Hướng đến cho vay theo chuỗi liên kết giữa người đóng tàu ngư dân ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện ba tri tỉnh bến tre (Trang 66)

9. Kết cấu luận văn

3.2.1. Hướng đến cho vay theo chuỗi liên kết giữa người đóng tàu ngư dân ngườ

nguồn vốn cho vay cũng như nguồn thu nhập để trả nợ

a) Sự cần thiết và mục tiêu xây dựng phương án Sự cần thiết phải xây dựng phương án

- Thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng tín dụng của Agribank chi nhánh huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre theo định hướng phát triển tín dụng của Agribank trong hiện tại và tương lai.

53

67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản của Chính phủ.

- Xây dựng chương trình cho vay, gói sản phẩm tín dụng ưu đãi đối với khách hàng lớn, khách hàng truyền thống, các tập đoàn kinh tế, Doanh nghiệp, hộ kinh doanh có hiệu quả, uy tín, nâng sức cạnh tranh với các TCTD khác trên địa bàn.

- Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn hợp lý đối với từng đối tượng khách hàng, ngành hàng, nhất là các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ gia đình sử dụng nhiều lao động…nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

- Triển khai hoạt động cấp tín dụng khép kín dựa trên chuỗi liên kết từ khâu sản xuất, thu mua chế biến đến tiêu thụ và xuất khẩu. Đặc biệt là chuỗi liên kết giữa Doanh nghiệp – Hộ sản xuất, liên kết giữa người sản xuất - kinh doanh – tiêu thụ

sản phẩm, chuỗi liên kết giữa Ngân hàng – Chủđầu tư – Nhà thầu – Nhà cung cấp, nhằm tạo mối quan hệ tương tác thúc đẩy cùng phát triển tạo ra giá trị, hiệu quả cao hơn.

Hiện nay, khách hàng có nhu cầu vay vốn để cải hoán, đóng mới tàu cá

đánh bắt xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá. Đây là hoạt động gắn với mối liên kết chuỗi từ sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu, nhưng hiện tại hoạt

động vay vốn của khách hàng chỉ thực hiện đơn lẻ, khoản vay thường chi trả bằng tiền mặt, Ngân hàng khó kiểm soát được dòng tiền của khách hàng, lĩnh vực đầu tư

tiềm ẩn rủi ro lớn, hoạt động cấp tín dụng đối với lĩnh vực khai thác đánh bắt thủy sản chưa đảm bảo tính an toàn cao.

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng khâu tham gia hoạt

động chuỗi trong lĩnh vực khai thác, đánh bắt thủy sản, tạo ra mối liên kết hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao giá trị sản xuất kinh doanh, hạn chế rủi ro, gắn kết hoạt động tín dụng của Ngân hàng phù hợp với thực tiễn hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản của khách hàng đảm bảo tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ cho vay, tạo cơ sở phát triển bền vững trong đầu tư phát triển kinh tế biển của địa phương. Vì vậy, việc xây dựng “Phương án cho vay theo chuỗi liên kết khai thác, đánh bắt thủy

54

sản” là hết sức cần thiết và phù hợp với chủ trương của Chính phủ, NHNN và của Agribank.

Mục tiêu của phương án

- Phục vụ đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Ba Tri nói riêng và cua tỉnh Bến Tre nói chung.

- Thúc đẩy kinh tế thủy sản phát triển bền vững, nâng cao hoạt động của chuỗi liên kết.

- Tăng trưởng dư nợ đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng an toàn, hiệu quả, hạn chế rủi ro:

+ Kiểm soát được quá trình sử dụng vốn của khách hàng thông qua kiểm soát dòng tiền, hóa đơn, chứng từ, hợp đồng dịch vụ đầu vào, đầu ra (từ cung ứng dịch vụ đầu vào, đánh bắt thủy sản, thu mua, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm thủy sản).

+ Đảm bảo phương tiện thanh toán trong giải ngân vốn vay theo đúng quy

định tại Thông tư số 21/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017 của NHNN. - Bán chéo sản phẩm tăng thu dịch vụ.

- Thu hút và phát triển khách hàng qua liên kết chuỗi.

