Kiểm tra hồ sơ khách hàng,
2.3.2.2. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu
Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018, tình hình kinh tế Việt Nam có rất nhiều biến động do ảnh hưởng của cuộc khủng hoàng kinh tế năm 2008 đó là lạm phát tăng cao, tổng cầu giảm … đã làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp,
các nhân gặp nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn lớn nhất là người kinh doanh không đủ vốn để kinh doanh và trả nợ tiền vay do hàng tồn kho lớn không bán được, hàng hóa đã bán thì không thu tiền về được. Do đó dẫn đến nợ xấu của các Ngân hàng trong đó có Agribank chi nhánh Huyện Vĩnh Hưng tăng cao. Bảng biểu sau sẽ cho thấy rõ tình hình diễn biến nợ xấu của Agribank chi nhánh Huyện Vĩnh Hưng trong giai đoạn 2015 - 2018 như sau:
Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu tại Agribank chi nhánh Huyện Vĩnh Hưng giai đoạn 20 5 - 2018 Đơn vị: tỷ đồng, % Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 1. Dư nợ 842 986 1.025 1.146 2. Nợ xấu 21,1 28,1 50,7 37,8 Nhóm 3 2,1 4,9 3,8 3,9 Nhóm 4 8,5 12 1,1 3.2 Nhóm 5 10,5 11,2 45,8 30,7 3.Tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ AGRIBANK Vĩnh Hưng 2,51 2,85 4,95 3,3 4. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống AGRIBANK 1,84 2,44 3,25 1,62
(Nguồn: Agribank chi nhánh Huyện Vĩnh Hưng)
Nhìn vào bảng 2.8 ta có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của Agribank chi nhánh HuyệnVĩnh Hưng nhìn chung đều có biến động tăng trong giai đoạn 2015 - 2018. Do tác động, ảnh hưởng của kinh tế thế giới, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay năm 2011 tăng cao trung bình từ 19%/năm đến 21%/năm, làm cho nhiều khách hàng của Ngân hàng gặp khó khăn trong việc kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến việc trả lãi và gốc vốn vay. Lãi suất năm 2016, 2017, 2018 tuy đã giảm nhiều nhưng nợ xấu vẫn tăng cao do một số khách hàng có dư nợ lớn có nguy cơ tiềm ẩn từ lâu đến nay đã bộc lộ không trả nợ được, làm nợ xấu tăng nhanh trong khi Ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tăng trưởng dư nợ, sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt.
Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu tại Agribank chi nhánh Huyện Vĩnh Hưng phân theo đối tượng khách hàng
Đơn vị: tỷđồng Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Tổng nợ xấu 21,1 28,1 50,7 37,8 1.Tỷ lệ nợ xấu khách hàng cá nhân 5,6 13,8 36,6 24 2.Tỷ lệ nợ xấu khách hàng doanh nghiệp 15,5 14,3 14,1 13,8
(Nguồn: Agribank chi nhánh Huyện Vĩnh Hưng)
Tại chi nhánh, tỷ lệ nợ xấu qua các năm ở mức cao hơn so với quy định. Năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đối với nhóm khách hàng cá nhân là 5,6 tỷ đồng, của khối doanh nghiệp là 15,5 tỷ đồng, nợ xấu toàn chi nhánh là 21,1 tỷ đồng. Nguyên nhân là do năm 2015 là một năm đầy sóng gió đối với doanh nghiệp Việt Nam. Năng lực sản xuất của hàng loạt doanh nghiệp bị suy yếu nghiêm trọng, khả năng tiếp cận vốn bị suy giảm do lãi suất tín dụng trở nên đắt đỏ và nguồn vốn khan hiếm.
Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu vẫn không có dấu hiệu suy giảm. Đến năm 2017 nợ xấu của Chi nhánh tăng lên 13,8 tỷ đồng đối với nhóm khách hàng cá nhân và đối với khách hàng doanh nghiệp tỷ lệ này là 14,3 tỷ đồng, nợ xấu toàn chi nhánh là 28,1 tỷ đồng. Mặc dù, năm 2015, Chi nhánh đã có biện pháp, văn bản cụ thể để chỉ đạo giải quyết tình hình nợ xấu của Chi nhánh, đặt mục tiêu là đưa tỷ lệ nợ xấu về mức 3 % nhưng năm 2016 Chi nhánh đã không hoàn thành được kế hoạch. Trong đó, nợ nhóm 4,5 vẫn tiếp tục gia tăng cả về giá trị và tỷ trọng. Nợ trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, mặt khác, tỷ trọng nợ xấu trong lĩnh nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng thêm, do tình hình sản xuất kinh doanh này vẫn vô cùng khó khăn. Các khoản nợ xấu của khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng doanh nghiệp cũngtăng.
Nhận thức rõ ảnh hưởng của nợ xấu tới chất lượng hoạt động tín dụng và kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, nên ngay từ đầu năm 2017, Chi nhánh đã tăng cường các biện pháp xử lý nợ xấu. Ban Giám đốc chi nhánh đã đẩy mạnh xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro trích lập qua các năm, khoanh nợ, giãn nợ, thu hồi nợ bằng phát mãi tài sản bảo đảm. Ngoài ra, Chi nhánh tăng cường kiểm soát chặt chẽ
quy trình tín dụng, tránh để các khoản nợ xấu phát sinh thêm nữa. Tuy nhiên, nợ xấu tại Chi nhánh vẫn không giảm trong năm này.
Năm 2018, tỷ lệ nợ xấu giảm còn 24 tỷ đồng đối với các khách hàng cá nhân, và với khách hàng doanh nghiệp còn 13,8 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu toàn chi nhánh là 37,8 tỷ đồng.
Mặt khác, tỷ lệ nợ xấu của Agribank chi nhánh Huyện Vĩnh Hưngluôn cao hơn mức trung bình của toàn hệ thống Agribank. Với cùng một chính sách tín dụng, quy trình tín dụng áp dụng chung cho toàn hệ thống và cùng trong điều kiện kinh tế khó khăn nhưng nợ xấu của Agribank chi nhánh Huyện Vĩnh Hưng lại ở mức cao so với trung bình hệ thống cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng là chưa tốt. Như vậy là ngoài nguyên nhân khách quan trên còn do các nguyên nhân chủ quan thuộc về Agribank Chi nhánh Huyện Vĩnh Hưng:
+ Việc áp dụng chính sách kinh doanh chưa hiệu quả: Chính sách tín dụng cho vay dựa trên tài sản thế chấp, giá trị tài sản thế thấp là căn cứ để xét duyệt mức cho vay, việc coi trọng tính khả thi, hiệu quả của phương án thấp. Dẫn đến khi phương án không hiệu quả, thua lỗ, phát sinh nợ xấu, phải xử lý tài sản nhưng việc xử lý tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn do việc bán tài sản đảm bảo phải qua nhiều thủ tục.
+Năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế, một số dự án đầu tư không được thẩm định chính xác về năng lực vốn, nguồn lao động tại khu vực triển khai dự án, năng lực của chủ doanh nghiệp nên khi dự án hoàn thành không thể đi vào hoạt động, không thể trả nợ vay ngân hàng, không chủ động về nguyên vật liệu, chủ đầu tư hoàn toàn chưa có kinh nghiệm, hiểu biết về lĩnh vực sản xuất nông sản, cùng với ảnh hưởng của biến động thị trường thế giới năm 2015- 2017 dẫn đến ngay khi các dự án đưa vào hoạt động đã thua lỗ phải ngừng hoạtđộng.
+ Không thực hiện nghiêm túc quy định kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay dẫn đến một số khách hàng sử dụng không đúng mục đích xin vay, đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Tóm lại, từ những phân tích ở trên có thể cho chúng ta thấy nợ xấu của Agribank chi nhánh Huyện Vĩnh Hưng thời gian tới cần có các biện pháp khắc phục nhằm giảm thiểu rủi ro.