trong năm. Tuy nhiên mức độ đều đặn, thường xuyên tùy thuộc vào khả năng vốn và tổ chức quản lý của mỗi hộ sản xuất.
28
Trong năm 2018 tình hình kinh tế - xã hội của Huyện Ba Tri được giữ vững và tiếp tục phát triển. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, với việc hệ
thống thủy lợi được tập trung đầu tư, các kênh nội đồng được nạo vét và mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông - lâm - thủy sản. Công tác chuyển đổi cây trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được đẩy mạnh, đồng thời triển khai có kết quả các chương trình khuyến nông nên sản xuất nông nghiệp
đạt kết quả khá khả quan. Trong đó, tổng sản lượng lúa trên 104.600 tấn; chăn nuôi phát triển mạnh, tổng đàn bò trên 99.000 con; tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản trên 120.000 tấn. Ngoài ra, huyện đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể,
đã thành lập mới 5 hợp tác xã, nâng tổng số toàn huyện có 10 Hợp tác xã hoạt động hiệu quả trên lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản. Từ đó, thúc đẩy giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trong năm tăng khá, đạt 4.818 tỷđồng.
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tiếp tục tăng tưởng khá, tổng giá trị sản xuất đạt 1.336 tỷđồng, tăng 9,96% so với năm 2016. Đạt
được giá trị trên, trong năm huyện quan tâm thực hiện Chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, qua đó đã thành lập mới 54 doanh nghiệp, nâng tổng số toàn huyện là 218 doanh nghiệp hoạt động; hiện tại Cụm Công nghiệp Thị Trấn - An Đức đã hoàn thiện, có 07 doanh nghiệp đầu tư (diện tích 7,76 ha) và có 03 doanh nghiệp đang xin chủ trương đầu tư vào cụm công nghiệp này. Ngoài ra, tập trung xây dựng hoàn thiện Cụm công nghiệp An Hòa Tây với diện tích 50ha, hiện nay có 2 doanh nghiệp đang khảo sát để xin đầu tư.Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 3.900 tỷ đồng, tăng 12,36 % so năm 2016. Thu ngân sách đạt khá, tổng thu ngân sách là 670 tỷ đồng, đạt 119,78% kế hoạch, tăng 251,4%. Trong đó thu trên địa bàn: 164,132 tỷ đồng, đạt 205,09% kế hoạch, tăng 82,9%.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2018 đạt 2.342 tỷ đồng, tăng 9,6%, bao gồm: vốn đầu tư ngân sách nhà nước ước tính 207 tỷđồng chiếm 8,83%; khu vực tư nhân, dân cưđạt 2.135 tỷđồng, chiếm 91,17%.
29
2.2. Giới thiệu sơ lược lịch sử hình thành và phát triển hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Phát triển Nông thôn Việt Nam
2.2.1.1. Lịch sử hình thành
Ngày 26 tháng 3 năm 1988, Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 53/HĐBT thành lập các Ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp
được thành lập trên cơ sở một số Cục, Vụ Ngân hàng Nhà nước Trung ương; các chi nhánh trực thuộc được tách ra từ các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố và tiếp nhận toàn bộ mạng lưới, con người, bộ máy, cơ sở vật chất,... của các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, thị.[34]
Ngày 15 tháng 11 năm 1996 được Thủ tướng ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tên tiếng Anh là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, tên viết tắt là: Agribank) hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được xác định thêm nhiệm vụđầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng
đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.[34]
2.2.1.2. Quá trình phát triển
Thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
30
Nam là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến cuối tháng 12 năm 2018, vị thế dẫn đầu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:
- Tổng nguồn vốn: đạt gần 01 triệu 100 ngàn tỷđồng. - Vốn tự có: 69.811 tỷđồng.
- Tổng tài sản: đạt gần 01 triệu 200 ngàn tỷđồng. - Tổng dư nợ: gần 900 ngàn tỷđồng.
- Mạng lưới hoạt động: 2233 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. - Nhân sự: 35.135 cán bộ.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hiện có 8 công ty trực thuộc, 3 trung tâm. Đầu tư thương mại với 17 đơn vị là các ngân hàng trong nước, các công ty, quỹ,... [34]
Trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và nhận thức rõ vai trò của các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng truyền thống, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chú trọng giới thiệu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ
ngân hàng tiện ích tiên tiến, điển hình là các dịch vụ Mobile Banking như: SMS Banking, VnTopup, E-mobile Banking...; kết nối thanh toán với Kho bạc, Hải quan trong việc phối hợp thu ngân sách; Internet Banking; phát hành được trên bốn triệu thẻ các loại.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD)… tin tưởng giao phó triển khai 136 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 4,2 tỷ USD, số giải ngân hơn 2,3 tỷ USD.