- Khách hàng tiết kiệm thời gian đi lại trong việc thanh toán mua bán hàng hóa, giảm dần tập tục thanh toán đơn lẻ qua nhiều khâu dẫn đến thiếu hụt, mất mát rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

b) Đối tượng và phạm vi của phương án

- Đối tượng tham gia phương án chủ yếu là các khách hàng ở các xã thuộc địa bàn Huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú (bao gồm các cơ sở đóng tàu; dịch vụ hậu cần, chủ tàu đánh bắt thủy sản; các cơ sở cung ứng nhiên vật liệu, thực phẩm; các cơ sở thu mua, chế biến, tiêu thụ thủy sản qua khai thác đánh bắt;…).

55

- Phạm vi của phương án giới hạn ở ngành khai thác đánh bắt thủy sản xa bờ đối với những khách hàng vay ở huyện Ba Tri và các bên cung ứng sản phẩm dịch vụ tại huyện Bình Đại, Thạnh Phú.

c) Quy trình cho vay, thu nợ theo chuỗi liên kết Đối tượng cho vay

Các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân được cấp phép sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật, phục vụ cho ngành đánh bắt thủy sản xa bờ. Bao gồm các nhu cầu vốn:

- Đóng mới và sửa chữa, cải hoán tàu đánh bắt thủy sản xa bờ. - Cơ khí phục vụđánh bắt thủy sản xa bờ.

- Kinh doanh gỗ phục vụđóng mới và sửa chửa nâng cấp tàu đánh bắt thủy sản xa bờ.

- Sản xuất nước đá phục vụđánh bắt thủy sản xa bờ. - Dầu, nhớt phục vụđánh bắt thủy sản xa bờ.

- Bao bì bảo quản thủy sản.

- Lương thực, thực phẩm phục vụđánh bắt thủy sản xa bờ. - Chi phí phục vụđánh bắt thủy sản xa bờ theo chuyến.

- Thu mua, sơ chế, chế biến, tiêu thụ thủy sản (kể cả xuất khẩu)….

Điều kiện vay vốn

Ngoài các điều kiện cho vay theo quy chế tín dụng hiện hành của Agribank (ban hành kèm theo Quyết định số: 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/03/2017 của Hội

đồng thành viên Agribank), các khách hàng vay phải có thêm các điều kiện sau: - Có hợp đồng liên kết.

- Mở tài khoản thanh toán và sử dụng sản phẩm dịch vụ tại Agribank nơi cho vay.

56

- Ngân hàng giải ngân thanh toán trực tiếp cho bên thụ hưởng qua tài khoản thanh toán mở tại Agribank nơi cho vay.

• Phương án cho vay theo hợp đồng liên kết theo chuỗi ngành đánh bắt thủy sản xa bờ còn thực hiện theo nguyên tắc: cho vay đối tượng thụ hưởng để thu nợđối tượng cung ứng đầu vào theo sơđồ tóm tắt như sau:

Hình 3.1: Sơ đồ quy trình cho vay, thu nợ theo chuỗi liên kết

(Nguồn: Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre)

- Cho vay khách hàng (1) để chuẩn bị vật tư, hàng hóa.

- Cho vay khách hàng (2) để hoạt động đánh bắt thủy sản xa bờ và sẽ thu nợ đối với khách hàng (1).

- Cho vay khách hàng (3) để thu mua sản phẩm của khách hàng (2) và sẽ thu nợđối với khách hàng (2).

- Khách hàng (3) bán các sản phẩm thủy sản qua chế biến cho các đối tác tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau, Sóc Trăng,… khi tiền về qua tài khoản thanh toán tại Agribank nơi cho vay sẽ thu nợđối với khách hàng (3).

d) Dự báo thuận lợi, khó khăn trong thực hiện phương án

• Thuận lợi

- Phù hợp với chủ trương của Chính phủ, NHNN.

Cho vay KH kinh doanh (1):

- Đóng mới, sửa chữa, cải hoán tàu cá. - Kinh doanh gỗ. - Cơ khí, đồ sắt. - Dầu, nhớt. - Bao bì. - Lương thực, thực phẩm. - Cơ sở đánh dây, mua bán ngư lưới cụ, sơn nước, nhựa composite.

Cho vay KH kinh doanh (1):

- Đóng mới, sửa chữa, cải hoán tàu cá. - Kinh doanh gỗ. - Cơ khí, đồ sắt. - Dầu, nhớt. - Bao bì. - Lương thực, thực phẩm. - Cơ sở đánh dây, mua bán ngư lưới cụ, sơn nước, nhựa composite.

Cho vay KH chủ tàu cá (2):

- Vốn cố định: đóng mới, sửa chữa, cải hoán tàu cá. - Vốn lưu động: Chi phí /1 chuyến đánh bắt thủy sản (dầu, nhớt, nước đá, bao bì, lương thực, thực phẩm, nhân công,….

Cho vay KH chủ tàu cá (2):

- Vốn cố định: đóng mới, sửa chữa, cải hoán tàu cá. - Vốn lưu động: Chi phí /1 chuyến đánh bắt thủy sản (dầu, nhớt, nước đá, bao bì, lương thực, thực phẩm, nhân công,….

Cho vay KH thu mua, chế biến (3): - Thu mua sản phẩm từ các chủ tàu cá theo các hợp đồng tiêu thụ đã ký kết. - Chế biến sản phẩm thủy sản để tiêu thụ trong

nước, xuất khẩu.

Cho vay KH thu mua, chế biến (3): - Thu mua sản phẩm từ các chủ tàu cá theo các hợp đồng tiêu thụ đã ký kết. - Chế biến sản phẩm thủy sản để tiêu thụ trong

nước, xuất khẩu.

Hợp đồng Hợp đồng Hợp đồng Hợp đồng Thu nợ Thu nợ Thu nợ Thu nợ

57

- Đúng định hướng của Agribank trong cho vay tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn.

- Agribank nơi cho vay kiểm soát được dòng tiền của khách hàng vay, bảo

đảm an toàn vốn tín dụng.

- Đảm bảo phương tiện thanh toán trong giải ngân vốn vay theo đúng quy định tại Thông tư số 21/2017/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2017 của NHNN.

• Khó khăn

- Lượng tàu đánh bắt thủy sản xa bờ của Tỉnh Bến Tre tuy nhiều nhưng số

lượng tàu đánh bắt thủy sản xa bờ về các cảng cá ở Tỉnh Bến Tre (Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú) ngày càng giảm.

- Các chủ tàu đánh bắt thủy sản xa bờ thường mua dầu và bán sản phẩm ngay trên vùng biển hoạt động (từ các tàu hậu cần, tàu buôn trên biển).

- Một số chủ tàu đánh bắt thủy sản xa bờ đã ứng trước tiền của các cơ sở thu mua (có thể là các cơ sở ngoài Tỉnh Bến Tre).

- Chưa có chính sách rõ ràng về bao tiêu sản phẩm thì sản phẩm do ngư dân

đánh bắt có thể không bán được, hoặc bị thương lái ép giá, làm giảm giá trị sản xuất, phải bán sản phẩm nhiều nơi không cốđịnh, ảnh hưởng đến thực hiện phương án cho vay theo chuỗi liên kết.

- Cơ sơ bán máy tàu đánh bắt xa bờ xuất hóa đơn bán hàng bằng 30% giá trị

thực của máy đã xuất bán, ngân hàng không thể cho vay đúng giá trị thực của máy tàu theo yêu cầu của khách hàng.

• Giải pháp khắc phục

- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao các tàu đánh bắt thủy sản xa bờ không về các cảng cá ở Tỉnh Bến Tre (Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú) để tác động các Ban quản lý cảng cá có chính sách thu hút các tàu đánh bắt thủy sản xa bờ về các cảng cá ở

58

- Vận động các chủ tàu đánh bắt thủy sản xa bờ không mua dầu trên biển vì như vậy là vi phạm pháp luật và sẽ gặp nhiều rủi ro (dầu lậu, không có hóa đơn chứng từ,…).

- Cho vay đầy đủ các nhu cầu vốn hợp lý để các chủ tàu đánh bắt thủy sản xa bờ không ứng trước tiền bán sản phẩm từ các cơ sơ thu mua, chế biến.

- Vận động chủ tàu, đơn vị cung ứng, cơ sở thu mua chế biến thủy hải sản… ký kết hợp đồng mua bán, mở tài khoản tiền gửi thanh toán và đăng ký sử dụng các sản phẩm dịch vụ Agribank tại địa phương nhằm thuận tiện trong việc thanh toán, cập nhật kịp thời những thông tin tiền vay, tiền gửi … khách hàng khi cần thiết.

- Vận động Cơ sở bán máy tàu đánh bắt xa bờ xuất hóa đơn bán hàng đúng với giá trị thực của máy làm cơ sở ngân hàng xác định mức đầu tư cho vay phù hợp với quy định hiện hành.

- Cho vay bù đắp tài chính đối với khách hàng tham gia chuỗi liên kết để thanh toán (hoàn trả) tiền nhận ứng trước cho Cơ sở thu mua đã ứng trước tiền cho khách hàng (có chứng từ chứng minh kèm theo).

• Đánh giá hiệu quả khi tham gia thực hiện phương án

- Góp phần tăng trưởng tín dụng hiệu quả và bền vững trong tình hình cạnh tranh giữa các TCTD trên địa bàn Tỉnh Bến Tre hiện nay.

- Cải thiện tình hình thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn Tỉnh Bến Tre, tạo tâm lý an tâm cho người dân khi tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ của Agribank.

- Bán chéo được các sản phẩm ngoài tín dụng (tài khoản thanh toán, chuyển tiền trong nước,…), kiểm soát được dòng tiền.

- Thu nợ trực tiếp qua tài khoản nên giảm được áp lực thu hồi nợ vay đến hạn cho cán bộ tín dụng.

3.2.2. Bám sát Quy trình cho vay, những văn bản quy định cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ban hành

59

Hiện tại, Quyết định số 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09 tháng 03 năm 2017 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank đang được áp dụng trong toàn hệ thống. Quy trình đó được thực hiện qua 7 bước sau:

- Bước 1: Tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Người thẩm định tiếp nhận nhu cầu vay vốn, hướng dẫn khách hàng cung cấp các giấy tờ và thông tin cần thiết để thiết lập hồ sơ vay vốn.

Giới thiệu danh mục sản phẩm, dịch vụ của Agribank và phối hợp với các bộ

phận có liên quan hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ

nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng.

Phối hợp với bộ phận khách hàng (CIF) thực hiện đăng ký thông tin và cấp mã khách hàng theo quy định hiện hành của Agribank (nếu khách hàng chưa có mã).

- Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay, dự án đầu tư, phương án vay vốn. Người thẩm định tiến hành thu thập tài liệu, thông tin cần thiết về khách hàng, khoản vay để thực hiện các nội dung sau:

Rà soát, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn

Thu thập thông tin quan hệ tín dụng của khách hàng từ Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.

Chấm điểm xếp hạng khách hàng theo quy định của Agribank.

Đánh giá năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người

đứng tên vay và người thực hiện/ người tham gia thực hiện dự án, phương án vay vốn, trường hợp người vay vốn không đồng thời là người thực hiện dự án, phương án vay vốn.

Đánh giá tính hợp pháp của mục đích vay vốn.

Phân tích, đánh giá khả năng tài chính của khách hàng.

Phân tích, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án/ phương án vay vốn Việc áp dụng bảo đảm tiền vay và thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay.

Lập Báo cáo thẩm định, đề xuất cho vay/ không cho vay (trường hợp không

đồng ý cho vay phải nêu rõ lý do), ký nháy từng trang, ký và ghi rõ họ tên trên báo cáo thẩm định và trình người kiểm soát khoản vay.

60

Người kiểm soát khoản vay thực hiện:

Kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ và đầy đủ của bộ hồ sơ vay vốn Kiểm soát việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng

Kiểm soát nội dung báo cáo thẩm định nêu rõ ý kiến đồng ý/ không đồng ý với nội dung báo cáo thẩm định; đề xuất cho vay/ không cho vay, ký nháy từng trang, ký kiểm soát và ghi rõ họ tên trên báo cáo thẩm định.

- Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ và ký kết hợp đồng (tín dụng, bảo đảm tiền vay). Hồ sơ sau khi được kiểm soát được chuyển đến để người phê duyệt khoản vay quyết định.

Nếu từ chối cho vay: Thông báo từ chối cho vay bằng văn bản

Nếu đồng ý cho vay: Người phê duyệt khoản vay ghi ý kiến đồng ý, ký phê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện ba tri tỉnh bến tre (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)