31
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ
cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tếđất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “tam nông”. Trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dư nợ.
Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của ngân hàng, khách hàng, đối tác và cộng đồng.
2.2.2. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre (Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre) là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Bến Tre (Agribank Chi nhánh Tỉnh Bến Tre), được ra đời và phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển của Agribank Chi nhánh Tỉnh Bến Tre vào năm 1988.
Tháng 3 năm 1988, Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành Nghịđịnh số 53 với định hướng cơ bản là chuyển Ngân hàng sang hoạt động kinh doanh theo định hướng Chủ Nghĩa Xã Hội. Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp Việt Nam được thành lập từ
Trung Ương đến địa phương tỉnh, huyện. Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp Huyện Ba Tri cũng được hình thành ngay trong thời gian này.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này hệ thống Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp mới chỉ là bước đầu tiếp xúc với thị trường, chưa thể hiện rõ vai trò, chức năng của Ngân hàng Thương mại. Nghị định 53 của Hội Đồng Bộ Trưởng chưa phân định rạch ròi chức năng, nhiệm vụ hệ thống Ngân hàng hai cấp, là chức năng quản lý
32
Nhà nước và chức năng kinh doanh tiền tệ, còn chồng chéo chưa có một cơ chế
thống nhất.
Tháng 11 năm 1996, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Quyết định số 280
đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre được mang tên này từ đó
đến nay và chịu trách nhiệm quản lý kinh doanh tiền tệ trên địa bàn Huyện Ba Tri, và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh, chịu sự giám sát của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Bến Tre. 2.2.2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức, mạng lưới tổ chức hoạt động
Đến cuối năm 2018, bộ máy tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre gồm:
- Một chi nhánh huyện đặt tại Thị trấn Ba Tri.
- Hai phòng giao dịch đặt tại xã Tân Thủy và xã Mỹ Chánh. Cơ cấu các Phòng, Ban tại chi nhánh hiện nay gồm:
- Ban Giám đốc. - Phòng Kế hoạch Kinh doanh. - Phòng Kế toán và Ngân quỹ. - Phòng dịch vụ và marketing. - Phòng Tổng hợp. - Phòng giao dịch Mỹ Chánh. - Phòng giao dịch Tiệm Tôm.
Tổng số lao động của chi nhánh đến cuối năm 2018 là 49, trong đó nam là 21 và nữ là 28. Trong tổng số lao động có 80,50% có trình độ đại học.
* Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng, ban:
+ Ban Giám đốc: gồm có hai người, trong đó có một Giám đốc và một Phó Giám đốc.
- Giám đốc: chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của các phòng ban của chi nhánh, quyết định các vấn đề có liên quan đến tổ chức cán bộ nhân viên và kinh doanh của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ngân hàng Nông
33
- Phó Giám đốc phụ trách về tín dụng: Phó Giám đốc có nhiệm vụ hỗ trợ
cùng Giám đốc trong các mặt nghiệp vụ và giám sát hoạt động của các bộ phận trực thuộc.
+ Phòng Kế hoạch Kinh doanh: gồm có một Trưởng phòng, một Phó phòng và các nhân viên.
Nhiệm vụ của phòng này là nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh doanh trong lĩnh vực tín dụng, nguồn vốn, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách
ưu đãi với từng loại khách hàng, nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ
sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền.
Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng. Tiếp nhận thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề
xuất hướng khắc phục.
Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh, thường xuyên đôn đốc thực hiện các chương trình đã được Giám đốc phê duyệt và có trách nhiệm thông báo cho các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn, và các phòng ban nghiệp vụ có liên quan. Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn theo
định hướng kinh doanh của Chi nhánh cấp trên cũng nhưđịnh hướng phát triển kinh tế - xã hội của Huyện Ủy, Ủy Ban Nhân Dân Huyện.
Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán chỉ tiêu kế
hoạch các chi nhánh trực thuộc. Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn huyện. Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn huyện. Tổng hợp, báo cáo và phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao.
34
+ Phòng Kế toán và Ngân quỹ: gồm có một Trưởng phòng, hai Phó phòng và các nhân viên.
Nhiệm vụ chủ yếu là kiểm đếm, thu chi tiền mặt khi giao dịch với khách hàng. Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và các nghiệp vụ thanh toán theo quy định ngân hàng cấp trên. Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng phát sinh, từđó kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong hạch toán kế toán.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính.